Thơ ca - Văn học - Nghệ thuật - Kiến thức - Hài hước - Ngôi sao - Người mẫu - Ảnh đẹp - Video Sáng tác - Sưu tầm
Thứ Năm, 10 tháng 2, 2011
Lễ trưởng thành học sinh lớp 12
LỄ TRƯỞNG THÀNH MỘT VĂN HÓA CẦN THIẾT CHO CÁC EM HỌC SINH LỚP 12
Có một thực tế, nhiều vị cha mẹ học sinh phàn nàn: Con cái họ cạn nghĩ, cứ tưởng rằng đương nhiên các em được hưởng sự chăm sóc toàn diện của cha mẹ và ít khi thấu hiểu, để nuôi dưỡng các em nên người, các bậc sinh thành ra các em phải chịu đựng biết bao nỗi vất vả, thậm chí cực khổ.
Một thực tế không vui khác: không ít thầy cô giáo- đặc biệt thuộc hệ thống ngoài công lập - cảm thấy bị "dội nước lạnh" trước thái độ thờ ơ, vô cảm của nhiều học sinh (tất nhiên của cả cha mẹ các em nữa!). Quan niệm của các em và gia đình: đây là quan hệ mua bán sòng phẳng: Họ đóng tiền, nhà trường lo tổ chức lớp, thầy cô có trách nhiệm lên lớp để có thù lao dạy giờ. Quy trình "lĩnh hoá- giao ngân" rất dứt khoát và lạnh lùng. Phụ huynh có quyền đòi hỏi, hạch sách, còn học sinh cứ việc đến lớp, và tên thầy cô cũng không cần nhớ (cách gọi quen thuộc của số em này: cô giáo Văn, thầy giáo Toán v.v..)
Thực tế tiêu cực phí truyền thống này là một trong những hậu quả đáng báo động của việc coi nhẹ công tác giáo dục tình cảm đạo đức cho các em ngay từ khi mới cắp sách đến trường. Nói rộng ra, trong phạm vi toàn xã hội, chúng ta đã lỏng tay, để "văn minh vật chất" lấn lướt "văn minh tinh thần", dù dân tộc mình từ hàng ngàn năm trước đã đinh ninh tinh thần "tôn sư trọng đạo", trân trọng "công cha nghĩa mẹ", nhắc nhở con người phải "ân nghĩa thuỷ chung", "uống nước nhớ nguồn"...
Rõ ràng phải thống nhất một quan niệm: để hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trước hết hãy chăm lo bồi đắp cho các em những phẩm chất tưởng như xưa cũ nhưng lại không thể thiếu, dù xã hội "văn minh, hiện đại" đến đâu, dù GDP theo kịp, hoặc vượt các nước giàu có bậc nhất thế giới đi chăng nữa. Nội dung này phải được quán triệt trong mọi cấp học- đặc biệt là tiểu học và trung học; trong mọi hoạt động nội khoá và ngoại khoá.
Lễ Trưởng thành và Tri ân chỉ là một khâu nhỏ trong cả một quy trình dài lâu ấy. Đối tượng được thụ hưởng và là chủ thể của hoạt động này là học sinh khối 12.
Gọi là "trưởng thành" vì các em nhìn chung bước vào tuổi 18- tuổi thành niên. Kết thúc cấp THPT, tuỳ hoàn cảnh cụ thể, các em sẽ thi đại học, cao đẳng, đi du học hoặc chuyển sang học nghề. Một số khá lớn các em cũng có thể vào đời với những công việc khác nhau.
Nhấn mạnh từ "tri ân" cốt nhằm mục đích ở tuổi người lớn ấy, các em được tạo điều kiện để:
-Tri ân công sức nuôi nấng chăm sóc của cha mẹ, ông bà đằng đẵng trong nhiều năm.
-Tri ân thầy cô đã hết lòng giảng dạy, giáo dục các em về tri thức khoa học, tư tưởng đạo đức tình cảm.
- Khắc sâu tình bạn trong sáng của những năm cùng chung sống dưới mái trường THPT.
(Tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu)
Chùm ảnh thiếu nữ áo dài xinh.
--------------------------------------------------
Ghi chú: Photo by Văn Tân (từ ảnh 13 đến 17) và ảnh minh họa sưu tầm từ internet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét