Thơ ca - Văn học - Nghệ thuật - Kiến thức - Hài hước - Ngôi sao - Người mẫu - Ảnh đẹp - Video Sáng tác - Sưu tầm
Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2019
Ca dao, tục ngữ địa danh Bắc Ninh (2)
CA DAO, TỤC NGỮ ĐỊA DANH BẮC NINH (2)
Cả huyện Văn Giang
Không bằng một làng Á Lữ.
Chợ Chì bán xảo bán sàng
Bắc Ninh bán những nhẫn vàng trao tay
Đình Bảng bán ấm bán khay
Phù Lưu họp chợ mỗi ngày một đông.
Chợ Giầu bán sáo bán sành
Bắc Ninh bán những nhẫn vàng trao tay
Đình Bảng bán ấm bán khay
Phù Lưu họp chợ mỗi ngày một đông.
Chiêng Dầm, khoán Sộp, mõ Me
Lệnh Bèo, trống Mấc, còn e dọ Cời.
Chiêng làng Đống
Trống Hán Đà
Tù và Quảng Lãm.
Thứ Ba, 23 tháng 4, 2019
Thơ 0379: Giao hưởng Mùa Xuân
GIAO HƯỞNG MÙA XUÂN
Mùa Xuân
Là mùa đất nước hoài thai
Cha Lạc Long Quân
Mẹ Âu Cơ sinh ra trăm trứng
Lang Liêu cúng bánh chưng, bánh dày để đất trời đời đời bền vững
Quả dưa hấu đỏ ngọt ngào
Mai An Tiêm thả
Nối lại gần những biển đảo xa…
Mùa Xuân
Là mùa Thánh Gióng kịp lớn lên
Cúi lạy Mẹ
Cúi lạy buôn làng
Cưỡi ngựa sắt dẫn toàn dân ra trận
Giặc dữ thành tro dưới ngọn lửa bừng bừng uất hận
Chiến thắng lại vỡ òa
Mỗi giọt máu màu hoa hồng
Là một chiến công.
Mùa Xuân
Là mùa vua Lý Thái Tổ dời đô
Từng đàn chim Lạc lượn trên cao theo về miền đất mới
Vượt ghềnh thác
Vượt phong ba
Đoàn thuyền Đại Việt kiêu hùng cờ bay phất phới
Rồng vàng bay chào
Thăng Long hoa nở
Tổ quốc Vạn Mùa Xuân.
Mùa Xuân
Là mùa em hát Lý Chim Quyên
Cha mẹ đôi bên chọn ngày dâng lễ
Trái cau, lá trầu
Nên dâu, thành rể
Em tay cấy
Anh tay trồng
Vợ theo chồng
Đồng lòng hẹn tát Biển Đông.
Mùa Xuân
Là mùa cát sỏi cũng trổ hoa
Giọt mồ hôi thấm đá
Con kênh xưa đào nay đã thành sông lớn
Ghe tàu tấp nập
Quê hương mình sẽ còn đẹp hơn thế!...
Những tâm hồn Việt dù đi khắp năm châu bốn bể
Phút giao thừa bên nhau
Nôn nao
Lặng lẽ
Kìa cánh hoa nào giọt sương vừa lung linh gọi khẽ:
- Việt Nam ơi, Mùa Xuân…
2019
Thanh Trắc Nguyễn Văn
------------------------------------------------------------------
* Bài thơ đã đăng trên báo Xuân Bà Rịa - Vũng Tàu, Xuân Canh Tý 2020
Ghi chú: ảnh minh họa sưu tầm từ internet
Thứ Bảy, 20 tháng 4, 2019
Trang Góc Nhỏ Văn Thơ - Tháng bảy có gì mà anh mong - Phạm Ngọc Cảnh
THÁNG BẢY CÓ GÌ MÀ ANH MONG - PHẠM NGỌC CẢNH
Tháng bảy có nắng thiêu, có giông bão, có thủy triều, có bão lũ, có nắng lửa... Vậy sao anh còn mong?
À, là vì có em.
Thứ Sáu, 19 tháng 4, 2019
Thứ Năm, 18 tháng 4, 2019
Giới thiệu Tuyển tập thơ Tình Thơ Mùa Thu (2)
GIỚI THIỆU TUYỂN TẬP THƠ TÌNH THƠ MÙA THU
Nhà xuất bản Nhân Ảnh (California - USA) xuất bản tháng 10/2020
Chủ trương: Luân Hoán, Lê Hân, Nguyễn Thành
Sách khổ 6 X 9 inch, dày 622 trang.
Ở VN chỉ có bìa mềm, nhưng vẫn tuyệt từ ngoài đến bên trong, từ nội dung đến hình thức với sự cộng tác của gần 120 tác giả tên tuổi trong nước và hải ngoại với chủ đề mùa Thu đậm chất lãng mạn tình yêu...
Nguyễn Thành (giới thiệu)
Thứ Tư, 17 tháng 4, 2019
Thứ Ba, 16 tháng 4, 2019
Trang Góc Nhỏ Văn Thơ - Tác giả khác gì tác gia?
TÁC GIẢ KHÁC GÌ TÁC GIA?
Hai từ này cùng để chỉ người viết nói riêng và người sáng tác nói chung. Tác nghĩa là "làm nên, tạo nên / sáng tác". Tuy vậy mỗi từ lại có mục đích từ vựng khác nhau:
✒️Tác giả được định nghĩa là "người sáng tạo ra một tác phẩm văn học, nghệ thuật hoặc khoa học nào đó" (từ điển Viện Ngôn ngữ học - Hoàng Phê chủ biên).
Nghĩa này nhấn mạnh vào tính sở hữu của một người đối với một tác phẩm cụ thể, bất cứ ai cũng có thể là 'tác giả' nếu họ có 'tác phẩm'. Hán Việt từ điển của Đào Duy Anh chép "tác-giả" là "Người làm ra bài văn, pho sách, hoặc công-nghiệp gì (auteur)", chứ không ghi nhận từ "tác gia".
Nói cách khác, ta ít khi đề cập tác giả mà không nhắc đến tác phẩm. Ví dụ: Tô Hoài là tác giả của tác phẩm "Dế mèn phiêu lưu ký". Nhưng nếu nói về cuộc đời Tô Hoài chẳng hạn, ta sẽ dùng "nhà văn Tô Hoài" thay vì "Tác giả Tô Hoài". Nếu ở câu trước ta nói: "Harry Potter là một trong những cuốn sách thiếu nhi ăn khách nhất thế giới", thì câu sau ta có thể dùng "Tác giả J.K. Rowling cho biết....".
Thứ Hai, 15 tháng 4, 2019
Chủ Nhật, 14 tháng 4, 2019
Thứ Bảy, 13 tháng 4, 2019
Vè Việt Nam bốn chữ (6)
VÈ VIỆT NAM BỐN CHỮ (6)
Nghé bầu nghé bạn
Trâu cày ruộng cạn
Mẹ cày ruộng sâu
Lúa tốt bằng đầu
Cò bay thẳng cánh
Một sao năm gánh
Một mẫu năm trăm
Một bông lúa chăm
Một trăm hạt thóc
Hạt bằng đấu bảy
Hạt bằng đấu ba
Hạt bằng trứng gà
Hạt bằng trứng vịt
Hạt bằng trái mít
Hạt bằng bình vôi
Hạt nào vỡ đôi
Bằng nồi gánh nước
Nghé ơi...
Thứ Sáu, 12 tháng 4, 2019
Thơ của bạn thơ Nguyễn Xuân Ngọc (5)
Thứ Năm, 11 tháng 4, 2019
Trang Góc Nhỏ Văn Thơ - Cơn bão nghiêng đêm - Tế Hanh
CƠN BÃO NGHIÊNG ĐÊM - TẾ HANH
Trời Sài Gòn đã vào mùa mưa. Có bao giờ ta ngẫm lại, đã có bao người cùng ta đi qua cơn bão nghiêng đêm. Và đã có bao người ở lại cùng ta?
"Cơn bão nghiêng đêm
Cây gãy cành bay lá
Ta nắm tay em
Cùng nhau qua đường cho khỏi ngã."
Chỉ cần có ta và em, cơn bão có thể lay chuyển cả màn đêm, bẻ gãy cây cối kia nào có là gì. Chỉ cần có bàn tay ở trong bàn tay, nương tựa vào nhau... Dẫu là mái tôn lụp xụp nghe tiếng mưa khua rộn ràng, hay căn phòng nhỏ bé mà ấm cúng, hay những chiều hối hả tan tầm trong cơn mưa chợt đến chợt đi.
Thứ Tư, 10 tháng 4, 2019
Thứ Ba, 9 tháng 4, 2019
Vè Việt Nam bốn chữ (5)
Thứ Hai, 8 tháng 4, 2019
Chủ Nhật, 7 tháng 4, 2019
Trang Góc Nhỏ Văn Thơ - Nhân sinh tựa cánh chim hồng - Tô Đông Pha
NHÂN SINH TỰA CÁNH CHIM HỒNG - TÔ ĐÔNG PHA
"Nhân tự thu hồng lai hữu tín,
Sự như xuân mộng liễu vô ngân."
Đây là 2 câu thơ rất được ưa thích của Tô Đông Pha - danh gia thời Bắc Tống, dù đứng riêng ra cũng tự thành một ý. Thi nhân đời xưa hay mượn sự vật để nói lên kiếp ngắn ngủi phù du của con người:
Như chim hồng (chim nhạn), chỉ bay đến lúc trời thu rồi rời đi.
Như giấc mộng của vũ trụ rộng lớn, giấc tỉnh - mộng tan, chẳng để lại dấu vết gì.
Giống như Lý Bạch từng ngâm "Xử thế nhược đại mộng, Hồ lao vi kỳ sinh?" (Chuyện đời như mộng lớn. Việc gì phải nhọc lòng?)
Thứ Bảy, 6 tháng 4, 2019
Siêu hài 0015 (sưu tầm)
Một nhóm giáo sư đi cùng nhau để dự 1 hội nghị ở nước ngoài. Khi các cửa đã đóng và máy bay sắp cất cánh, tất cả bọn họ đều nhận được tin nhắn rằng chiếc máy bay này là do chính sinh viên của họ chế tạo ra. Các vị giáo sư đáng kính hốt hoảng lao ra cửa máy bay, cố gắng thoát thân. Nhưng kỳ lạ thay, vẫn có 1 vị giáo sư vẫn ngồi rất tự tin và bình tĩnh.
Người ta hỏi ông tại sao không tháo chạy ra khỏi máy bay như mấy ông kia.
Giáo sư tự tin trả lời: Vì các sinh viên đó là học trò của chúng tôi.
Câu hỏi tiếp theo: ông có chắc rằng ông đã dạy chúng tử tế không?
Giáo sư trả lời khẽ: Tôi chỉ chắc chắn là cái máy bay này sẽ không bao giờ bay được!
(sưu tầm)