Thơ ca - Văn học - Nghệ thuật - Kiến thức - Hài hước - Ngôi sao - Người mẫu - Ảnh đẹp - Video Sáng tác - Sưu tầm
Thứ Ba, 22 tháng 10, 2019
Trang Góc Nhỏ Văn Thơ - Núi đôi - Vũ Cao
NÚI ĐÔI - VŨ CAO
Câu thơ nào về sự mất mát luôn ám ảnh bạn? Không biết vì sao, mình vẫn thường nhớ đến bài thơ "Núi đôi" của Vũ Cao:
"Núi vẫn đôi mà anh mất em"
Có lẽ vì đó là bài thơ học trong chương trình phổ thông xưa. Cũng có thể là vì câu chuyện ấy vốn có thật, và cũng đại biểu cho rất nhiều sinh ly tử biệt thời chiến tranh. Chỉ biết rằng ý thơ "cảnh còn người mất" đã được diễn đạt một cách xuất thân trong một bài thơ sống mãi với thời gian...
Thứ Hai, 21 tháng 10, 2019
Chủ Nhật, 20 tháng 10, 2019
Trang Góc Nhỏ Văn Thơ - Đăng U Châu đài ca - Trần Tử Ngang
ĐĂNG U CHÂU ĐÀI CA - TRẦN TỬ NGANG
Những nỗi buồn không tên thường đến khi ta ở một mình, khi ta dõi tầm mắt ra một khoảng không khoáng đạt, nhưng trong lòng lại chất chứa nỗi niềm rất riêng tư.
Trần Tử Ngang (陳子昂, 661-702) viết nên bài thơ "Đăng U Châu đài ca" hơn một ngàn ba trăm năm trước, nhưng nỗi buồn khiến ông chợt rơi lệ cũng là nỗi lòng của bao kiếp người trước và sau ông. Thật trớ trêu khi ông không nhìn thấy người xưa, cũng không thấy lai giả, nhưng bài thơ ấy lại hòa cùng nhịp thở với hằng hà nhân sinh.
Thứ Bảy, 19 tháng 10, 2019
Trang Góc Nhỏ Văn Thơ - Mẫn tiệp
MẪN TIỆP
"Tài mẫn tiệp tính thông minh,
phần chăm việc khách, phần siêng việc mình"
(Nhị độ mai)
Mẫn tiệp (敏捷) nghĩa là "linh lợi, có khả năng ứng phó nhanh" (từ điển tiếng Việt - Viện ngôn ngữ học).
Viết về Lý Bạch, Đỗ Phủ vừa khen vừa than rằng:
"Mẫn tiệp thi thiên thủ,
Phiêu linh tửu nhất bôi."
(Làm thơ mau lẹ cả ngàn bài
Nay phải nổi trôi, lưu lạc với một chén rượu)
Thứ Sáu, 18 tháng 10, 2019
Thơ Haiku của Matsuo Basho, Thái Bá Tân dịch (27)
261. Nhặt chè chưa?
Đừng quên ủ héo
Những đợt gió thu.
262. Trăng lưỡi liềm
Lát nữa
Bình minh hồng sẽ dậy.
263. Sống thanh đạm
Người ngắm trăng cô đơn
Hát về trà Nara.
Thứ Năm, 17 tháng 10, 2019
Thứ Tư, 16 tháng 10, 2019
Trang Góc Nhỏ Văn Thơ - Valentin Louis Georges Eugène Marcel Proust
MARCEL PROUST
"We do not succeed in changing things according to our desire, but gradually our desire changes."
Valentin Louis Georges Eugène Marcel Proust (1871-1922) là văn hào Pháp nổi tiếng với bộ tiểu thuyết kinh điển "À la recherche du temps perdu" (Đi tìm thời gian đã mất), một tác phẩm đồ sộ về ký ức, thời gian và những xúc cảm tinh tế trong cuộc sống. Ông thường được xem là một trong những tên tuổi có tầm ảnh hưởng nhất của văn chương thế kỷ 20.
Thứ Ba, 15 tháng 10, 2019
Trang Góc Nhỏ Văn Thơ - Duyên phượng hoa - Đinh Hùng
DUYÊN PHƯỢNG HOA - ĐINH HÙNG
Một độ tôi ngồi thương khóc hoa
Cửa chiều hiu hắt nắng xuân tà
Nhớ người năm ngoái, năm xưa mãi
Nhớ nụ cười xuân thấp thoáng qua
Lòng gửi sầu theo mây gió bay
Trông thời gian, để bóng hao gầy
Trải bao đêm biếc tàn sao lệ
Trời kết duyên đào: Em tới đây
Thứ Hai, 14 tháng 10, 2019
Thơ Haiku của Matsuo Basho, Thái Bá Tân dịch (26)
251. Lang thang cũng chẳng sao
Chừng nào
Hoa anh đào đang nở.
252. Cây chuối
Bão đánh tả tơi
Suốt đêm nghe mưa trên máng.
253. Say vì ngắm hoa
Người đàn bà
Cầm gươm, mặc áo giáp.
Chủ Nhật, 13 tháng 10, 2019
Thứ Bảy, 12 tháng 10, 2019
Trang Góc Nhỏ Văn Thơ - Giây phút cuối cùng - Ultimum Vale
GIÂY PHÚT CUỐI CÙNG - ULTIMUM VALE
"Em sẽ nhớ lại bông hoa dập nát
Trên sân ga, nhớ cả số con tàu
Mà cần chi nước mắt nên dâng trào
Mà chẳng gọi cũng chẳng hề xin lỗi"
Trong văn học cận đại, đặc biệt là châu Âu, sân ga luôn là niềm cảm hứng bất tận cho những vầng thơ thấm đẫm nỗi buồn. Sân ga của sự chia ly. Sân ga của giây phút cuối cùng gặp mặt. Ở đó, từng phút giây trôi qua là từng giây phút níu giữ một điều chắc chắn sẽ mất đi, nhưng ta vẫn mang niềm hy vọng mong manh rồi một ngày sẽ gặp lại.
Elisaveta Bagriana là nữ sĩ người Bungari, một trong những nhà thơ có tầm ảnh hưởng trong giới văn chương khối Xô Viết đương thời. Bà đã ba lần được đề cử cho giải Nobel văn Chương (1943, 1944, và 1945).
Thứ Sáu, 11 tháng 10, 2019
Thứ Năm, 10 tháng 10, 2019
Trang Góc Nhỏ Văn Thơ - Chữ nhàn - Nguyễn Công Trứ
CHỮ NHÀN - NGUYỄN CÔNG TRỨ
Trong bài ca trù "Chữ nhàn" của Nguyễn Công Trứ có trích 2 câu từ Túy Ngữ Lục:
Tri túc, tiện túc, đãi túc, hà thời túc,
Tri nhàn, tiện nhàn, đãi nhàn, hà thời nhàn?
(Biết đủ là đủ, chờ cho đủ thì bao giờ mới đủ.
Biết nhàn thì nhàn, chờ cho nhàn thì bao giờ mới nhàn.)
Ngày nay, các câu này nhiều khi lại thành cổ súy cho lối sống an nhàn, không cầu tiến, không biết phấn đấu.
Bởi mới hay, trong cuộc sống, biết đủ là một loại trí tuệ, cũng là một thứ không hề dễ dàng. Đặc biệt trong cuộc sống hiện đại, nơi chúng ta luôn được dạy về "đặt ra mục tiêu", "vượt lên chính mình mỗi ngày", "khi bạn ngủ thì người khác đang làm việc"... và trong một xã hội nơi địa vị và của cải được đánh đồng với thành công và hạnh phúc, thì "biết đủ" đôi khi trở thành 'bất cập'.
Thứ Tư, 9 tháng 10, 2019
Thứ Ba, 8 tháng 10, 2019
Trang Góc Nhỏ Văn Thơ - Dệt cửi - Lê Thánh Tông
DỆT CỬI - LÊ THÁNH TÔNG
Khi bậc vua chúa nói chuyện một thì ta nhất thiết nên hiểu mười, mà trỏ chuyện ngay trước mặt thì lại cần suy nghĩ thứ ở sâu xa. Đặc biệt khi đó là Lê Thánh Tông, người có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực viết thơ 'ngụ ngôn'. Cứ xem bài thơ chữ Nôm "Dệt cửi" của ngài sẽ thấy:
"Thấy dân rét mướt nghĩ mà thương,
Vậy phải lên ngôi gỡ mối dường,
Tay ngọc lần đưa thoi nhật nguyệt,
Gót vàng giậm đạp máy âm dương."
Thứ Hai, 7 tháng 10, 2019
Chủ Nhật, 6 tháng 10, 2019
Trang Góc Nhỏ Văn Thơ - Kim cương
KIM CƯƠNG
"Kim cương" 金剛 (cách đọc khác: kim cang) là cách người Hán ngày xưa dịch khái niệm "vájra" वज्र của tiếng Phạn dùng để gọi nhiều sự vật (truyền thuyết hoặc có thật) cứng rắn, phái sinh từ gốc "vaj" वज् nghĩa là cứng rắn. Theo Hindu giáo và Phật giáo, vajra là tên gọi của một loại pháp khí cứng rắn với sức mạnh của tia sét có thể cắt mọi thứ nhưng không có gì có thể cắt được nó. Nó là vũ khí của vị thần sấm sét Indra, tương truyền hình dạng như cái chày.
- kim 金: vàng
- cương 剛: cứng.
Mô hình chày vajra thường được người dân đúc bằng đồng và mạ vàng. Người Hán gọi vajra là "kim cương" 金剛 vì những lẽ trên. Hình tượng pháp khí này là biểu tượng của Phật giáo Kim cương thừa (金剛乘) - "vajrayāna" वज्रयान. Tiếng Tây Tạng gọi vajra là "dorje" རྡོ་རྗེ (Latin hoá: rdo rje, ghép "rdo" རྡོ là đá và "rje" རྗེ là vua, chúa, chủ).
Có một dạng thù hình của carbon (C) rất cứng mà người cổ xưa cho rằng rất giống với vajra (có thể cắt mọi thứ nhưng không có gì có thể cắt được nó), vì vậy trong tiếng Phạn, "vájra" वज्र cũng dùng để gọi vật chất này, còn ta gọi nó là "kim cương" 金剛. Các ngôn ngữ vùng văn hoá Hán tự xem kim cương như một loại đá nên gọi là "kim cương thạch" 金剛石. Người Hán còn gọi nó bằng chữ "toản" 鑽 (phiên thiết cho âm "toán" nhưng người Việt đọc "toản") vốn nghĩa là cái khoan, kim cương có thể dùng làm mũi khoan nên gọi là "toản thạch" 鑽石 (một số từ điển Hán-Việt ghi "toàn thạch").
Thứ Bảy, 5 tháng 10, 2019
Trang Góc Nhỏ Văn Thơ - Những giấc mơ ở hiệu sách Morisaki
NHỮNG GIẤC MƠ Ở HIỆU SÁCH MORISAKI
"Những giấc mơ ở hiệu sách Morisaki” (Nhà xuất bản Hà Nội và Nhã Nam ấn hành) là tiểu thuyết đầu tay của nhà văn trẻ Nhật Bản Yagisawa Satoshi (sinh năm 1977). Tác phẩm đạt giải thưởng văn học Chiyoda, và được chuyển thể thành phim do nữ diễn viên Kikuchi Akiko thủ vai chính Takako.
Takako, một cô gái 25 tuổi, bị sốc khi bạn trai Hideaki tuyên bố đã lừa dối cô và sẽ kết hôn với người khác. Trong cơn đau khổ, cô chấp nhận lời đề nghị của người chú để sống miễn phí trong căn phòng nhỏ trên hiệu sách Morisaki của ông ở Jimbocho, Tokyo. Hiệu sách này đã thuộc về gia đình cô qua ba thế hệ và là niềm tự hào của chú Satoru - người đã dành cả cuộc đời mình cho hiệu sách sau khi vợ ông, Momoko, rời bỏ ông năm năm trước.
Thứ Sáu, 4 tháng 10, 2019
Thứ Năm, 3 tháng 10, 2019
Trang Góc Nhỏ Văn Thơ - Lưu Quang Vũ - Mây trắng đời tôi
GIÓ VÀ TÌNH YÊU THỔI TRÊN ĐẤT NƯỚC TÔI - LƯU QUANG VŨ
Sau cơn bão lịch sử đã đi qua, tôi chợt thì thầm bài thơ xưa của cố nhà thơ Lưu Quang Vũ... "Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi". Bởi trong những ngày tái thiết sắp tới, ta còn cần gì hơn là tình yêu, tình yêu giữa người với người, đồng bào với đồng bào, tựa như cơn gió mát đến ngay sau trận cuồng phong để xoa dịu mọi nỗi đau.
"Để được ôm trọn vẹn nước non này
Để thổi ấm những đỉnh đèo buốt giá
Để mát rượi những mái nhà nắng lửa
Để luôn luôn được trở lại với đời..."
Thứ Tư, 2 tháng 10, 2019
Trang Góc Nhỏ Văn Thơ - Đạp tuyết tầm mai
ĐẠP TUYẾT TẦM MAI
Xót người đạp tuyết tầm mai
Cuối đường tay trắng vương vài giấc mơ.
(Nguyễn Thiên Ngân)
Thành ngữ Trung Quốc có câu "Đạp tuyết tầm mai" (踏雪尋梅) nghĩa là đi trên tuyết mà tìm hoa mai (mơ).
Chữ mai (梅) dùng để chỉ hoa mai mơ (Prunus mume) "Cây mơ, đầu xuân đã nở hoa, có hai thứ trắng và đỏ. Thứ trắng gọi là lục ngạc mai, nở hết hoa rồi mới nẩy lá, quả chua, chín thì sắc vàng" (từ điển Thiều Chữu). Hoa này khác với mai vàng ta thường chưng trong ngày tết là Ochna integerrima.
Thứ Ba, 1 tháng 10, 2019
Trang Góc Nhỏ Văn Thơ - Dịu nhẹ - Vũ Hoàng Chương
DỊU NHẸ - VŨ HOÀNG CHƯƠNG
Nhân dịp hôm qua viết về "Đạp tuyết tầm mai", nay xin gửi đến các bạn một bài thơ có "ngàn mai" của thi bá Vũ Hoàng Chương (1915 - 1976):
"Gợn trắng ngàn mai thoảng dáng xuân,
Màu trinh e lệ gió ân cần,
Mươi bông cúc nõn chờ tay với,
Một chút hoa đào vướng gót chân.
Thuyền nhỏ sông lam yểu điệu về,
Cỏ chen màu liễu bước chân đê.
Tình xuân ai chở đầy khoang ấy,
Hương sắc thanh bình ngập lối quê.
Nắng nhẹ mây bờ, sương hơi hơi,
Sương thưa, nắng mỏng, nhạc khoan lời,
Dây đàn chầm chậm hôn trên phím,
Muôn vạn cung “Hồ” lả lướt rơi.
Khói dịu hương êm tản mác đầy,
Tơ chùng điệu thấp, bốn phương say
Mùa xuân lẳng lặng về không tiếng,
Duyên khép tình e ngậm dấu giầy.
Là ánh trăng non chớm độ rằm
Xuân là duyên nụ tuổi mười lăm,
Mến thương không ngỏ, Chàng như Thiếp,
Hồn khoá then trinh lặng nhớ thầm.
Tìm chi nao nức giữa mùa tươi,
Xuân chẳng đàn cao ở phím đời,
Rượu ngọt men hiền say chút ít,
Chàng Lưu đừng ngại thiếu Mai Khôi."
(Dịu nhẹ - Vũ Hoàng Chương)