Thứ Tư, 13 tháng 1, 2010

Cá Tứ Vân nuôi khỏe và đẹp



CÁ TỨ VÂN NUÔI  KHỎE VÀ ĐẸP - TIGER BARB

Cá tứ vân thuộc Bộ Cypriniformes, nhiều nơi gọi là cá secan, là cá dễ nuôi và hiền có thể nuôi chung với các cá cảnh khác như phượng hoàng, dĩa, cánh buồm, thần tiên, hắc kim, hồng gấm, cá vàng, bảy màu. Cá tứ vân là loài cá dễ nuôi, nếu nuôi trong môi trường thủy sinh có thể sinh sản 1 cách dễ dàng. Và tuổi thọ cá khá cao so với các loài cá khác.


Thiếu nữ ngồi áo dài trắng, hoa phượng



Thiếu nữ ngồi áo đầm hồng đàn piano


- Hình dáng: Thân hình cá ovan
- Kích thước: khoảng 4cm - 10 cm
- Màu sắc: màu nền của thân từ màu bạc đến vàng nâu, xanh, điểm đặc trưng nhất của loài là có 4 sọc đứng (tứ vân), phổ biến là sọc màu đen, gốc vi và mũi màu đỏ.
- Điều kiện sống: Độ pH trong hồ nên ổn định từ 6.0-7.5
- Thức ăn: Là loài ăn tạp, tứ vân ăn được rất nhiều loại thức ăn dành cho cá cảnh. Lợi dụng đặc tính này, khi sản xuất hay chơi cá tứ vân nên đa dạng loại thức ăn để cung cấp nguồn dinh dưỡng đầy đủ, cân đối, cá sẽ khỏe và có màu sắc, hoa văn đặc trưng, sặc sỡ hơn.
- Cộng đồng: Cá sống thành đàn, hiếu động

- Sinh sản
• Tuổi trưởng thành: 6 – 7 tuần tuổi. Khi đó, chiều dài tổng cộng của cơ thể: 2 – 3 cm.
• Đẻ trứng: cá tứ vân đẻ trứng dính, mỗi lần đẻ được 200 – 700 trứng / cá cái, thường đẻ vào sáng sớm (nhiệt độ nước hạ), cá thích đẻ trứng vào các bụi cây thủy sinh.
• Mật độ cho cá đẻ: tối thiểu 80 lít nước cho mỗi cặp bố mẹ

• Cho cá đẻ:
- Có thể kích thích sinh sản sau khi đã chọn được cá bố mẹ trưởng thành bằng cách hạ nhiệt độ nước xuống ở mức 25 độ C.
- Cá bố mẹ nên nuôi cách ly trong vòng khoảng 2 ngày, khi thấy cá cái bắt đầu đẻ trứng mới cho cá đực vào.
- Cá bố mẹ có tập tính ăn trứng, vì thế cần tách bố mẹ ngay sau khi cá đẻ xong. Cá đẻ xong sẽ không còn rượt đuổi hay vờn nhau.
- Cá bố mẹ có thể tham gia sinh sản lần kế tiếp sau 2 tuần.

• Ấp trứng:
- Nâng dần nhiệt độ nước lên 26 – 28 độ C
- Trứng sẽ nở trong vòng 48 giờ
- Cần loại bỏ trứng hư là trứng có màu trắng đục

• Nuôi cá bột:
- Cá mới nở có cơ thể trong suốt, chỉ thấy 2 mắt là 2 chấm đen.
- Không cho cá con ăn cho đến khi chúng bơi lội tự do, thường khoảng 3 - 5 ngày sau khi nở
- Khi cá bắt đầu bơi lội tự do, chúng sẽ tìm kiếm thức ăn, cần phải cho ăn ngay. Lúc này cá cũng ăn được nhiều loại thức ăn vừa với cỡ miệng của chúng: bột đậu nành, artemia (giai đoạn nhỏ). Chúng thích ăn các loại thức ăn động vật bơi lội trong nước hơn. Sau đó có thể cho ăn các loại động vật thủy sinh lớn hơn, cỡ con mồi lớn dần theo cỡ miệng của cá.
- Khi cá được 1,5 - 2 cm chiều dài (3 – 4 tuần tuổi trở đi) có thể ăn như cá trưởng thành, tức ăn được nhiều loại thức ăn.
- Số lần cho ăn: khi bắt đầu: 1 lần trong ngày, sau đó tăng dần 2 – 4 lần/ngày

- Giới tính: Cá Tứ vân cá cái thường to hơn cá đực cùng lứa tuổi. Cá cái có bụng tròn hơn, vây lưng màu đen, vây bụng màu đỏ nhạt bình thường trong khi cá đực có mũi màu đỏ sáng, sặc sở hơn bình thường, vây lưng có một đường đỏ sáng.

- Bể: Nuôi ở hồ thủy sinh Cá Tứ vân rất khỏe
- Quan hệ: Cá Tứ vân là dòng cá sống bầy đàn rất hiếu động hay ăn hiếp những loài cá nhỏ hơn chúng.

Cá Tứ vân rất khỏe trong hồ thủy sinh, khi cá đã khỏe thì sống rất dai
Cá Tứ vân đa số bơi tần giữa và đáy
Cá Tứ vân dễ bị bệnh nấm trắng do đó phải vệ sinh hồ thủy sinh thường xuyên.
Cá Tứ vân thích ăn cá con do đó muốn nuôi chúng nên nuôi hồ thủy sinh có cây rậm rạp.


Nữ sinh áo trắng váy đen

Thiếu nữ áo xanh


Chùm ảnh thiếu nữ xinh

Thiếu nữ áo hở vai phải

Thiếu nữ ngồi uống rượu

Thiếu nữ ngồi áo dài đỏ

Tử Lộ

Tử Lộ

Tử Lộ

Tử Lộ

Tử Lộ

Tử Lộ

Nghê Ni

Nghê Ni

Nghê Ni

Nghê Ni


--------------------------------------------------
Ghi chú: Ảnh Tử Lộ (ảnh từ 8 đến 13), ảnh Nghê Ni (ảnh từ 14 đến 16) và ảnh minh họa sưu tầm từ internet

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét