Hiển thị các bài đăng có nhãn Binh tho Thanh Trac Nguyen Van. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Binh tho Thanh Trac Nguyen Van. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Tư, 6 tháng 12, 2023
Cảm nhận của bạn Lê Khánh Nhâm về bài thơ Tình Hẹn
Lời bình: CẢM NHẬN CỦA BẠN LÊ KHÁNH NHÂM VỀ BÀI THƠ TÌNH HẸN
Để nói đến tình yêu thì đó là đề tài bất tận không một ai trong chúng ta hiểu hết được tình yêu. Muôn ngàn vạn trạng sắc thái riêng. Còn trong bài thơ "Tình hẹn". Của nhà thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn đã đưa chúng ta nhớ lại thời trẻ hẹn hò yêu đương trắc trở như thế nào để được bạn gái cảm động trước tấm chân tình của mình.
"Hẹn sáng
Em khất đến trưa
Hẹn trưa
Lại đợi cơn mưa cuối chiều"
Chỉ hai câu thơ thôi tác giả đã vẽ nên một cuộc hẹn hò của chàng trai với cô gái chắc trở gặp ghềnh thế nào từ khi bắt đầu cả hai bước vào trò chơi định mệnh nhưng cũng không kém phần chông gai và lãng mạn trong cuốn phim về tình yêu giữa hai người chỉ có hai nhân vật.
Tác giả thật tài tình khéo léo lồng ghép thiên nhiên vào cuộc hẹn của đôi trai gái một cơn mưa thật sự khác biệt để thử thách chàng trai có đủ kiên nhẫn kiên trì chờ đợi trong cuộc hẹn đầu đời này không. Tác giả chắc cũng từng hẹn hò người yêu khi trời bất ngờ đổ mưa làm lỡ dở cuộc hẹn hò của mình chăng mới có được sự tinh tế nhạy bén đến từng câu chữ trong mỗi câu thơ đắt giá đến từng chi tiết làm cho ai đã từng đọc bài thơ này đều có sự cuốn hút đưa ta hồi tưởng lại một thời yêu đương.
"Gặp em chẳng nói được nhiều".
Tác giả đưa đọc giả từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Dù cô gái đã nhận lời hẹn tạo cơ hội cho chàng trai thể hiện tình cảm của mình. Nhưng chàng trai này thì lại bối rối đến lạ lùng tưởng chừng mọi cái đã được lập trình sẵn chỉ cần biểu đạt ra là được. Nhưng chàng trai trong bài thơ này gặp rồi cứ tưởng sẽ nói ra được hết những suy nghĩ trong lòng. Đứng trước cô gái đều trở nên yếu đuối không đủ dũng khí để nói hết tình cảm trong lòng chàng trai đành ngậm ngùi ôm mối tương tư trong lòng. Với tôi nhà thơ rất là điêu luyện trong điều khiển trạng thái của nhân vật trong bài thơ chuẩn đến từng con chữ. Với câu kết bài thơ tôi thật sự ấn tượng như có luồng điện đang chạy thẳng vào tim mình.
"Đành treo lên mảnh trăng diều tương tư".
Vậy là chàng trai này đã không vượt qua thử thách của cô gái trong lần hẹn đầu tiên để rồi ôm mối tương tư trong lòng. Nhà thơ đã lồng ghép ánh trăng vào câu kết bài thơ cũng làm cho độc giả thêm hiểu hơn về nghệ thuật trong hẹn hò. Vậy là chàng trai này đã thất bại ôm mối sầu tương tư nhớ nhung chỉ có thể đứng từ xa ngắm nhìn cô gái cũng giống như ánh trăng xa tít mà không thể gặp nhau được. Dù cô gái đã cho chàng trai này cơ hội đầu tiên thế mà chàng trai lại không biết lắm bắt cơ hội hiếm hoi trong lần hẹn hò đầu đời. Cảm ơn nhà thơ đã cho độc giả thưởng thức bài thơ "Tình hẹn" rất hay giúp mọi người hồi xuân lại tình yêu đã ngả bóng xế chiều trong mỗi chúng ta.
Lê Khánh Nhâm
Thứ Sáu, 10 tháng 7, 2020
Vài cảm nhận của bạn đọc với bài thơ Ra Trường
VÀI CẢM NHẬN CỦA BẠN ĐỌC VỚI BÀI THƠ RA TRƯỜNG
1. Xin gửi lại những gì thơ mộng
Để đi về một cõi mênh mông
Gửi lại đây ngày tháng thiên đường
Rồi bay đi hòa vào nhịp sống ..
Bài thơ hay lắm anh .
Chúc mừng anh
Song Hương
Thứ Bảy, 27 tháng 6, 2020
Lời bình "Bài thơ gửi Mẹ" - Người bình: Đặng Toán
LỜI BÌNH: BÀI THƠ GỬI MẸ
“Trời mưa bong bóng phập phồng
Mẹ đi lấy chồng con ở với ai”.
Câu hát buồn này có lẽ những ai yêu thích ca dao dân ca đều đã hơn một lần nghe qua. Mượn lời người xưa, tác giả Thanh Trắc Nguyễn Văn chỉ thay bốn chữ “con ở với ai” bằng “con khóc mình con”, chuyển từ câu nói sang hình ảnh mà mức độ buồn tủi, xót xa, cay đắng của nhân vật xưng “con” như đã tăng lên rất nhiều.
Thứ Ba, 23 tháng 6, 2020
Bình bài thơ Chiều Sông Đuống của Thanh Trắc Nguyễn Văn

BÌNH BÀI THƠ CHIỀU SÔNG ĐUỐNG CỦA THANH TRẮC NGUYỄN VĂN
Giới thiệu Nhà Thơ: Nguyễn Văn Tạo
Bút Danh: Thanh Trắc Nguyễn Văn
Tác Phẩm: CHIỀU SÔNG ĐUỐNG
Nhà Thơ: Thanh Trắc Nguyễn Văn tên thật là Nguyễn Văn Tạo gốc người Nam Định. Sinh ra và lớn lên tại Thành Phố Hồ Chí Minh. Anh là hội viên Hội Nhà Văn Thành Phố Hồ Chí Minh. Hội viên Câu Lạc Bộ Thơ Việt Nam.
Là giáo viên môn Vật Lý và giảng dạy tại trường Trung Học Phổ Thông Võ Thị Sáu- Thành Phố Hồ Chí Minh từ năm 1986 đến nay. Tuy được đào tạo sư phạm khoa học tự nhiên nhưng Thanh Trắc Nguyễn Văn lại có tố chất thơ ca thiên bẩm với một tâm hồn lãng mạn.

Thứ Bảy, 6 tháng 6, 2020
Bình bài thơ Pleiku Buồn Không Em...- Trần Thị Trúc Hà
VỀ BÀI THƠ "PLEIKU BUỒN KHÔNG EM..." CỦA THANH TRẮC NGUYỄN VĂN
Nhận được tập thơ “Huyền thoại người lái đò” của nhà thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn tặng, tôi rất vui và xúc động lắm.
Thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn là những vần thơ rất thực ở đời thường. Tôi rất may mắn và vinh dự được biết đến nhà thơ - Một giáo viên vật lí cấp 3 nhưng yêu thơ đến vô cùng.
Thứ Hai, 20 tháng 4, 2020
Sông Son trong thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn - Chu Thị Hảo
GIẤC ĐẠI NGÀN, CÁI DUYÊN CỦA NHÀ THƠ LAN THANH
Trở vào miền Trung, đến Phong Nha Kẻ Bàng, nhà thơ tái hiện khung cảnh sơn thủy hữu tình, sông nước, rừng núi, mây trời:
Sông Son xanh
nước biếc xanh
rừng ôm núi
tiếc mỏng manh mây trời
(Phong Nha Kẻ Bàng)
Ấn tượng đầu tiên của nữ sĩ khi đặt chân đến Phong Nha Kẻ Bàng là hình ảnh Sông Son xanh. Tả thế dường như chưa đủ, nhà thơ thêm “nước biếc xanh; rừng ôm núi; tiếc mỏng manh mây trời”. Câu thơ có sắc xanh biếc của nước, xanh đậm của núi rừng, điểm xuyết trên nền xanh ấy là một chút mây trời mỏng manh tạo nên vẻ đẹp thơ mộng, lãng mạn cho dòng Sông Son.
Đọc đến đây, người đọc nhớ tới hai câu thơ của Thanh Trắc Nguyễn Văn “Sông Son son sắt nào quên/ Giọng hò Xứ Quảng cứ chênh vênh sầu” (Tạm biệt Phong Nha). Nếu câu thơ của tác giả Lan Thanh nghiêng về biểu tượng thị giác thì câu thơ của Thanh Trắc Nguyễn Văn nghiêng về cảm nhận “tấm lòng son”, tấm lòng thủy chung, sắt son của con người Quảng Bình.
(Trích - Chu Thị Hảo)
Thứ Bảy, 1 tháng 2, 2020
Cảm nhận của bạn Đằng Đằng về bài thơ Ra Trường

CẢM NHẬN CỦA BẠN ĐẰNG ĐẰNG VỀ BÀI THƠ RA TRƯỜNG
Bài thơ thi sĩ viết với một cảm xúc cao độ...
Ai đã đọc qua một lần đều thấy trong cổ họng mình có môt cái gì đó nghèn nghẹn...
Nỗi buồn của một sinh viên nghèo phải bỏ học
nửa đường... Em nhìn mái trường,nhìn giảng đường mà lòng đau như cắt... Hồi mới đậu vào Đai học thì muôn hoa nở,giờ thì tương lai bỗng xa diệu vợi..
Sự học dở dang... mối tình đầu vừa chớm nở bỗng trở nên hư vô...
Còn nhìn về quê nhà lòng bâng khuâng...
Đặc biệt ,bốn câu thơ cuối của bài thơ cho ta thấy nỗi buồn chất ngất của em... Chúng ta thông cảm nỗi buồn tuyệt vọng của em nhưng không ai giúp đỡ em được vì xã hội lo cơm áo gạo tiền cho riêng mỉnh đã khó rồi...
Bài thơ thật tuyệt vời, tạo xúc cảm cao độ cho bạn đọc.
2020
Đằng Đằng

Thứ Hai, 6 tháng 1, 2020
Cảm nhận của bạn Đằng Đằng về bài thơ Nỗi Niềm Quê Cũ

CẢM NHẬN CỦA BẠN ĐẰNG ĐẰNG VỀ BÀI THƠ NỖI NIỀM QUÊ CŨ
Bài thơ rất hay. Đọc xong bài thơ, chúng ta nghe lòng xúc động vô cùng.
Qua bài thơ, chúng ta thấy hình ảnh thân yêu của quê hương được nêu ra một cách trang trọng như là cây khế, vườn cà, đồng lúa, cây phượng trổ hoa đỏ, dòng sông, con đò... Tất cả là hình bóng nhớ thương của một người xa quê,... không biết ngày nào trở về quê hương thân yêu để sống lại những kỷ niệm êm đềm với những người thân, đặc biệt với các bạn thời học trò ngây thơ...
Người bạn ở xa quê hương nửa vòng trái đất hẳn rất ấm lòng khi biết nơi quê nhà có những người thân thương yêu mình, lúc nào cũng nhớ về người đi xa...
Bài thơ hay tuyệt vời vì đã gây nhiều xúc cảm nơi người đọc...
2020
Đằng Đằng

Thứ Hai, 29 tháng 7, 2019
Bình bài thơ Khúc hát tương tư của Thanh Trắc Nguyễn Văn

BÌNH BÀI THƠ KHÚC HÁT TƯƠNG TƯ CỦA THANH TRẮC NGUYỄN VĂN
Bài thơ Khúc Hát Tương Tư là một bài thơ rất lạ, lạ từ hình thức đến nội dung. Thơ là thơ lục bát nhưng đã được tác giả cách điệu thành một thể thơ cứ như là thơ tự do. Đặc biệt là hai câu thơ đầu của mỗi khổ thơ đều là thanh bằng, được ngắt nhịp thành 3-3-6 khiến câu thơ có âm hưởng miên man như một khúc nhạc tình Bolero.
Thơ là "Khúc hát tương tư" cũng có nghĩa là tình yêu của chàng dành cho cô gái trong bài thơ phải rất dồn nén, phải rất mãnh liệt:
"Ta ơn em
Áo dài vàng
Kìa trời hạ nắng bàng hoàng sang thu"

Chủ Nhật, 19 tháng 5, 2019
Lời tựa Tập thơ Nghêu Ngao Ca (2)

LỜI TỰA TẬP THƠ NGHÊU NGAO CA (2)
Nhưng có lẽ bài thơ làm cho những người đã sinh ra rồi lớn lên, hoặc đã từng sinh sống ở Sài Gòn xúc động nhất chính là bài thơ Khi người Sài Gòn yêu. Bài thơ là những đêm kí ức xưa của bọn sinh viên chúng tôi, tuy nghèo nhưng cực kì lãng mạn. Cái thời cả bọn cùng ngồi quay quần vòng tròn ngoài sân phòng trọ, đứa đệm ghi ta bập bùng, đứa hát theo những bản nhạc boléro buồn thật buồn:
"Người Sài Gòn biết yêu
Và biết hát
Áo lụa Hà Đông bay
Rợp mát mây trời
Chiều buông gió
Đêm về dừng quanh gác trọ
Rải ghi ta buồn
Đâu tầng tháp cổ tiếng mưa rơi?"
(Khi người Sài Gòn yêu)

Thứ Ba, 14 tháng 5, 2019
Lời tựa Tập thơ Nghêu Ngao Ca (1)

LỜI TỰA TẬP THƠ NGHÊU NGAO CA
Tuy không phải là bạn thân nhưng tôi rất thích thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn. Tính Thanh Trắc Nguyễn Văn rất bình dị không rượu chè, không thuốc lá để tạo cảm hứng sáng tác như các nhà thơ khác. Nhưng anh lại có một sở thích riêng rất giống tôi đó là thích uống cà phê và thường lê la ở các quán cà phê có các bể cá cảnh đẹp. Tình cờ gặp anh tôi hỏi khi nào ra tập thơ mới? Anh trả lời vừa mới được Hội Nhà Văn Tp.HCM tài trợ in thơ và tiện tay anh trao luôn bản thảo tập thơ Nghêu Ngao Ca nhờ tôi viết lời tựa!

Chủ Nhật, 27 tháng 1, 2019
Binh bài thơ Hoa vông vang của Thanh Trắc Nguyễn Văn

BÌNH BÀI THƠ HOA VÔNG VANG CỦA THANH TRẮC NGUYỄN VĂN
Nhà thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn là một thầy giáo dạy lý, nhưng anh lại có duyên với nghiệp văn thơ, anh là hội viên Hội Nhà Văn thành phố Hồ Chí Minh, thơ anh được đăng rất nhiều trên các báo trên tạp chí vân nghệ từ trung ương đến địa phương, anh cũng đã in rất nhiều những tập thơ riêng... rất vinh dự cho trang thơ văn mùa say đắm khi có anh là thành viên, thơ anh rất đa dạng và sâu sắc, mang tính giáo dục cao, mảng thơ tình của anh mang nhiều tâm sự của lứa tuổi mới lớn mộng mơ; đang tuổi cắp sách tới trường.
Chủ Nhật, 6 tháng 1, 2019
Cảm nhận bài thơ Quê Nghèo của Thanh Trắc Nguyễn Văn

NHỮNG CẢM NHẬN VỀ BÀI THƠ " QUÊ NGHÈO" RÚT TRONG TẬP "NGHÊU NGAO CA" CỦA NHÀ THƠ THANH TRẮC NGUYỄN VĂN
Mỹ Hạnh đã nhận được tập thơ "Nghêu Ngao Ca" của anh Thanh Trắc Nguyễn Văn gửi tặng, thực sự rất xúc động khó diễn tả hết bằng lời, nói cám ơn thì nghe khách sáo, nhịp sống nhanh và hiện đại của thành phố đông dân và sôi động nhất nước, dường như hợp với những nhà doanh nghiệp hơn, nhưng thật bất ngờ Mỹ Hạnh lại gặp một hồn thơ trầm lắng sâu sắc với những trăn trở bộn bề và hoài cổ đến vậy, không thể nói hết về tập thơ của anh được, Mỹ Hạnh sẽ chỉ dám nói một chút về bài thơ mà Mỹ Hạnh đọc xong xúc động không cầm nổi nước mắt, đó là bài thơ "Quê Nghèo" của anh.
Có lẽ quê ở đâu cũng vậy đều nghèo, cái nghèo chung là thiếu thốn vật chất, còn tình cảm thì đẹp và đầy đặn lắm chứ.
"Một hôm gom nắng ta về
Gặp em ngồi xõa tóc thề dưới hiên
Tang bồng còn được chữ duyên
Trao em mừng thấy cười nghiêng má hồng"

Chủ Nhật, 18 tháng 11, 2018
Nghêu Ngao Ca (Thanh Trắc Nguyễn Văn) - Dòng thơ trữ tình hiện đại

NGHÊU NGAO CA (THANH TRẮC NGUYỄN VĂN) - DÒNG THƠ TRỮ TÌNH HIỆN ĐẠI
Nhà thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn - hội viên Hội Nhà Văn Tp.HCM , hội viên CLB thơ Việt Nam tên thật là Nguyễn Văn Tạo hiện đang là giáo viên giảng dạy môn Vật lý tại trường THPT Võ Thị Sáu thuộc sở GD & ĐT Tp. HCM. Các tập thơ chính đã xuất bản: Hoa sứ trắng (1997); Hạ nhớ (1999); Cỏ hoa thì thầm (2002); Quà tặng mùa đông (2007); Giọt lệ trăng (2010); Huyền thoại người lái đò (2013) và Nghêu ngao ca (2018). Những thi phẩm xuyên suốt quá trình sáng tác trong hai mươi qua năm của anh là những “bản tình thơ” đẹp, trong sáng, lãng mạn được kết tinh từ sự rung cảm đầy chất nhân văn, đầy sự sáng tạo trong thẳm sâu con người nghệ sĩ. Tình yêu quê hương đất nước, tình yêu đôi lứa, khát vọng vươn lên và những khắc khoải trong từng nhịp đập con tim của cái tôi cá nhân trong cuộc đời đi vào thơ anh như những nốt nhạc lúc thăng lúc giáng, lúc trầm lúc bổng, lúc du dương khắc khoải, lúc ào ạt bão giông… Nó lắng đọng kết tụ trong lòng người đọc những xúc cảm những suy tư để rồi các độc giả cảm thấy vô cùng yêu thích, vô cùng hứng thú khi nhận ra vẻ đẹp của ca từ, thi tứ và tìm thấy sự đồng điệu với tâm hồn tác giả khi khép lại những tập thơ của anh.

Thứ Sáu, 9 tháng 11, 2018
Văn học Unescom, một vài cảm nhận với các bài thơ đoạt giải

VĂN HỌC UNESCOM, MỘT VÀI CẢM NHẬN VỚI CÁC BÀI THƠ ĐOẠT GIẢI
Với tiêu chí xây dựng phong trào văn thơ trên mạng xã hội nhằm tìm kiếm những tiếng lòng thể hiện tính Chân- Thiện- Mỹ để nâng cao sự cảm thụ của tâm hồn với những diễn biến của cuộc sống chung quanh ta đang hiển hiện mỗi ngày nhằm tìm ra tiếng nói chung và nâng cao sự nhận thức bằng văn hóa…
Sân chơi VĂN HỌC UNESCOM không dám nuôi mộng gánh vác những hoài bão lớn, chỉ mong là một vườn hoa dại bên cạnh khu rừng cổ thụ xanh um qua các thời kỳ, góp chút hương sắc cho đời. Tuy vậy, VĂN HỌC UNESCOM vẫn nghiêm túc khi tổ chức các cuộc thi thơ có hự hỗ trợ hết lòng toàn tâm toàn ý của các nhà thơ thuộc HỘI NHÀ VĂN TP.HCM để có một kết quả công tâm nhất không phụ lòng những người yêu thơ…Qua cuộc thi lần này, Ban Giám khảo rất vui khi nhìn chung các kết quá khá thống nhất và đã chọn ra các giải xứng đáng để tìm ra những bông hoa đẹp khi nhìn ở mọi hướng trong vườn. Với tôi có một nhận định riêng khi đa phần các tác phẩm đoạt giải hầu như đều khai thác tâm lý của người phụ nữ trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống, qua những tâm sự trải lòng để thấy có một sự thấu hiểu sâu sắc từ những người khác phái với nhau. Kinh tế thị trường đã đẩy con người muốn tồn tại thì phải tất bật với công việc, dần dà trong cuộc sống thiếu đi tính lãng mạn khiến tình yêu bớt đi hương vị ngọt ngào…

Thứ Bảy, 1 tháng 9, 2018
Nghệ thuật dẫn đắt trong bài thơ Mất nửa

NGHỆ THUẬT DẪN DẮT TRONG BÀI THƠ MẤT NỬA CỦA THANH TRẮC NGUYỄN VĂN
Đầu tiên là con đường: "Con đường mất nửa thành ba". Mới nghe tưởng chừng vô lí. Nhưng một khi đã bình tâm ngẫm nghĩ kĩ lại thì vẫn thấy hợp lí. Con đường xé nửa làm đôi thành hai con đường mới, cộng thêm với con đường cũ thì đúng là thành ba con đường thật! Một bài toán hơi rối rắm nhưng cũng khá đơn giản.
Kế đến là Mặt trời: "Mặt trời mất nửa nhập nhòa hoàng hôn". Mặt trời khi đã lặn chỉ còn phân nửa thì sẽ nhập nhòa giữa sáng và tối. Một hiện tượng tự nhiên mà ai nếu thường ngắm nhìn hoàng hôn ở đường chân trời đều biết.

Thứ Tư, 11 tháng 7, 2018
Bình bài thơ Lỡ...

BÌNH BÀI THƠ LỠ...
Bài thơ Lỡ... là lời của một người chồng đối với người vợ của mình. Người ta thường nói thời gian mà người con gái đẹp nhất trong mắt người chồng khi cô ấy vẫn còn là một người yêu, nhưng sẽ già và xấu đi rất nhiều khi đã trở thành một người vợ. Thời gian rất khắc nghiệt cứ lặng lẽ trôi đi cho dù người phụ nữ luôn luôn tìm mọi cách để níu kéo thời gian dừng lại.
Lời của người chồng trong bài thơ tỏ ra rất hiểu biết, rất cảm thông, rất tâm lý:
"Em còn nguyên đó nụ cười
Áo dài tím
Để một người ngẩn ngơ".

Thứ Ba, 19 tháng 6, 2018
Vài dòng cảm nhận về bài thơ Nghêu Ngao Ca

VÀI DÒNG CẢM NHẬN VỀ BÀI THƠ NGHÊU NGAO CA
Nhận được bản thảo tập thơ Nghêu Ngao Ca của Thanh Trắc Nguyễn Văn, tôi khá ngạc nhiên vì trước đó nửa năm tôi có hỏi anh chừng nào sẽ ra tập thơ mới nữa thì anh lắc đầu bảo không có kính phí! Nhưng hôm nay thì khác, anh tỏ ra rất hào hứng, phấn khởi với bản thảo tập thơ mới của mình; hỏi ra mới biết Thanh Trắc Nguyễn Văn vừa nhận được kinh phí hỗ trợ từ Hội Nhà Văn tp.HCM.

Chủ Nhật, 29 tháng 4, 2018
Bình bài thơ Quà tặng đêm mưa

BÌNH BÀI THƠ QUÀ TẶNG ĐÊM MƯA
Bài thơ rất thi vị và đẹp vì không chỉ có câu chuyện mà còn có cả không gian, âm thanh ánh sáng.
"Em cười
...Đêm bỗng tan ra"
là câu thơ đột phá, câu thơ chuyển hóa, chúng ta nghe như thấy tiếng cười vang cao vút của cô gái giữa bãi biển đêm u tịch làm tan đi cái không gian tĩnh mịch vốn có hòa vào đó hơi ấm của tình người, của nét yêu đời vốn sẵn nơi các bạn trẻ. Và rồi chính cái tình người dễ thương, dễ mến, dễ yêu đấy mà trời bỗng chuyển mưa, thỏa mãn ước nguyện của chàng trai và cô gái trẻ.

Thứ Bảy, 21 tháng 10, 2017
Bình bài thơ Mẹ chiến sĩ và hai người con

BÌNH BÀI THƠ MẸ CHIẾN SĨ VÀ HAI NGƯỜI CON
Trong chiến tranh mất mát là điều không thể tránh khỏi và người đau khổ nhất chính là những người Mẹ. Bài thơ "Mẹ chiến sĩ và hai người con" của tác gỉả Thanh Trắc Nguyễn Văn đã gợi cho tôi nhiều cảm xúc rất đặc biệt.
"Con của mẹ giặc treo khô xác".
Con của Mẹ là một người con trai bình thường cũng như bao người con trai nước Việt khác. Khi giặc đến nhà anh đã "xếp bút nghiên theo việc đao cung" lên đường giết giặc cứu nước. Nhưng không may người chiến sĩ ấy đã bị sa vào tay giặc. Anh đã bất khuất không đầu hàng nên bọn giặc cướp nước căm giận đã giết chết anh. Chúng còn hành hạ dã man thi hài của anh bằng cách "treo khô xác". Nỗi đau của người Mẹ lại càng tăng thêm gấp bội vì sự tàn bạo của quân thù.

Đăng ký:
Bài đăng
(
Atom
)