Thứ Ba, 4 tháng 1, 2011

Khu lưu niệm Nữ tướng Nguyễn Thị Định



Bà Nguyễn Thị Định sinh ngày 15/3/1920 tại xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Bà là út của 10 anh em trong gia đình nông dân giàu lòng yêu nước. Năm 1936, vừa tròn 16 tuổi, bà bắt đầu tham gia cách mạng. Hai năm sau (1938) bà được đứng vào hàng ngũ Đảng Cộng Sản Đông Dương. Cũng trong thời gian này, bà xây dựng gia đình với ông Nguyễn Văn Bích - Tỉnh ủy viên tỉnh Bến Tre, được không bao lâu thì chồng bị Pháp bắt đày đi Côn Đảo và hy sinh tại đó. Nhận được tin chồng hy sinh, lòng căm thù của bà lại nhân gấp bội. Bất chấp con còn nhỏ, gởi lại mẹ chăm sóc, bà thoát ly tham gia họat động cách mạng tại tỉnh nhà.

DS Nhan Photography



DS Nhan Photography


Năm 1940, bà lại bị Pháp bắt và biệt giam tại nhà tù Bà Rá, tỉnh Sông Bé (nay thuộc tỉnh Bình Phước).

Năm 1943, ra tù trở về Bến Tre, bà liên lạc với tổ chức Đảng, chính quyền cách mạng của tỉnh và tham gia giành chính quyền vào tháng 8/1945. Tuy còn ít tuổi nhưng nhờ có ý chí kiên cường, lòng yêu nước mãnh liệt, lại nhiều mưu trí nên bà được Tỉnh ủy chọn làm thuyền trưởng chuyến đầu tiên vượt biển ra Bắc báo cáo với Đảng và Bác Hồ về tình hình chiến trường Nam bộ và xin vũ khí chi viện, mở ra “đường Hồ Chí Minh trên biển”.

Trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ-Diệm ác liệt, với luật 10/59 của Ngô Đình Diệm, địch cứ truy tìm quyết liệt, địch còn treo giải thưởng cho ai bắt được bà. Nhưng chúng đã không làm gì được bà vì bà luôn thay hình đổi dạng, có lúc giả làm thầy tu, thương buôn, lúc làm nông dân… và luôn được sự đùm bọc của những gia đình cơ sở cách mạng, của những người mẹ, người chị để qua mắt kẻ địch.

Sự thắng lợi của phong trào Đồng Khởi Bến Tre (17/01/1960) đã trở thành biểu tượng kháng chiến kiên cường, bất khuất, tiêu biểu cho phong trào cách mạng miền Nam, chuyển từ thế phòng ngự, bảo toàn lực lượng, sang thế tấn công, dẫn đến thắng lợi hoàn toàn. Đồng Khởi Bến Tre còn thể hiện rõ phương châm đánh địch bằng ba mũi giáp công, đặc biệt là phong trào đấu tranh chính trị, binh vận của đội quân tóc dài.

Lúc 22 giờ 50 phút ngày 26 tháng 8 (tức 28/7 âm lịch) năm 1992, bà đã ra đi và yên nghỉ tại Nghĩa trang Thành phố HCM.

Khu lưu niệm được xây dựng tại quê hương bà - ấp Phong Điền, xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Công trình này được UBND tỉnh Bến Tre giao cho Sở Văn hóa - Thông tin Bến Tre (Nay là Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch) làm chủ đầu tư bằng Quyết định số 3186/QĐ-UB ngày 23/12/1999 trên phần đất có diện tích là 15.000 m2.

Ngày 26 tháng 12 năm 2000, lễ khởi công được long trọng tổ chức với sự tham dự của các cơ quan, ban, ngành của Trung ương và địa phương. Trải qua 3 năm xây dựng, ngày 20 tháng 12 năm 2003, nhân dịp kỷ niệm 43 năm thành lập Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (20/12/1960 - 20/12/2003), Khu lưu niệm Nguyễn Thị Định đã được khánh thành và đưa vào sử dụng trong sự hân hoan của nhân dân trong và ngoài tỉnh. Với tổng vốn đầu tư là hơn 3,5 tỉ đồng trong đó có nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước và huy động các nguồn đóng góp từ các đơn vị, tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh.

Kiến trúc xây dựng theo tín ngưỡng dân gian: mái cong, ngói vải cá, với khung sườn chính là bê tông cốt thép, mái cũng được xây dựng kiên cố bằng bê tông cốt thép, cột tròn và có hoa văn trang trí ở diềm mái, đầu hồi, đầu cột.

Đến đầu năm 2006, nhà triển lãm về cuộc đời hoạt động cách mạng của bà Nguyễn Thị Định được khởi công xây dựng trong khuôn viên của Khu lưu niệm. Cùng lúc, Bộ Quốc phòng cũng tiến hành đúc tặng Khu lưu niệm tượng bán thân bằng đồng của nữ tướng Nguyễn Thị Định. Tượng nặng 1.025 kg, cao 1m75, đặt trên bệ bằng đá hoa cương cao 1,5m; tác giả là trung tá Nguyễn Phước Tùng - Bảo Tàng Lịch Sử Quân Đội Việt Nam.

Ngày 8 tháng 4 năm 2007, nhà triển lãm cùng với tượng đồng vị nữ tướng đã được khánh thành và đưa vào sử dụng. Tượng đồng được đặt trong đền thờ, nhà triển lãm (diện tích 274,24 m2, vốn đầu tư trên 1 tỉ đồng) được xây dựng ở gần cổng Khu lưu niệm dùng để tiếp khách và triển lãm những hình ảnh, hiện vật liên quan đến cuộc đời của Bà.

Khu lưu niệm Nguyễn Thị Định là một công trình văn hóa đầu thế kỷ 21, điểm thêm một chấm son trong công tác giáo dục truyền thống lịch sử tỉnh Bến Tre. Hàng năm vào ngày 28/7 (âm lịch) lễ kỷ niệm ngày mất của Bà được tổ chức trang trọng tại đây.


DS Nhan Photography


Chùm ảnh DS Nhan Photography

DS Nhan Photography

DS Nhan Photography


DS Nhan Photography

DS Nhan Photography

DS Nhan Photography

DS Nhan Photography

DS Nhan Photography

DS Nhan Photography

DS Nhan Photography

DS Nhan Photography


Thiếu nữ áo đầm trắng

Thiếu nữ áo đầm trắng

Thiếu nữ áo đầm trắng

Thiếu nữ áo đầm trắng

--------------------------------------------------
Ghi chú: ảnh DS Nhan Photography (từ ảnh 1 đến 13) và ảnh  minh họa sưu tầm từ internet

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét