PHÂN TÍCH TÂM TRẠNG NHÂN VẬT TRONG "HẠNH PHÚC MỘT TANG GIA" (SỐ ĐỎ)
"Số đỏ" là cuốn tiểu thuyết trào phúng được viết theo khuynh hướng hiện thực chủ nghĩa. Tác phẩm đã phát huy cao độ tài năng châm biếm, đả kích sắc sảo của Vũ Trọng Phụng trước những thói xấu xa, giả dối của xã hội thực dân, phong kiến nửa đầu thế ki XX. Dưới ngòi bút kì tài của Vũ Trọng Phụng, chương nào, đoạn nào cũng thú vị, hấp dẫn như một màn hài kịch trọn vẹn. Đặc biệt gây ấn tượng là chương "Hạnh phúc của một tang gia" với sự thể hiện rõ nét nhất của các nhân vật. Mời các bạn tham khảo một số bài văn phân tích tâm trạng các nhân vật trong đoạn trích hay nhất mà chúng tôi đã tổng hợp trong các bài viết dưới đây...
Số đỏ được đánh giá là tác phẩm xuất sắc nhất của Vũ Trọng Phụng cũng như của văn học trào phúng Việt Nam hiện đại. Tính chất trào phúng đó không chỉ thể hiện ở ngôn ngữ, giọng điệu, tình huống mà còn được bộc lộ trực tiếp, sắc nét nhất qua chân dung từng nhân vật trong tác phẩm trong đoạn trích Hạnh phúc một tang gia.
Câu chuyện bắt đầu bằng cái chết của một người ông già – cụ cố tổ. Đó là người ông, người cha, người bạn đáng kính của một gia đình thượng lưu. Những tưởng cái chết đó sẽ gây nên niềm đau xót khôn nguôi trong lòng người ở lại. Nhưng không, cái chết của cụ cố tổ lại là niềm vui, niềm hạnh phúc tột cùng của tất cả đám con cháu. Bởi bản di chúc ở trên giấy này đã được đi vào thực thi, bọn họ sẽ nhận được những gia sản kếch xù. Chính trong lúc tang gia bối rối, họ mỗi người nhao nhao lên theo một cách khác nhau, trưng diện một bộ mặt khác nhau để thể hiện lòng đau xót trong hạnh phúc tột cùng của mình.
Cụ cố Hồng, nhắm mắt mơ màng khi nghĩ đến giây phút mình mặc bộ đồ xô gai, lụ khụ chống gậy, vừa kho vừa khóc mếu, để cho thiên hạ chỉ trỏ: Úi kìa, con giai nhớn đã già đến thế kia kìa. Đây chính là cơ hội để cụ cố Hồng được diễn trò trước đám đông, là cơ hội để thể hiện lòng hiếu thảo với cha mình thông qua việc tổ chức một đám ma thật to.
Ông Văn Minh: Niềm vui riêng hòa lẫn niềm vui chung. Niềm vui của ông Văn Minh là biểu hiện cao độ cho niềm vui của cả gia đình: nóng lòng đợi luật sư đến để thực tế chia gia tài. Ông Văn Minh còn được Vũ Trọng Phụng miêu tả chi tiết đăm chiêu, vò đầu bứt tóc nhưng thực tế là đang không biết xử trí với Xuân tóc đỏ thế nào cho phải chứ không phải là lo lắng cho việc tổ chức đám tang của cụ cố tổ. Còn với bà Văn Minh vợ ông lại sung sướng khi được mặc bộ đồ xô gai tân thời, bà vui vẻ ra mặt, vì những mẫu đồ tân thời mới nhất bà sẽ nhân dịp này mà tung ra thị trường, biến đám tang thành nơi trình diễn, công bố bộ sưu tập mới nhất.
Ông phán mọc sừng, sung sướng, hả hê khi biết giá trị đôi sừng trên đầu mình, vì có nó mà ông sẽ được hưởng thêm một phần gia sản không nhỏ. Số tiền đó là đền bù cho danh dự của ông. Trong đám tang tiếng khóc Hứt ! Hứt của ông Phán mọc sừng liên tiếp được vang lên, ông khóc oắt người đi, đến nỗi không thể đứng vững, phải có Xuân tóc đỏ đỡ ông mới đứng được. Tưởng đó là nỗi đau rất thật, rất chân thành nhưng hành động dúi tiền vào tay Xuân tóc đỏ tờ tiền gấp làm tư đã vạch trần bộ mặt dối trá của ông Phán mọc sừng. Hành động đó còn thể hiện mưu tính một cuộc hợp tác doanh thương với Xuân tóc đỏ để kiếm lợi nhuận.
Còn đối với Tuyết – cô gái hư hỏng một nửa lại vui mừng vì mình sẽ được mặc những trang phục Tân thời, bộ quần áo ngây thơ, nửa kín hở cái áo dài voan mỏng, đội một cái mũ nấm xinh xinh, khuôn mặt buồn lãng mạn rất đúng mốt một nhà có đám. Bộ quần áo ngây thơ Tuyết mặc để chứng minh mình không hư hỏng với thiên hạ, còn khuôn mặt buồn rất lãng mạn tưởng là nỗi buồn do mất đi người thân nhưng thực tế lại là vi nhớ nhân tình – Xuân tóc đỏ khi mãi cô vẫn chưa thấy Xuân xuất hiện trong đám tang. Vẻ mặt bề ngoài và thực tế bên trong đã bị Vũ Trọng Phụng sử dụng lời lẽ châm biếm sâu cay vạch trần.
Cậu Tú Tân, khi nghe ông mất thì cứ điên người lên, vì chiếc máy ảnh mới mua của cậu sắp được đưa vào sử dụng. Trong lúc hạ huyệt trong bộ quần áo luộm thuộm, cậu bắt bẻ từng người chống gậy, gục đầu, cong lưng, lau mắt,… dường như cậu Tú Tân như một nhà đạo diễn đại tài để cho vở kịch đám tang đau buồn thêm phần hoàn hảo.
(sưu tầm)
--------------------------------------------------
Phân tích tâm trạng nhân vật trong "Hạnh phúc của một tang gia" (2) (3) (4a) (4b) (5a) (5b) (6) (7a) (7b) (8a) (8b) (9) (10a) (10b)
Ghi chú: ảnh minh họa sưu tầm từ internet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét