Chủ Nhật, 30 tháng 5, 2010

Nghệ thuật điêu khắc đá Đà Nẵng đẹp sáng tạo



Nằm dưới chân núi Ngũ Hành Sơn thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng, Làng nghề điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước được coi là làng nghề lâu đời nhất và nổi tiếng nhất Đà Nẵng. Trải qua gần bốn thế kỷ tồn tại, các sản phẩm đá mỹ nghệ Non Nước mang đậm tính nghệ thuật đã khẳng định được chỗ đứng trên thị trường, vượt ra khỏi biên giới quốc gia, vươn ra tầm thế giới, trở thành niềm tự hào và đem lại nguồn thu đáng kể cho làng nghề Non Nước.

Thiếu nữ áo bà ba nâu


Thiếu nữ áo bà ba nâu

Theo phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn thì làng đá ngũ hành sơn đà nẵng trước đây có tên là: Quán Khái Đông Giáp và Quán Khái Tây Giáp, được hình thành từ giữa thế kỷ 17 đến đầu thế kỷ 18.. Dựa theo văn bia của Tiền hiền họ Huỳnh có ghi: "Thạch tượng Quán Khái Đông Huỳnh Bá Công thỉ khai" và " Bổn xã Huỳnh Bá Tộc lập" cùng với sự kể lại của các cụ già ở đây thì nghề đá ở chân núi Ngũ Hành có thể ra đời cùng với thời điểm lập làng. Ông tổ nghề là một người quê gốc Thanh Hóa, tên là Huỳnh Bá Quát, người đã có công đem nghề đá từ xứ Thanh vào Đà Nẵng. Tại làng hiện nay vẫn còn nhà thờ "Thạch Nghệ Tổ sư"; ngày mùng 6 tháng Giêng Âm lịch hàng năm là ngày giổ Tổ của làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước.

Ban đầu, ở vùng này, số người biết nghề làm đá không nhiều; sản phẩm làm ra chủ yếu để phục vụ cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người dân địa phương, như các loại cối giã gạo, cối xay ngũ cốc hoặc các bia mộ được khắc bằng đá. Đến khoảng đầu thế kỷ XIX, khi triều Nguyễn cho xây dựng nhiều cung điện, lăng tẩm, nghề đá ở đây có điều kiện phát triển, uy tín của làng nghề cũng nâng cao, một số thợ giỏi được triều đình phong hàm Cửu phẩm, nhiều thợ của làng được mời đi làm nghề ở khắp nơi.

Trước kia, đá nguyên liệu thường được khai thác tại chỗ – núi đá Ngũ Hành Sơn, chủ yếu là đá cẩm thạch, có nhiều màu sắc, hoa văn đẹp như màu đỏ, đen, trắng, kết cấu mịn, mềm, dễ đục. Tuy nhiên, do nguồn nguyên liệu tại chỗ ngày càng cạn kiệt, từ năm 1990, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng ra quyết định không cho phép khai thác đá ở Ngũ Hành Sơn nữa, thợ làng nghề phải nhập đá từ các nơi khác về.

Khi có nguyên liệu, thợ điêu khắc đá sẽ tạo hình sản phẩm ở dạng thô. Đó là công đoạn ra phôi. Quá trình ra phôi được thực hiện bài bản gồm nhiều công đoạn như: tìm mặt phẳng để tạo chân đế, xác định điểm chuẩn tạo hình, vẽ phác thảo trên giấy, sau đó vẽ lên mặt đá hoặc in trực tiếp lên tảng đá. Với những sản phẩm khó, có giá trị nghệ thuật cao, người thợ phải vẽ phác thảo và làm phôi bằng đất sét trước, khi đạt yêu cầu họ mới làm chính thức. Theo bản vẽ phác thảo, người thợ tiến hành đục phôi, tạo hình sản phẩm.

Khi phôi hoàn thành, người thợ sẽ làm các chi tiết để hoàn thiện sản phẩm, như: chạm hình nét, trang trí hoa văn, mài, đánh bóng sản phẩm. Với người thợ, ở công đoạn này, việc quan trọng nhất là chạm hình nét và trang trí. Công đoạn thực hiện chi tiết thể hiện kỹ thuật chạm khắc đá và đôi tay vàng của người thợ. Ngoài quy trình chung cho tất cả các sản phẩm, thì mỗi loại sản phẩm lại có yêu cầu kỹ thuật cụ thể.

Để sản phẩm có màu sắc đẹp, đôi khi người thợ phải nhuộm đá bằng phẩm màu kết hợp với bã chè xanh, xi đánh giầy màu nâu, màu chàm... Bí quyết để có màu đẹp phụ thuộc vào việc pha màu, tạo nhiệt độ và dùng độ đậm nhạt của màu. Sản phẩm hoàn thiện cần trải qua nhiều công đoạn, nhờ bàn tay tài năng, kinh nghiệm của người thợ.


Thiếu nữ áo bà ba nâu


Chùm ảnh thiếu nữ áo bà ba xinh

Thiếu nữ áo bà ba nâu
Thiếu nữ áo bà ba nâu

Thiếu nữ áo bà ba nâu

Thiếu nữ áo bà ba nâu

Thiếu nữ áo bà ba nâu

Thiếu nữ áo bà ba nâu

Thiếu nữ áo bà ba nâu


Nam Em


Nam Em


Thiếu nữ áo bà ba đỏ khăn rằn



--------------------------------------------------
Ghi chú: ảnh minh họa sưu tầm từ internet

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét