Thứ Bảy, 20 tháng 3, 2021

Phân tích tâm trạng nhân vật trong "Hạnh phúc của một tang gia" (Số Đỏ) (7b)

Thiếu nữ ngồi áo đầm hoa


PHÂN TÍCH TÂM TRẠNG NHÂN VẬT TRONG "HẠNH PHÚC MỘT TANG GIA" (SỐ ĐỎ) (7b)

Cậu tú Tân nhân cái chết của cụ cố tổ mà khoe tài chụp ảnh của bản thân. Cậu "điên người lên" vì đã "sẵn sàng mấy cái máy ảnh mà mãi cậu không được dùng đến". Cậu yêu cầu mọi người trong đám tang tạo dáng để chụp ảnh, cậu "bắt bẻ từng người một, hoặc chống gậy, hoặc gục đầu, hoặc cong lưng, hoặc lau mắt như thế này, thế nọ...". Đám tang như một hội chợ để cậu và những nhà tài tử chụp ảnh thi nhau trổ tài.


Thiếu nữ ngồi áo đầm hoa



Thiếu nữ áo đầm hoa


Đám con cháu đã làm nên bức tranh biếm họa phản ánh hiện thực của một xã hội "đại chó đểu". Họ hoàn toàn thản nhiên và không có một chút tình cảm ruột thịt với người thân đã khuất. Đó là gia đình đại bất hiếu, đạo đức giả khi sống và đối xử với nhau như những kẻ xa lạ. Họ luôn chạy theo đồng tiền mà vô tâm, vô cảm với chính những người thân thiết.

Thiếu nữ ngồi áo đầm trắng

Thiếu nữ ngồi áo đầm hoa


Không chỉ khắc họa đám con cháu trong gia đình cụ cố tổ, nhà văn Vũ Trọng Phụng còn khắc họa tâm trạng của những người ngoài gia đình đến tham dự đám tang. Họ đại diện cho các tầng lớp của xã hội đương thời, có tên tuổi, địa vị. Cảnh sát Min Đơ và Min Toa được "thuê giữ trật tự cho đám ma". Họ "sung sướng cực điểm" và "trông nom rất hết lòng" vì gia đình cụ cố Hồng đã tạo việc làm cho mình. Những bạn thân của cụ cố Hồng đến chia buồn cùng gia đình nhưng ý đồ thực chất của họ là để khoe huy chương như "Bắc Đẩu bội tinh, Long bội tinh, Cao Mên bội tinh",... Họ khoe danh, khoe những bộ râu ria "hoặc dài hoặc ngắn, hoặc đen hoặc hung hung, hoặc lún phún hay rầm rậm, loăn quăn". Họ còn là những kẻ hám sắc khi "trông thấy làn da trắng thập thò trong làn áo voan trên cánh tay và ngực Tuyết, ai nấy đều cảm động hơn những khi nghe tiếng kèn Xuân nữ ai oán, não nùng".

Thiếu nữ ngồi áo đầm hoa

Thiếu nữ nằm áo đầm hoa


Là dịp để trưng diện những mốt mới nên ông Typn rất "bực mình vì mãi không được thấy những sự chế tạo của mình ra mắt công chúng để xem các báo chí phê bình ra sao". Sư cụ Tăng Phú của báo Gõ mõ thì "sung sướng", "vênh váo", đắc thắng vì đã đánh đổ được Hội Phật giáo. Sư cụ đến dự đám tang để khoe danh dự và chiến thắng của mình. Xuân Tóc Đỏ cũng được mọi người biết ơn và dành cho những lời khen ngợi. Việc hắn xuất hiện trong đám tang cũng là cách để khoe mẽ chiến công và nâng cao giá trị bản thân. Bên cạnh đó, tác giả cũng không quên nhắc tới đám giai thanh gái lịch đi đưa tang. Đây là cơ hội để họ "chim nhau, cười tình với nhau, bình phẩm nhau, chê bai nhau, ghen tuông nhau, hẹn hò nhau, bằng những vẻ mặt buồn rầu".

Thiếu nữ nằm áo trắng

Bùi Thị Yến Nhi


Bằng nghệ thuật trào phúng, Vũ Trọng Phụng đã tố cáo bản chất lố lăng, sự giả tạo của những người thuộc tầng lớp thượng lưu thành thị trước Cách mạng. Mỗi nhân vật là một nét vẽ chân thực tạo nên bức tranh hiện thực sinh động. Qua đó, "ông vua phóng sự đất Bắc Kì" cũng thể hiện thái độ châm biếm, mỉa mai thói đạo đức giả, sự bất hiếu, bất nhân, bất nghĩa của giới thượng lưu. Khi những người cầm bút khác "muốn cuốn tiểu thuyết cứ là tiểu thuyết" thì Vũ Trọng Phụng và các nhà văn có cùng chí hướng lại "muốn tiểu thuyết là thực sự ở đời". Vì lẽ đó mà ngòi bút của ông luôn nói đúng sự thực, luôn đả kích sâu cay vào mặt trái của hiện thực xã hội.

(sưu tầm)


Thiếu nữ áo dài hoa


--------------------------------------------------
Phân tích tâm trạng nhân vật trong "Hạnh phúc của một tang gia" (2) (3) (4a) (4b) (5a) (5b) (6) (7a) (7b) (8a) (8b) (9) (10a) (10b)

Ghi chú: ảnh minh họa sưu tầm từ internet

Không có nhận xét nào :