Thơ ca - Văn học - Nghệ thuật - Kiến thức - Hài hước - Ngôi sao - Người mẫu - Ảnh đẹp - Video Sáng tác - Sưu tầm
Chủ Nhật, 27 tháng 9, 2020
Thơ Lục Bát tháng 9.2020 P5 (nguồn Lục Bát Việt Nam)
44. ĐI GIỮA CHIỀU QUÊ
Ta đi trên thảm cỏ xanh
Thênh thang đồng rộng mát lành chiều quê
Đã lâu, nay lại trở về
Ôi thương mến quá, miền quê của mình!
Ta đi trong sự yên bình
Sau bao vất vưởng mưu sinh một thời
Quê ta, nay khác xưa rồi
Đâu cũng hối hả, bồi hồi đổi thay
Ta đi, vui lắm chiều nay
Mắt em lúng liếng đong đầy mộng mơ
Nền trời nghe cũng xanh lơ
Dòng quê man mát đôi bờ xa xanh
Chiều quê như một bức tranh
Niềm vui bỗng chốc hóa thành lời thơ.
Phạm Ngọc Lại
Thứ Bảy, 26 tháng 9, 2020
Thơ Lục Bát tháng 9.2020 P4 (nguồn Lục Bát Việt Nam)
33. VỀ QUÊ GIỮA VỤ CÀY BỪA
Về quê giữa vụ cày bừa
Ngỡ thời trai trẻ mình vừa đi qua
Từ ruộng gần tới đồng xa
Làng trên xóm dưới vẫn là thân quen
Láng giềng tối lửa tắt đèn
Đội chèo tập cả thổi kèn đám thuê
Lúa xanh cò trắng bay về
Đợi chờ mùa gặt bộn bề rạ rơm
Nhà ai gạo mới thổi cơm
Cá kho tương cũ mà thơm khắp làng...
Đặng Vương Hưng
Thứ Năm, 24 tháng 9, 2020
Thơ Lục Bát tháng 9.2020 P3 (nguồn Lục Bát Việt Nam)
22. ĐỢI...
Biết là xa cách từ lâu
Liệu còn ai đợi bắc cầu tơ duyên?
Tình xưa như bến đợi thuyền
Để cùng mắt biếc tóc huyền trong nhau
Đợi bao giờ đến ngày sau
Tàn hương sắc có bạc màu thời gian?
Đợi khi đắng chát cơ hàn
Lửa lòng dẫu tắt hợp tan vẫn cùng
Đợi người một lối đi chung
Bao nhiêu giông tố mịt mùng sẽ qua
Bình minh không đợi chén trà
Vui buồn có đợi người xa trở về?
Heo may thu đợi ngõ quê
Còn ai đợi một lời thề chưa quên...?
Đặng Vương Hưng
Thứ Bảy, 19 tháng 9, 2020
Thứ Năm, 17 tháng 9, 2020
Nghị luận xã hội về Lòng bao dung (6)
NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ LÒNG BAO DUNG (6)
Con người ai ai mà chẳng khi mắc phải lỗi lầm, quan trọng là ta biết sửa chữa và khắc phục lỗi lầm. Và quan trọng hơn cả là, đứng trước những lỗi lầm của người khác, ta có mở rộng tấm lòng của mình mà bao dung, tha thứ cho họ hay không? Lòng bao dung có giá trị như thế nào trong xã hội của chúng ta?
Thứ Tư, 16 tháng 9, 2020
Nghị luận xã hội về Lòng bao dung (5)
NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ LÒNG BAO DUNG (5)
Trong cuộc sống thứ tha là bài học mà mỗi người chúng ta cần phải học hỏi và không ngừng rèn luyện. Ai cũng có lúc mắc sai lầm, quan trọng là bản thân biết hối lỗi, sửa sai. Những lúc như vậy, lòng bao dung, rộng lượng đối với những sai lầm đó là điều đáng làm.
Thứ Ba, 15 tháng 9, 2020
Nghị luận về hiện tượng nghiện game của học sinh (5)
NGHỊ LUẬN VỀ HIỆN TƯỢNG NGHIỆN GAME CỦA HỌC SINH (5)
Xã hội ngày càng phát triển, kéo theo đó là sự bùng nổ của công nghệ thông tin. Hiện tượng này vừa tạo thuận lợi vừa đặt ra những thách thức cần phải giải quyết. Một trong những vấn đề đó chính là nạn game online trong trường học. Điều này đang gây ra nhiều nhức nhối đối với phụ huynh, học sinh và giáo viên.
Thứ Hai, 14 tháng 9, 2020
Nghị luận về hiện tượng nghiện game của học sinh (4)
NGHỊ LUẬN VỀ HIỆN TƯỢNG NGHIỆN GAME CỦA HỌC SINH (4)
Game online ra đời thực chất với mục đích là trò chơi giải trí mang tính lành mạnh, giúp đầu óc thư giãn. Nhưng hiện nay, đa phần là ở lứa tuổi thanh thiếu niên nó đã bị biến tướng dẫn đến nhiều hậu quả đau lòng. Nghiện game online trở thành vấn đề nhức nhối mà suốt những năm qua vẫn chưa có biện pháp nào có thể giải quyết được triệt để.
Chủ Nhật, 13 tháng 9, 2020
Thơ Lục Bát tháng 9.2020 P2 (nguồn Lục Bát Việt Nam)
Thứ Bảy, 12 tháng 9, 2020
Giới thiệu ấn phẩm Trăm Năm Kỷ Niệm Gởi Tương Tư Chiều
GIỚI THIỆU ẤN PHẨM TRĂM NĂM KỶ NIỆM GỞI TƯƠNG TƯ CHIỀU CỦA NHÀ THƠ DUNG THỊ VÂN
Xin được giới thiệu cùng các bạn yêu thơ ấn phẩm Trăm Năm Kỷ Niệm Gởi Tương Tư Chiều của nhà thơ Dung Thị Vân do Nhà xuất bản Hội Nhà Văn cấp giấy phép năm 2020. Sách được in trên giấy trắng đẹp khoảng gần 400 trang, bìa đẹp, trình bày trang nhã, dễ nhìn.
Thứ Sáu, 11 tháng 9, 2020
Bàn thêm về bài Phong Kiều Dạ Bạc của Trương Kế
BÀN THÊM VỀ BÀI "PHONG KIỀU DẠ BẠC" CỦA TRƯƠNG KẾ
Phàm một bài thơ hay không nhất thiết phải dài hay ngắn mà cốt ẩn chứa trong bài thơ một ý tưởng, một ký thác, một “thông điệp”… nào đó của tác giả!
Thơ Đường tuy ngày nay không còn mấy thịnh hành nhưng vẫn còn nhiều người yêu dòng thơ này bởi lẽ tuy hầu hết những bài Đường thi làm theo thể Thất ngôn bát cú hoặc Tứ tuyệt, số lượng từ ngữ sử dụng trong thơ không nhiều nhưng bản thân tác giả vốn khéo sử dụng những điển tích cổ nên nội dung của bài thơ có một sức hàm chứa mạnh mẽ.
Thứ Năm, 10 tháng 9, 2020
Nghị luận về hiện tượng nghiện game của học sinh (3)
NGHỊ LUẬN VỀ HIỆN TƯỢNG NGHIỆN GAME CỦA HỌC SINH (3)
Ngày nay, game online (hay còn gọi là trò chơi điện tử) đang dần tràn ngập vào nước ta và phạm vi ảnh hưởng ngày càng rộng ra. Do tính hiếu kỳ, sự tò mò và sự lôi cuốn hấp dẫn của trò chơi điện tử đã thu hút nhiều người chơi. Có không ít người không thể khống chế được sự ham thích, say mê khi tham gia chơi game, điều đó đã vô tình gây nên tình trạng “nghiện game” đáng bức xúc, nhất là ở lứa tuổi học sinh. Vậy thực trạng, nguyên nhân và biện pháp của nó như thế nào chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!
Thơ của bạn thơ Lê Hiền Sĩ
CẢM NHẬN SAU KHI ĐỌC XONG BÀI THƠ TRONG NẮNG ẤM XUÂN HỒNG
Năm nay con lớn khôn rồi
Trở về quê cũ mẹ thời còn đâu!
Mẹ đà khuất bóng ngàn dâu!
Biết ai lau hộ dòng châu thâm tình...
Lê Hiền Sĩ
Thứ Tư, 9 tháng 9, 2020
Trao đổi về nạn đạo thơ (2) - Phần 3
Thứ Ba, 8 tháng 9, 2020
Ca dao về Mùa Thu (4)
CA DAO VỀ MÙA THU (4)
Tháng năm đau máu
Tháng sáu đau chân
Tháng tám ngồi dưng
Ăn cơm trá bữa
Cơm ăn, cơm dỡ
Mẹ ngỡ đi đâu
Tắm táp, gội đầu
Đi xem voi ỉa!
Dù ai buôn đâu bán đâu
Mồng mười tháng tám chọi trâu thì về
Dù ai buôn bán trăm nghề
Mồng mười tháng tám trở về chọi trâu
Tháng năm, tháng sáu, mặt trời đi chệch
Tháng bảy, tháng tám, mặt trời đi xiên
Em là phận gái thuyền quyên
Đừng cho sóng dợn, đò nghiêng nước vào
Đò nghiêng sóng dợn ba đào
Trong dễ thấy đục, đục nào thấy trong
Thứ Hai, 7 tháng 9, 2020
Trao đổi về nạn đạo thơ (2) - Phần 2
THÔNG BÁO LẠI BỊ ĐẠO THƠ (tiếp theo)
8. Ý kiến Trương Phú Trọng
Trương Phú Trọng
Nên mừng vì có người chép nguyên văn thơ mình lên trang của họ anh à!
Họ thích họ mới làm, chứ theo tui họ hổng có hiểu là đạo điếc gì đâu?
Vả lại như tui có khi thuộc một đoạn văn, thơ do khoái... rồi đăng cho bạn bè đọc mà khổ không nhớ ai là tác giả nữa..?
Nhưng tui nghĩ nếu mà tác giả kiếm tui để phàn nàn vì tui lấy thơ của bạn ấy v.v... tui nghĩ chắc vui và có bạn tâm đầu ý hợp - mới khoái thơ và gọi là " đạo" - hổng khoái ai đạo chi trời...!?
Chủ Nhật, 6 tháng 9, 2020
Ca dao về Mùa Thu (3)
CA DAO VỀ MÙA THU (3)
Bạn hẹn với ta mùng bốn tháng giêng
Trông hoài không thấy bạn hiền vãng lai
Bạn hẹn với ta mùng bốn tháng hai
Tiết xuân con én đưa thoi mãn rồi
Tháng ba, tháng tư bạn không nhe nhắn nữa thì thôi
Để cho con chim oanh thỏ thẻ trước nơi sân hòe
Tháng năm, tháng sáu bạn chẳng nhắn nhe
Để cho chim én mùa hè sang thu,
Tháng bảy, tháng tám vượn hú cu gù
Mưa sa nước lũ mịt mù tối tăm.
Tháng chín, tháng mười lụy nhỏ mưa dầm
Hết cơn nhắn gởi hết lần lại qua
Tháng mười một, tháng chạp trở ra
Niên cùng nguyệt tận bạn với ta xa rồi
Không tin, bạn lần tay tính thử mà coi
Năm thời mười hai tháng, mùa y bốn mùa
Chuỗi sầu ai khéo thêu thùa
Đớn đau tấc dạ xót chua lòng này.
Thứ Bảy, 5 tháng 9, 2020
Thơ Lục Bát tháng 9.2020 P1 (nguồn Lục Bát Việt Nam)
01. NẮNG GIÓ MIỀN TRUNG
nắng như ngọn lửa trong tim
gió như giông bão nằm im đợi chờ
ngàn năm non nước nên thơ
nỗi đau một thuở bây giờ còn đây
trời xanh vắng một bóng mây
cánh buồm vắng gió những ngày biển không
niềm tin xa vắng cõi lòng
giấc mơ êm ả vắng trong đêm dài
bao giờ cho đến ngày mai
nắng là giọt mật đậu hoài trên môi
gió là tiếng gọi xa xôi
để ta giong lưới ra khơi vẫy vùng…
Nguyễn Cường
Thứ Sáu, 4 tháng 9, 2020
Phổ nhạc: Con thuyền giấy, nhạc: Đinh Trúc Giang
Thứ Năm, 3 tháng 9, 2020
Trao đổi về nạn đạo thơ (2) - Phần 1
THÔNG BÁO LẠI BỊ ĐẠO THƠ
Kính thưa các bạn nhà thơ, vài ngày trước khi vào đăng bài ở TTPY, tôi phát hiện bài thơ Chiều Thu Ấy của "nhà thơ" Lê Lâm Sung cũng chính là bài thơ Trở Về của tôi. Tôi đã báo với Ban Quản Trị TTPY và liên hệ với Lê Lâm Sung nhưng không được vì anh ta đã "chặn" tôi. Bài thơ Trở Về của tôi đã đăng ít nhất trên 3 tờ báo, đã in trong Tập thơ Hoa Sứ Trắng – NXB Đà Nẵng 1997. Bài thơ cũng đã có đăng trên trang web Lục Bát Việt Nam do nhiều nhà thơ lớn trong nước quản lý trong đó có nhà thơ nữ Trương Nam Chi, bạn tôi.
Thứ Tư, 2 tháng 9, 2020
Thơ 0403: Thành phố khẩu trang
THÀNH PHỐ KHẨU TRANG
1. Thành phố khẩu trang
Phập phồng
Ngột ngạt
Khẩn trương
Thành phố đo thân nhiệt
Thành phố phun thuốc
Tâm hồn băng kín
Nụ cười ẩn giấu...
Trên cao
Bóng mây Covid
Dầy đặc
Bao phủ...
2. Thành phố khẩu trang
Gặp nhau
Chào nhau
Nghi ngại
Có những ánh mắt quen mà như lạ
Có những giọng nói lạ mà như quen
Từng dòng xe
Vẫn đua chen
Vẫn hối hả...
Bóng đêm Covid
Đè nặng
U ám...
3. Thành phố khẩu trang
Cởi chiếc váy hoa
Bỏ giỏ xách hàng hiệu
Khoác áo choàng trắng
Dương tính
Cách li
Âm tính...
Có giọt nước mắt tiễn nhau
Cũng có nụ cười chào ngày mới...
Bóng ma Covid
Thét gào
Nhảy múa.
4. Thành phố khẩu trang
Tĩnh lặng
Giãn cách
Người người nhìn nhau
Thông cảm
Cảm thông
Trên tường dòng chữ nguệch ngoạc:
Yêu nước
Bạn ở chỗ nào
Xin ở yên chỗ đó
Đừng di chuyển!...
Trên cao
Bóng đen Covid cầm lưỡi hái hung ác
Giận dữ
Bất lực...
5. Thành phố khẩu trang
Thức trắng
Tiều tụy
Hốc hác
Những bác sĩ
Những y tá
Gương mặt hằn tím vết bầm
Ngủ vùi
Mệt mỏi...
Bóng tối Covid tan dần
Trên cao
Bầu trời xanh trong
Mai vàng mở mắt
Mùa Xuân
2020
Thanh Trắc Nguyễn Văn
------------------------------------------------------------------
* Bài thơ đã đăng trên báo Văn Nghệ số 11 ngày 13.3.2021
* Bài thơ đã đăng trên tạp chí Cửa Biển số 224 (tháng 3 năm 2021)
Ghi chú: ảnh minh họa sưu tầm từ internet.