Chủ Nhật, 5 tháng 5, 2013

Chùm ảnh tại nhà riêng của nhà văn Trần Thanh Giao

Nhà văn Trần Thanh Giao
Nhà văn Trần Thanh Giao đàn cho các khách mời nghe


Nhà văn Trần Thanh Giao
Nhà văn Trần Thanh Giao kể chuyện vui đời mình


GIỚI THIỆU NHÀ VĂN TRẦN THANH GIAO

Nhà văn Trần Thanh Giao còn có các bút danh khác như Song Thanh, Song Văn...

Ông sinh ngày 19 tháng 5 năm 1932, quê quán ở Thới Long, Ô Môn, Cần Thơ. Hiện ở 14/7 Phổ Quang (số mới: 7 Phạm Cự Lượng), phường 2, Tân Bình, TP.HCM. Điện thoại nhà riêng: (08) 38424553.

Nhà văn Trần Thanh Giao tham gia kháng chiến chống Pháp từ 1946, làm liên lạc cho báo Kèn gọi lính của Ủy ban Kháng chiến hành chính Nam bộ; sau phong trào Trần Văn Ơn, vào chiến khu làm cán bộ nghiệp vụ báo Độc lập Nam bộ; 1954 tập kết ra Bắc làm công nhân Nhà in báo Nhân dân; từ 1961 làm phóng viên báo Nhân dân; từ 1969 làm trong Lực lượng sáng tác Văn  học công nhân của Tổng Công đoàn VN và làm biên tập viên Nhà xuất bản Lao động; từ 1971 làm phóng viên báo Thống nhất; sau 30-4-1975 về Sài Gòn làm phóng viên báo Giải phóng, sau đó là báo Đại đoàn kết; từ 1981 làm ở Hội Nhà văn TP.HCM: Ủy viên Ban Chấp hành các khóa 1, 2, 3, 4, 5; Thư ký thường trực (khóa 1), Phó tổng biên tập tạp chí Văn, Trưởng trại Sáng tác và bồi dưỡng lực lượng viết văn trẻ.

Ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1977, Phó ban Kiểm tra Hội Nhà văn Việt Nam (khóa 6,7), Thường trực cơ quan đại diện phía Nam Hội Nhà văn Việt Nam (khóa 6,7).

Tác phẩm đã xuất bản:

 
- Dòng sữa (truyện ngắn, 1962);
- Đi tìm ngọc (truyện 1964, 1972, 1987, 2002);
- Cầu sáng tiểu thuyết 1976, 1985);
- Đất mới vỡ (tiểu thuyết 1978, 1981);
- Giữa hai làn nước (truyện 1979);
- Sao Mai gần gũi (truyện và ký 1983);
- Một vùng sông nước (truyện 1985);
- Thị trấn giữa rừng Sác (bút ký 1985);
- Bầu trời thềm lục địa (bút ký 1986);
- Câu chuyện một chiều thứ bảy (truyện ngắn 1987);
- Một thời dang dở (tiểu thuyết 1988, 1992);
- Thời áo trắng (tiểu thuyết 1995, 2002);
- Tuyển tập truyện ngắn (2002);
- Ai vượt Cửu Long Giang (bút ký 2003);
- Ai tri âm đó… (phê bình, tiểu luận…, 2003),
- Văn học TP.HCM 1975 – 2005 (nghiên cứu, khảo luận…, 2008),
- Chuông chùa (truyện ngắn 2011)...

Giải thưởng văn học:

 
- Giải thưởng truyện ngắn báo Thống nhất (1959) với Câu chuyện một chiều thứ bảy;
- Giải thưởng truyện ngắn báo Văn Nghệ (1960) với Dòng sữa;
- Giải thưởng bút ký báo Sài Gòn giải phóng (1985) với Đường xe xuyên rừng Sác;
- Giải thưởng bút ký Đài Tiếng nói Việt Nam (1986) với Bầu trời thềm lục địa;
- Giải thưởng bút ký Bộ Giao thông Vận tải (2000) với Ai vượt Cửu Long Giang trên cầu Mỹ Thuận…


Nhà thơ Ngô Thị Hạnh
Nhà thơ Ngô Thị Hạnh ký tên vào bài thơ của nhà thơ
Dung Thị Vân




Nhà văn Trần Thanh Giao và nhà thơ Dung Thị Vân
Nhà văn Trần Thanh Giao và nhà thơ Dung Thị Vân


Nhà văn Trần Thanh Giao và bạn thơ
Từ trái qua phải: Nhà thơ Phan Ngọc Thường Đoan, nhà thơ Vũ
 Ngọc Quyến, vợ nhà văn Trần Thanh Giao, cháu nhà văn Trần
Thanh Giao, nhà thơ Ngô Thị Hạnh, Thanh Trắc Nguyễn Văn,
 họa sỹ Nguyễn Chinh, vợ họa sỹ Nguyễn Chinh, nhà thơ Dung
Thị Vân



Nhà văn Trần Thanh Giao và bạn thơ
Từ trái qua phải: nhà thơ Phan Ngọc Thường Đoan (cũng là nhà báo,
 biên tập viên báo Văn Nghệ Tp.HCM) - nhà thơ Dung Thị Vân - nhà thơ
Vũ Ngọc Quyến - Thanh Trắc Nguyễn Văn - nhà văn Trần Thanh Giao
(chủ nhà) - vợ nhà văn Trần Thanh Giao - nhà thơ trẻ Ngô Thị Hạnh -
(cũng là nhà báo, biên tập viên báo Thanh Niên) - vợ họa sĩ Nguyễn
Chinh - họa sĩ Nguyễn Chinh (ảnh chụp tại nhà của nhà văn Trần
 Thanh Giao, tháng 1 năm 2013)




2 nhận xét: