Hiển thị các bài đăng có nhãn Ban tron van nghe. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Ban tron van nghe. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 8 tháng 4, 2025

Trang Góc Nhỏ Văn Thơ - Thơ Xuân - Nguyễn Bính

Góc Nhỏ Văn Thơ


THƠ XUÂN

"Đây cả mùa xuân đã đến rồi
Từng nhà mở cửa đón vui tươi.
Từng cô em bé so màu áo
Đôi má hồng lên, nhí nhảnh cười.

Và tựa hoa tươi, cánh nở dần,
Từng hàng thục nữ dậy thì xuân
Đường hương thao thức lòng quân tử
Vó ngựa quen rồi ngõ ái ân.


Photo by Tuan Tran


Thứ Hai, 24 tháng 2, 2025

Thơ ba câu Mai Văn Phấn

Thơ Mai Văn Phấn


THƠ BA CÂU MAI VĂN PHẤN

Thơ ba câu của Mai Văn Phấn bùng nổ tranh cãi, tác giả nói gì?

Mới đây, một số bài trong tập thơ "thả" của nhà thơ Mai Văn Phấn bùng nổ tranh cãi trên mạng xã hội. Tác giả đã có những phản hồi với phóng viên Dân trí trước những ý kiến trái chiều.

Các tác phẩm trong tập thơ thả của nhà thơ Mai Văn Phấn mỗi bài gồm ba câu, ghi lại những khoảnh khắc đời thường, tên tác phẩm nối liền với nội dung bài.

Không ít độc giả sau khi đọc những câu thơ trên nói thơ như thế này "không xứng đáng được gọi là thơ", "thơ này ai cũng làm được". Bạn T.L nói: "Tôi nghĩ việc sáng tạo trong văn học rất đáng hoan nghênh nhưng mong rằng các tác giả có thể làm nên những bài thơ đúng nghĩa''.


Andy Nguyen


Siêu hài 0023 (sưu tầm): Chuyện rượu vang ra đời

Photo by Andy Nguyen


CHUYỆN RƯỢU VANG RA ĐỜI

Chuyện rượu vang ra đời đúng kiểu là một cú “tai nạn” vĩ đại của loài người! Hãy tưởng tượng một ngày đẹp trời, đâu đó cách đây hơn 8.000 năm, một anh nông dân thời tiền sử vác cả rổ nho về nhà, để quên trong góc hang vài ngày. Trời nóng, nho bị dập, nước chảy ra, men tự nhiên trong không khí bắt đầu “làm phép”, và thế là sau vài hôm, cái hỗn hợp kia bỗng dưng có mùi thơm thơm, uống vào thấy lâng lâng, quên luôn cả mệt mỏi của cuộc sống săn bắt hái lượm. Và thế là… rượu vang chào đời!


Photo by Andy Nguyen


Thứ Hai, 17 tháng 2, 2025

Thơ Lục Bát tháng 2.2025 P4 (nguồn Lục Bát Việt Nam)

Photo by Tuan Tran


31. ƠN EM…

Ơn em nhỏ xuống đời ta
Lỡ bồi một vệt phù sa hương trầm
Từ em giọt nắng trong ngần
Ta như bóng ngả phù vân cửa thiền

Từ ta vấp cuộc ưu phiền
Trăm năm vay mượn bình yên cõi này
Ơn em Ẩn dụ hình hài
Lật nghiêng tiền kiếp ta cay đắng tìm

Ta về úp mặt vào đêm
Đếm tơi tả nhớ ơn em… đã từng.

Võ Miên Trường


Photo by Tuan Tran


Thứ Năm, 2 tháng 1, 2025

Thơ Lục Bát tháng 1.2025 P1 (nguồn Lục Bát Việt Nam)

Hoàng Tâm Photography


01. CÕI ĐỜI LÀ KHÔNG

Bạc vàng có mấy chẳng chi?
Không ai lấy của so bì thứ ngôi
Không chờ điểm tựa mà ngồi
Thì đâu sợ mất núi đồi nương che

Hai tai cốt để lắng nghe
Để tâm thanh tịnh ánh lòe vô minh
Nghe nhiều lợi ích cho mình
Nhận chân bảng thể ẩn hình bên trong

Không tham chẳng chút cầu mong
Thì còn chi nữa đợi trông chức quyền
Chung tay đóng góp mọi miền
Vô tư quên cảnh buồn phiền thế thân

Ung dung cuộc sống thanh bần
Không lo vinh nhục chằng cần bẩm thưa
Giàu sang biết mấy cho vừa
Sẽ không chắt lót của thừa làm riêng

Lao tâm khổ tứ triền mien
Thanh thản cuộc sống như tiên trên đời
Nước biển có lúc cũng vơi
Âm dương đối kháng đất trời rõ phân

Tâm không hòa hợp chí nhân
Đức sinh huệ phát chứng sân không rời
Chữ không, không sắc ai ơi
Giúp ta trụ vững giữa đời phong ba

An nhiên tự tại mới là
Cội nguồn hạnh phúc rừng hoa muôn màu.

Nguyễn Huy Hoàng


Hoàng Tâm Photography


Thứ Hai, 25 tháng 12, 2023

Trang Góc Nhỏ Văn Thơ giới thiệu bài thơ Thiên sứ

Góc Nhỏ Thơ Văn


Rất cảm ơn trang thơ nổi tiếng Góc Nhỏ Văn Thơ đã giới thiệu bài thơ Thiên Sứ của Thanh Trắc Nguyễn Văn trong đêm Giáng sinh 2023.

Phượng Ớt


Thứ Hai, 12 tháng 4, 2021

Trang Góc Nhỏ Văn Thơ - Nguồn gốc câu đối Tết

Góc Nhỏ Văn Thơ


NGUỒN GỐC CÂU ĐỐI TẾT

Nhắc đến Tết không thể quên câu đối Tết. Câu đối là dạng văn biền ngẫu, gồm hai vế đối nhau, đã đối là đối cả chữ, cả ý, còn phải tuân theo luật bằng trắc chặt chẽ. Trong bài  "Nguyên Nhật" (元日) của Vương An Thạch thời Bắc Tống có viết:

"Bộc trúc thanh trung nhất tuế trừ,
Xuân phong tống noãn nhập đồ tô.
Thiên môn vạn hộ đồng đồng nhật,
Tổng bả tân đào hoán cựu phù."
(Pháo tre nổ vang một năm đã qua,
Gió Xuân đưa hơi ấm đến mang theo (mùi rượu) đồ tô.
Khắp muôn nhà rực rỡ ánh bình minh,
Nhà nào cũng treo thẻ đào mới thay cho thẻ đào cũ.)


Góc Nhỏ Văn Thơ


Thứ Năm, 19 tháng 11, 2020

Trang Góc Nhỏ Văn Thơ - Tháng chạp nhớ Tết - Nguyễn Nhã Tiên

Góc Nhỏ Văn Thơ


THÁNG CHẠP, NHỚ CHỢ TẾT - NGUYỄN NHÃ TIÊN

Như những ngọn gió biết hoài cổ của thi sĩ "Lửa thiêng": "Phất phơ... buồn tự ngày xưa thổi về!".

Ngày xưa đó với tôi bây giờ là cả một không gian đầy ắp Tết, bước vào đâu cũng tràn ngập những thương yêu! Còn ngày xưa nào chưa kịp về thì những ngọn gió bấc se se lùa khói mây trong mù khơi trí nhớ, cứ xôn xao mà điểm danh từng ký ức.

Ký ức có khi chỉ là con tò he bằng đất nung sơn đỏ sơn xanh, mẹ đi chợ Tết mua về. Thằng con nít là tôi cầm thổi toe toe chạy trên khắp đường làng, mặt tí tửng rạng rỡ niềm hạnh phúc. Ký ức cũng có khi bông đùa lãng mạn cùng ngọn gió của thi sĩ Đoàn Văn Cừ gặp "Những thằng cu áo đỏ chạy lon xon", chạy theo mẹ ngắm chợ Tết!

Nhưng có một ngày xưa... Xưa hơn mọi ngày xưa! Nó vàng rực như hoa cải ven sông, thăm thẳm mông mênh như đường về quê ngoại, hội hè tưng bừng ánh sáng như những đêm hát bội sân đình. Nhớ quá, tôi lặng thầm gọi Tết như nhà văn Vũ Bằng lặng lẽ viết lên trang giấy: Tháng chạp, nhớ ơi chợ Tết.

Đành rằng chợ Tết kiểu như thi sĩ Đoàn Văn Cừ hay của nhà văn Vũ Bằng là chợ Tết của những ngày xưa trên đất Bắc, không hẳn đã giống chợ Tết xưa ở làng tôi - một góc trời rơm rạ miền Trung. Nhưng tất cả bầu không khí xôn xao náo nức ấy, những gương mặt đẹp ấu thơ huy hoàng ấy, tất cả đều bị thời gian tước đoạt, thế nên "Thương nhớ mười hai" của Vũ Bằng có lẽ cũng là thương nhớ của bất cứ những ai còn biết nhớ.


Photo by Nguyen Viet Hong


Thứ Tư, 18 tháng 11, 2020

Trang Góc Nhỏ Văn Thơ - Đường Về Quê Mẹ - Đoàn Văn Cừ

Góc Nhỏ Văn Thơ


ĐƯỜNG VỀ QUÊ MẸ - ĐOÀN VĂN CỪ

U tôi ngày ấy mỗi mùa xuân,
Dặm liễu mây bay sắc trắng ngần,
Lại dẫn chúng tôi về nhận họ
Bên miền quê ngoại của hai thân.

Tôi nhớ đi qua những rặng đề,
Những dòng sông trắng lượn ven đê.
Cồn xanh, bãi tía kề liên tiếp,
Người xới cà, ngô rộn bốn bề.

Thúng cắp bên hông, nón đội đầu,
Khuyên vàng, yếm thắm, áo the nâu
Trông u chẳng khác thời con gái
Mắt sáng, môi hồng, má đỏ au.

Chiều mát, đường xa nắng nhạt vàng,
Đoàn người về ấp gánh khoai lang,
Trời xanh cò trắng bay từng lớp,
Xóm chợ lều phơi xác lá bàng.

Tà áo nâu in giữa cánh đồng,
Gió chiều cuốn bụi bốc sau lưng.
Bóng u hay bóng người thôn nữ
Cúi nón mang đi cặp má hồng.

Tới đường làng gặp những người quen.
Ai cũng khen u nết thảo hiền,
Dẫu phải theo chồng thân phận gái
Đường về quê mẹ vẫn không quên.

1942

Đoàn Văn Cừ


Photo by Ngo Thiet Hung


Chủ Nhật, 15 tháng 11, 2020

Trang Góc Nhỏ Văn Thơ - Xuân hiểu (春曉) - Trần Nhân Tông - Trần Khâm

Góc Nhỏ Văn Thơ


XUÂN HIỂU (春曉) - Trần Nhân Tông - Trần Khâm

Thuỵ khởi khải song phi,
Bất tri xuân dĩ quy.
Nhất song bạch hồ điệp,
Phách phách sấn hoa phi.


Photo by Duong Hoang Anh


Thứ Bảy, 14 tháng 11, 2020

Trang Góc Nhỏ Văn Thơ - Người ăn xin - Ivan Turgenev

Góc Nhỏ Văn Thơ


NGƯỜI ĂN XIN - TRUYỆN NGẮN THIẾU NHI - IVAN TURGENEV

Lúc ấy, tôi đang đi trên phố. Một người ăn xin già lọm khọm đứng ngay trước mặt tôi.

Đôi mắt ông lão đỏ đọc và giàn giụa nước mắt. Đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi thảm hại... Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào!

Ông già chìa trước mặt tôi bàn tay sưng húp, bẩn thỉu. Ông rên rỉ cầu xin cứu giúp.


Thiếu nữ áo dài trắng


Thứ Năm, 22 tháng 10, 2020

Trang Góc Nhỏ Văn Thơ - Đồng dao cho người lớn - Nguyễn Trọng Tạo

Góc Nhỏ Văn Thơ


ĐỒNG DAO CHO NGƯỜI LỚN - 1992 - NGUYỄN TRỌNG TẠO

có cánh rừng chết vẫn xanh trong tôi
có con người sống mà như qua đời
có câu trả lời biến thành câu hỏi
có kẻ ngoại tình ngỡ là tiệc cưới
có cha có mẹ có trẻ mồ côi
có ông trăng tròn nào phải mâm xôi
có cả đất trời mà không nhà ở
có vui nho nhỏ có buồn mênh mông
mà thuyền vẫn sông mà xanh vẫn cỏ
mà đời vẫn say mà hồn vẫn gió
có thương có nhớ có khóc có cười
có cái chớp mắt đã nghìn năm trôi.


Thiếu nữ áo dài trắng


Thứ Hai, 19 tháng 10, 2020

Trang Góc Nhỏ Văn Thơ - Thế hệ thiên niên

Góc Nhỏ Văn Thơ


THẾ HỆ THIÊN NIÊN

Hôm nay tự nhiên vô tình đọc bài báo ở đâu, dùng chữ "Thế hệ thiên niên" để dịch chữ "Millennials". Chắc là bài báo viết thiếu, vì nếu dịch đúng ra thì phải là "Thế hệ thiên niên kỷ", cơ mà tự nhiên đọc lên thấy "Thế hệ thiên niên" nghe cứ... hay hay thế nào á.

Thiên niên (千年) nghĩa là ngàn năm. Trăm năm thường chỉ một đời người, còn ngàn năm là thời gian đủ dài để chứng kiến rất nhiều biến thiên của lịch sử. Những người thuộc thế hệ thiên niên cũng chứng kiến những đổi thay dồn dập - của thời đại mới hậu chiến tranh, của công nghệ lên ngôi trong cuộc sống, của những giá trị cũ bỗng biến mất trong chớp mắt, của tương lai vô định và quá khứ nhọc nhằn...



Photo by Đinh Văn Linh


Thứ Sáu, 25 tháng 9, 2020

Trang Góc Nhỏ Văn Thơ - Buồn trông - Truyện Kiều - Nguyễn Du

Góc Nhỏ Văn Thơ


BUỒN TRÔNG - TRUYỆN KIỀU - NGUYỄN DU

Thời Tam Quốc, Tào Tháo (155-220) cho xây một đài lớn tên là Đồng Tước bên sông Chương Hà tỉnh Hà Nam. Đài này tráng lệ xa hoa, trang hoàng lộng lẫy.

Lúc Khổng Minh du thuyết Đông Ngô để liên minh chống Tào, liền bảo Tào Tháo muốn đánh hạ Đông Ngô xong sẽ bắt hai nàng Tiểu Kiều (vợ của Chu Du) và Đại Kiều (vợ của Tôn Sách) về để trong Đồng Tước đài mà vui giấc hồi xuân. Tất nhiên chuyện này đã không diễn ra, vì liên minh Thục - Ngô đã đánh bại Tào A Man trên sông Xích Bích.

Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du cũng dựng nên một "Đồng Tước Đài" khác - lầu Ngưng Bích. Nếu Đồng Tước Đài không thể khóa xuân hai Kiều, thì lầu Ngưng Bích lại đã thành công chôn đi tuổi xuân của Vương Thúy Kiều.

"Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân,
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung.
Bốn bề bát ngát xa trông,
Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia.
Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,
Nửa tình, nửa cảnh như chia tấm lòng."


Photo by Nguyễn Hùng


Thứ Sáu, 11 tháng 9, 2020

Bàn thêm về bài Phong Kiều Dạ Bạc của Trương Kế

Thơ tranh cổ


BÀN THÊM VỀ BÀI "PHONG KIỀU DẠ BẠC" CỦA TRƯƠNG KẾ

Phàm một bài thơ hay không nhất thiết phải dài hay ngắn mà cốt ẩn chứa trong bài thơ một ý tưởng, một ký thác, một “thông điệp”… nào đó của tác giả!
Thơ Đường tuy ngày nay không còn mấy thịnh hành nhưng vẫn còn nhiều người yêu dòng thơ này bởi lẽ tuy hầu hết những bài Đường thi làm theo thể Thất ngôn bát cú hoặc Tứ tuyệt, số lượng từ ngữ sử dụng trong thơ không nhiều nhưng bản thân tác giả vốn khéo sử dụng những điển tích cổ nên nội dung của bài thơ có một sức hàm chứa mạnh mẽ.


Thiếu nữ áo dài hồng cầm dù hồng


Thứ Tư, 9 tháng 9, 2020

Trao đổi về nạn đạo thơ (2) - Phần 3

Thiếu nữ cầm hoa đứng bên tường

THÔNG BÁO LẠI BỊ ĐẠO THƠ (tiếp theo và hết)

13. Ý kiến Đặng Quốc Trí
Đặng Quốc Trí
Bài thơ rất hay...
Cần tố cáo mạnh mẽ kẻ đạo thơ bạn à


Thiếu nữ áo yếm vàng cầm nón

Thứ Hai, 7 tháng 9, 2020

Trao đổi về nạn đạo thơ (2) - Phần 2

Trăng đồng quê

THÔNG BÁO LẠI BỊ ĐẠO THƠ (tiếp theo)

8. Ý kiến Trương Phú Trọng
Trương Phú Trọng
Nên mừng vì có người chép nguyên văn thơ mình lên trang của họ anh à!

Họ thích họ mới làm, chứ theo tui họ hổng có hiểu là đạo điếc gì đâu?

Vả lại như tui có khi thuộc một đoạn văn, thơ do khoái... rồi đăng cho bạn bè đọc mà khổ không nhớ ai là tác giả nữa..?

Nhưng tui nghĩ nếu mà tác giả kiếm tui để phàn nàn vì tui lấy thơ của bạn ấy v.v... tui nghĩ chắc vui và có bạn tâm đầu ý hợp - mới khoái thơ và gọi là " đạo" - hổng khoái ai đạo chi trời...!?


Thiếu nữ áo dài trắng

Thứ Năm, 3 tháng 9, 2020

Trao đổi về nạn đạo thơ (2) - Phần 1

Thiếu nữ áo nâu

THÔNG BÁO LẠI BỊ ĐẠO THƠ

Kính thưa các bạn nhà thơ, vài ngày trước khi vào đăng bài ở TTPY, tôi phát hiện bài thơ Chiều Thu Ấy của "nhà thơ" Lê Lâm Sung cũng chính là bài thơ Trở Về của tôi. Tôi đã báo với Ban Quản Trị TTPY và liên hệ với Lê Lâm Sung nhưng không được vì anh ta đã "chặn" tôi. Bài thơ Trở Về của tôi đã đăng ít nhất trên 3 tờ báo, đã in trong Tập thơ Hoa Sứ Trắng – NXB Đà Nẵng 1997. Bài thơ cũng đã có đăng trên trang web Lục Bát Việt Nam do nhiều nhà thơ lớn trong nước quản lý trong đó có nhà thơ nữ Trương Nam Chi, bạn tôi.


Thiếu nữ áo dài trắng, tường nhà hoang

Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2020

Trang Góc Nhỏ Văn Thơ - Ngắm bức tranh đẹp - Đọc bài thơ hay

Góc Nhỏ Văn Thơ


THI TRUNG HỮU HỌA - NGẮM BỨC TRANH ĐẸP - ĐỌC BÀI THƠ HAY

"Mùa Thu Vàng" là một trong những bức tranh phong cảnh nổi tiếng nhất của danh họa người Nga Isaak Levitan (1860 - 1900), hoàn thành vào năm 1895. Bức tranh có kích thước 82 × 126 cm, hiện thuộc bộ sưu tập của Phòng trưng bày Tretyakov tại Moskva. Levitan phác thảo những nét vẽ đầu tiên vào mùa thu năm 1895, khi ông sống tại điền trang Gorka ở tỉnh Tver, và hoàn thiện bức tranh tại Moskva vào cuối năm đó. Các nhà nghiên cứu về Levitan cho rằng bức tranh đã khắc họa một phần của dòng sông Syezha.

"Mùa Thu Vàng" được trưng bày lần đầu tại triển lãm lần thứ 24 của Hội Nghệ thuật Lưu động ('Peredvizhniki') vào tháng 2 năm 1896 tại Saint Petersburg, sau đó được giới thiệu tại triển lãm công nghiệp và nghệ thuật toàn Nga năm 1896 ở Nizhny Novgorod. Cũng trong năm đó, nhà sưu tập Pavel Tretyakov đã mua lại tác phẩm từ chính tác giả.


Photo by Đinh Văn Linh