Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2011

Trao đổi: Luật bằng trắc trong thơ lục bát

Thiếu nữ áo dài trắng

LUẬT BẰNG TRẮC TRONG THƠ LỤC BÁT

Người làm thơ Đường Luật phải biết và chấp nhận bó mình trong niêm luật vần đối của nó. Thơ lục bát chỉ có luật, vần nên thi sĩ không bị niêm, đối “kềm kẹp”. Trong bài viết ngắn này tôi chỉ bàn về luật.

Đọc xong chắc có người thắc mắc “Sao tui đọc sách và những bài viết trên mạng thấy luật bằng trắc trong thơ lục bát cũng rườm rà, rắc rối lắm mà sao ông viết lại đơn giản quá vậy? Có ‘ăn bớt’ không đó?”


Thiếu nữ áo đầm xanh đội nón


Thiếu nữ áo dài xanh

Câu trả lời của tôi:

Sau một thời gian dài làm thơ lục bát nhiều thi sĩ đã “vượt rào”, phớt lờ luật tắc. Độc giả mới đầu còn thấy lạ lạ, kỳ kỳ. Đọc riết rồi thấy cũng “ổn” nên bảo nhau “Không có gì mà ầm ĩ”. Dần dà một vài luật tắc rườm rà đó “tuân theo cũng được mà phớt lờ cũng không sao”. Đó là quy luật tiến hóa của thi ca.


Thiếu nữ áo dài trắng

Vì thế ở đây tôi chỉ nói đến những điểm cốt yếu – không tuân theo thì bài thơ sẽ không còn là lục bát nữa.

1/ Chữ thứ 6 câu lục, chữ thứ 6 và chữ thứ 8 câu bát phải là thanh bằng.

2/ Chữ thứ 4 câu bát phải là thanh trắc.
Mười chữ còn lại thì tự do - bằng cũng được mà trắc cũng OK


Thiếu nữ áo dài trắng nón lá

3/ Nếu chữ thứ 6 của câu 8 thanh huyền (dấu huyền) (thí dụ 1) thì chữ thứ 8 phải thanh ngang (không dấu) và ngược lại (thí dụ 2).

Thí dụ 1:
Ba đi Hà Giang mua chè
Kêu con lên giúp đem về Hà Nam

Trong thí dụ này tôi “chơi nổi”, chọn 10 chữ còn lại toàn là thanh bằng. Nếu bạn không thích thì tự do thay đổi.


Thiếu nữ áo đầm xanh, bãi biển
Thí dụ 2:
Bác Cả bán sáu mẫu vườn
Để lại một mẫu chú Hương cất nhà.

Ở đây tôi chọn 10 chữ còn lại là thanh trắc. Dĩ nhiên, bạn cũng có toàn quyền thay đổi.

Luật bằng trắc của lục bát chỉ có thế. Bạn chỉ cần để ý 4 chữ (in đậm) thì thơ lục bát của bạn luật sẽ vững như bàn thạch.

Phạm Đức Nhì


Thiếu nữ áo đầm, bãi biển

CHÚ THÍCH:

1/ Trong trang Lục Bát Việt Nam có bài thơ Nước Mắt Ngày Gặp Lại của Thanh Tu có 2 câu:

Hôm nay mình gặp lại nhau
Ôm chặt bạn mà nỗi đau nhói lòng.

Với luật thơ lục bát hiện hành thì nó phạm luật (chữ “mà” phải chuyển thành chữ khác có thanh trắc mới đúng). Với con mắt người bình thơ như tôi thì bài thơ thất bại một cách oan uổng; ý tứ có hay tôi cũng ngoảnh mặt làm ngơ. Nhưng biết đâu mấy chục năm nữa cách nhìn nhận luật thơ phóng khoáng hơn, bài Nước Mắt Ngày Gặp Lại (hay những bài phạm lỗi tương tự) sẽ được bình phẩm một cách cởi mở hơn.


Cô lái đò Huyền Trang

--------------------------------------------------
Ghi chú: ảnh minh họa sưu tầm từ internet

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét