Thơ ca - Văn học - Nghệ thuật - Kiến thức - Hài hước - Ngôi sao - Người mẫu - Ảnh đẹp - Video Sáng tác - Sưu tầm
Thứ Hai, 27 tháng 4, 2020
Thơ 0393: Rỗng
RỖNG
Cô gái viết tặng người yêu bài thơ đường luật
Câu đối vẫn chan chát đối
Câu vần vẫn liên liền vần
Lời thơ ngọt ngào sao hồn thơ nhợt nhạt
Ngôn từ cạn kiệt
Từ tình yêu cạn kiệt?
Ngài tiến sĩ công bố công trình thế kỉ
Chữ Việt lung lay rơi rụng hết: "sắc", "ngã", "nặng", "hỏi", "huyền"
Đám đông phẫn nộ
Thét gào ném đá...
Giáo sư chiêu trò
Hay mật ngữ đỉnh cao?
Mẹ mất
Quan tài thơm gỗ trầm hương cẩn ngọc trai
Ngày tiễn Mẹ tiền bố thí rắc đầy khắp phố...
Nào ai biết
Xó bếp mỗi ngày
Bàn tay Mẹ run rẩy bát cơm hôi...
Có những kẻ ngang ngược chen giành hạnh phúc
Luồn lách
Van xin
Hạnh phúc của con sâu gặm nát lá sau vườn...
Hạnh phúc rỗng tuếch
Hay con người rỗng tuếch?
2020
Thanh Trắc Nguyễn Văn
Chủ Nhật, 26 tháng 4, 2020
Thơ 2 tác giả: Lương Mỹ Hạnh - Thanh Trắc Nguyễn Văn
LÀM THƠ CHUNG VỚI NHÀ THƠ LƯƠNG MỸ HẠNH
Hai câu thơ của Lương Mỹ Hạnh:
Tiếng đàn gảy khúc rong chơi
Một trăm năm nữa khóc cười chữ duyên.
Hai câu thơ của Thanh Trắc Nguyễn Văn:
Chữ duyên vang vọng lời nguyền
Trăm dông nghìn bão vẫn nguyên tiếng đàn.
Thứ Tư, 15 tháng 4, 2020
Trao đổi với bạn thơ Nguyễn Khôi về bài thơ Tháng Ba
TRAO ĐỔI VỚI BẠN THƠ NGUYỄN KHÔI VỀ BÀI THƠ THÁNG BA
Nguyễn Khôi: Bài thơ bình thường thôi...
Thơ hay là phải "ý" mới và "tứ" lạ kia... ở đây thì "ý" cũ, "tứ" chả có gì lạ cả?
Đến cái câu:
"Em về tìm tháng ba
"Hái màu hoa điệp cũ"
thì không thực tế với tháng ba, vì mùa bông điệp, hoa phượng là tháng 5 kia (nó gắn với Học trò và Thầy giáo)?
Chao ôi, thơ hay quả là khó...
Nghệ thuật làm nên bài thơ, nhưng trái tim mới là Thi sĩ là thế?
Thứ Tư, 8 tháng 4, 2020
Thứ Ba, 7 tháng 4, 2020
Nghị luận 200 chữ liên quan tới dịch Covid-19
NGHỊ LUẬN 200 CHỮ LIÊN QUAN TỚI DỊCH COVID-19
Đề bài: Viết đoạn văn 200 chữ nêu cảm nhận về giá trị của tinh thần dân tộc trong đại dịch Corona.
Thứ Hai, 6 tháng 4, 2020
Nghị luận về tinh thần tự học trong mùa dịch Covid-19
NGHỊ LUẬN VỀ TINH THẦN TỰ HỌC TRONG MÙA DỊCH COVID-19
Hiện nay, đại dịch Covid-19 diễn biến ngày một phức tạp, nó khiến nền kinh tế trì trệ, cuộc sống con người hoàn toàn xáo trộn và luôn ở trạng thái lo ngại... và cùng với đó chính là việc học sinh - sinh viên không thể tới trường.
Chủ Nhật, 5 tháng 4, 2020
Nghị luận về trách nhiệm của mỗi công dân trong đại dịch Covid-19 (2)
NGHỊ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA MỖI CÔNG DÂN TRONG ĐẠI DỊCH COVID-19 (2)
Đại dịch Covid-19 đã làm điêu đứng nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới. Trong khi đó, ở Việt Nam, chúng ta vẫn tự hào khi đã kiểm soát được khá tốt dịch bệnh. Để có được điều đó, bên cạnh sự chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, còn phải kể đến ý thức trách nhiệm của mỗi công dân. Đó là sự chấp hành nghiêm túc các quy định phòng chống dịch bệnh như đeo khẩu trang khi đi đến nơi công cộng, giữ khoảng cách tối thiểu là hai mét, thường xuyên rửa tay sát khuẩn…
Thứ Bảy, 4 tháng 4, 2020
Thứ Sáu, 3 tháng 4, 2020
Ca dao, vè về Trâu (6)
CA DAO, VÈ VỀ TRÂU (6)
Em là thân phận nữ nhi
Thầy mẹ thách cưới làm chi bẽ bàng
Tiền thời chín hũ lồng quang
Cau non trăm thúng họ hàng ăn chơi
Vòng vàng kéo đủ mười đôi
Nhẫn ba trăm chiếc, tiền thời mười quan
Còn bao của hỏi của han
Của mất tiền cưới của mang ta về
Cưới ta trăm ngỗng nghìn dê
Trăm ngan nghìn phượng ta về làm dâu
Cưới ta chín chục con trâu
Ba trăm con lợn đưa dâu về nhà
Chàng về nhắn nhủ mẹ cha
Mua tre tiện đốt làm nhà ở riêng
Chàng về nhắn nhủ láng giềng
Quét cổng quét ngõ, ra giêng ta về
Ta về ta chẳng về không
Voi thì đi trước ngựa hồng theo sau
Ba bà cầm quạt theo hầu
Mười tám người hầu đi đủ thì thôi
Thứ Năm, 2 tháng 4, 2020
Ca dao, vè về Trâu (5)
CA DAO, VÈ VỀ TRÂU (5)
Ví dầu, ví dẩu, ví dâu,
Ví qua, ví lợi, ví trâu vô chuồng
Tằm sao tằm chẳng ăn dâu
Tằm đòi ăn ruộng, ăn trâu, ăn nhà
Con tằm nó ăn lá dâu
Có khi ăn mất cả trâu lẫn bò
Cưới nàng anh toan dẫn voi
Anh sợ quốc cấm nên voi không bàn
Dẫn trâu sợ họ máu hàn
Dẫn bò sợ họ nhà nàng co gân
Miễn là có thú bốn chân
Dẫn con chuột béo, mời dân, mời làng
Chàng dẫn thế em lấy làm sang
Nỡ nào em lại phá ngang như là…
Người ta thách lợn thách gà
Nhà em thách cưới một nhà khoai lang
Củ to thì để mời làng
Còn như củ nhỏ, họ hàng ăn chơi
Bao nhiêu củ mẻ, chàng ơi!
Để cho con trẻ ăn chơi giữ nhà
Bao nhiêu củ rím, củ hà
Để cho con lợn, con gà nó ăn…