Hiển thị các bài đăng có nhãn Tam su Thanh Trac Nguyen Van qua tho. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tam su Thanh Trac Nguyen Van qua tho. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 15 tháng 1, 2024

Đôi dòng về bài thơ Gặp vợ cũ (Nhớ mình người dưng)

Photo by Anh Vu


ĐÔI DÒNG VỀ BÀI THƠ GẶP VỢ CŨ

Ngày lễ Nhà giáo 20 tháng 11, tôi về trường Võ Thị Sáu thì gặp lại cô. Cô rất quan tâm tôi và tôi vẫn luôn xem cô như một bậc tiền bối đáng kính. Ngày trước, thấy tôi đã hơn 40 tuổi mà vẫn bị "ế", cô đã tư vấn tôi "làm quen" với một cô giáo dịu dàng, trẻ đẹp dạy môn anh văn chung trường Võ Thị Sáu. Rất tiếc chuyện không thành vì hai lý do. Một, cô ấy chỉ thích môn toán, không thích môn lý. Hai, cô ấy rất thích thơ nhưng lại không thích thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn!

Cô có dự đám cưới của tôi với người vợ trước (năm 2004) nên hỏi thăm. Tôi trả lời: chúng tôi đã chia tay. Tôi hiện đang sống với người vợ hiện tại và có một bé gái đang học lớp 10 trường Marie Curie. Vợ trước tôi cũng đã có chồng giàu và đã có con riêng. Cô hỏi tuổi của tôi và tuổi vợ trước. Tôi nói, tôi sinh năm 1962 nhưng do sinh ra trước Tết Nguyên đán nên là tuổi Tân Sửu; vợ trước tôi tuổi Quý Hợi (sinh năm 1983). Cô trầm ngâm hồi lâu rồi nói, tuổi Tân Sửu rất long đong, luôn gặp trắc trở trong cuộc sống. Còn nữ tuổi Quý Hợi, nhiều người vẫn tưởng là rất tốt nhưng cũng lao đao không kém. Cô có người dì cũng tuổi Quý Hợi (sinh năm 1923), cũng hai đời chồng, sau này dì phải vào sống cô đơn trong chùa và mất ở đó. Trước khi ra về, cô khuyên tôi đã nghỉ hưu nên vui sống, đừng nghĩ ngợi nhiều. Tôi cũng chúc lại cô luôn bình an và có thật nhiều sức khỏe...

Tôi viết bài thơ "Gặp vợ cũ" gửi tặng cô. Khi báo Bà Rịa Vũng Tàu đăng (ngày 8-12-2023), Ban biên tập đã sửa lại tựa bài thơ thành "Nhớ mình người dưng".

Thanh Trắc Nguyễn Văn


Photo by Anh Vu


Thứ Năm, 15 tháng 10, 2020

Nhớ về bài thơ Áo Em Màu Tím Hoa Cà

Nguyễn Hương Giang

NHỚ VỀ BÀI THƠ ÁO EM MÀU TÍM HOA CÀ

Sinh nhật của cô Nhặn, giáo viên văn trường THPT Võ Thị Sáu, tôi vô tình được biết là một ngày trong tháng 10. Do đó trong 1 chùm thơ 8 bài gởi cho một tạp chí gần đây tôi có gởi kèm một bài thơ viết tặng cho cô Nhặn. Tạp chí vừa mail cho tôi biết là trong số sắp tới họ sẽ "đi" (tiếng lóng dùng trong giới báo chí có nghĩa là "đăng bài") 2 bài, trong đó có bài thơ viết tặng cho cô Nhặn.


Thiếu nữ áo dài tím hoa cà

Thứ Hai, 23 tháng 3, 2020

Thơ tặng mừng đám cưới thầy cô trường Võ Thị Sáu

Áo dài ĐẸP

THƠ TẶNG MỪNG ĐÁM CƯỚI THẦY CÔ TRƯỜNG VÕ THỊ SÁU

Mỗi khi dự tiệc đám cưới Thanh Trắc Nguyễn Văn thường có tặng thơ cho đôi tân lang - tân nương. Thơ tặng phải có tên chú rể - cô dâu trong đó. Thơ tặng rất nhiều nhưng do không lưu lại nên hầu như Thanh Trắc Nguyễn Văn không còn nhớ được bài thơ nào.


Áo dài ĐẸP

Thứ Tư, 26 tháng 9, 2018

Xin đừng tùy tiện chỉnh sửa thơ



XIN ĐỪNG TÙY TIỆN CHỈNH SỬA THƠ 

Cô Hồng Diễm là giáo viên dạy văn cũ của trường THPT Võ Thị Sáu tp.HCM. Ngày xưa, cô Hồng Diễm khi còn trẻ cô là một cô giáo rất năng động, lại hát hay và xinh đẹp như một đóa hoa hồng bạch. Cô vẫn thường lên lớp với tà áo dài trắng. Về sau cô Hồng Diễm đã cùng chồng chuyển sang kinh doanh ngành du lịch.

Bài thơ tôi viết tặng cho cô Hồng Diễm khi bất ngờ gặp lại cô trong buổi tiệc cưới của một người bạn đồng nghiệp. Bài thơ sau này đã được đăng trên nhiều tờ báo trong nước trong chùm thơ mang tên Tứ Tuyệt Nhà Giáo và cũng đã được in trong tập thơ Nghêu Ngao Ca - NXB Hội Nhà Văn 2018 (do Hội Nhà Văn Tp.HCM tài trợ in). 




Chủ Nhật, 13 tháng 5, 2018

Bạn Ngọc Hiền và tấm ảnh ngày xưa

Ảnh Ngọc Hiền


BẠN NGỌC HIỀN VÀ TẤM ẢNH NGÀY XƯA

Có một người bạn gởi một tấm ảnh của một cô gái áo trắng xinh xinh và hỏi tôi:

- Biết ai đây không?
- Chịu, không biết!

- Ngọc Hiền - học sinh cũ THPT Trần Quốc Tuấn, thuở còn là nữ sinh đấy!

Kim Trang (cũng có tên là "bé Hiền"), vợ tôi trông thấy tấm ảnh trầm trồ:

- Chị này xinh nhưng sao tóc ngắn giống con trai quá?

Tôi trả lời:

- Đây là kiểu tóc "demi garcon" duyên dáng của các cô gái, thịnh hành ở Sài Gòn khoảng những năm trước 1975. Nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên có bài thơ "Cô Bắc Kỳ nho nhỏ". Sau này Phạm Duy phổ nhạc, con trai Phạm Duy là Duy Quang có hát bài này.

Vợ tôi cười:

- Trước năm 1975 em chưa ra đời nên không biết kiểu tóc này.

Tôi bỗng nhớ ngày vào lớp 10 trường Trần Quốc Tuấn gặp gỡ và trao đổi với Ngọc Hiền lần đầu tiên (năm 1977). Hình như ngày đó tôi phải vào lớp sớm vì tổ tôi phải làm vệ sinh lớp chuẩn bị cho một ngày quan trọng gì đó. Ngọc Hiền bận áo trắng, tóc dài búi gọn sau đầu, là tổ trưởng đứng trước cửa lớp đợi tôi đến để phân công. Thời gian thế mà thấm thoát trôi nhanh quá...

Thanh Trắc Nguyễn Văn


Photo by Pham Dung


Thứ Hai, 2 tháng 2, 2015

Cô giáo Ngọc Xuân và bài thơ Khúc hát tương tư



CÔ GIÁO NGỌC XUÂN VÀ BÀI THƠ KHÚC HÁT TƯƠNG TƯ

Cô giáo Nguyễn Ngọc Xuân là một cô giáo trẻ, xinh đẹp dạy môn hóa học ở trường Võ Thị Sáu. Năm 2014, trong một  lần cùng gia đình về thăm quê ở Tiền Giang, khi đi ngang qua cầu Bến Lức (tỉnh Long An), Thanh Trắc Nguyễn Văn thấy một cô gái rất giống cô Ngọc Xuân. Chợt nhớ cô Ngọc Xuân quê ở Long An thế là Thanh Trắc Nguyễn Văn bỗng nghĩ ra được những dòng thơ đầu tiên. Khi đến nghỉ chân tại một quán nhỏ ở Cầu Voi (cũng thuộc tỉnh Long An) thì bài thơ xem như đã được viết hoàn chỉnh.



Chủ Nhật, 7 tháng 12, 2014

Cô Lê Kim Mai và màu áo dài vàng trong bài thơ Xuân đến



CÔ LÊ KIM MAI VÀ MÀU ÁO DÀI VÀNG TRONG BÀI THƠ XUÂN ĐẾN

Một ngày thượng tuần tháng giêng năm 2008, tết Nguyên Đán khi ấy còn rất xa, khoảng hơn một tháng nữa mới đến. Gió sân trường buổi sáng lại lành lạnh nên hầu hết ai nấy đều nghĩ trời vẫn còn đang mùa đông. Học sinh trường THPT Võ Thị Sáu trong lớp vẫn miệt mài học tập, các em ngồi trao đổi với nhau về những công thức toán, những đoạn văn biểu cảm.



Thứ Tư, 2 tháng 7, 2014

Cô Đinh Thị Yến Phương, người mẫu thơ số 1



CÔ ĐINH THỊ YẾN PHƯƠNG NGƯỜI MẪU THƠ SỐ 1

Cô Đinh Thị Yến Phương là một cô giáo xinh đẹp dạy môn toán ở trường THPT Võ Thị Sáu, cô về trường công tác khoảng năm 2003. Ở trường Võ Thị Sáu, cô Yến Phương là người mẫu thơ số một của Thanh Trắc Nguyễn Văn. Các bài thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn viết tặng cho cô như: Tìm xuân, Van em đừng qua cổng, Chải tóc, Vay tình đều may mắn được các báo và tạp chí đăng ngay khi tác giả vừa mới gửi bài đến. Cô Yến Phương cũng chính là nguồn cảm hứng để Thanh Trắc Nguyễn Văn viết hai câu thơ vui:

“Nơi Yến Phương đã bỏ đi: tất cả hoa hồng đều hóa đá
Khi Yến Phương trở lại: tất cả đá lại hóa hoa hồng”.




Thứ Tư, 21 tháng 5, 2014

Cô Lê Thị Thu Hằng và bài thơ Hát ghẹo



CÔ LÊ THỊ THU HẰNG VÀ BÀI THƠ HÁT GHẸO

Cô Lê Thị Thu Hằng là một cô giáo dạy học môn anh văn ở trường THPT Võ Thị Sáu. Trong một lần ra miền Bắc vào mùa hè năm 2012, cùng vợ chồng cô, tôi vô tình được biết quê hương của cô Thu Hằng ở Phú Thọ. Lúc đó tôi chợt nhớ tôi đã từng được dự và nghe say mê những đêm Hát ghẹo, một loại dân ca vô cùng đặc sắc ở làng Nam Cường, xã Thanh Uyên thuộc tỉnh Phú Thọ.

Đã có rất nhiều tư liệu viết về Hát ghẹo, nhưng mỗi tư liệu đều có chút ít khác biệt. Điều này cũng dễ hiểu vì Hát ghẹo xuất phát từ nền văn học dân gian nên có rất nhiều dị bản. Hát ghẹo cũng như Hát xoan là sản phẩm riêng của tỉnh Phú Thọ, thuộc miền đất cố đô Phong Châu, kinh đô xưa của nước Văn Lang. 




Thứ Năm, 17 tháng 4, 2014

Đôi dòng tâm sự về bài thơ Tiễn cô giáo Ái Lan



TIỄN CÔ GIÁO ÁI LAN

Tiễn em về với thiên đường
Hoa lan vẫn nở đưa hương ngậm ngùi
Mây bay thấy bóng em cười
Bảng xanh, phấn trắng khóc người đi xa....


2013

Thanh Trắc Nguyễn Văn


Bài thơ trên Thanh Trắc Nguyễn Văn đã viết tặng đưa tiễn cô giáo Ái Lan về nơi vĩnh hằng trong một ngày của tháng tư năm 2013. Đã có rất nhiều người có ý kiến phản hồi với Thanh Trắc Nguyễn Văn về bài thơ tứ tuyệt này. Phần đông họ tỏ ra không bằng lòng với câu thơ:

“Mây bay thấy bóng em cười”
 

Họ lý giải thơ chia buồn sao lại "cười"? Phải "khóc" mới đúng chứ!



Thứ Hai, 17 tháng 3, 2014

Cô Hoàng Bảo Tú Quỳnh và bài thơ Hoa quỳnh nở



CÔ HOÀNG BẢO TÚ QUỲNH VÀ BÀI THƠ HOA QUỲNH NỞ

Chuyện đã xảy ra cũng khá lâu, khoảng năm 2001. Cô Tú Quỳnh, giáo viên dạy toán trường PTTH Võ Thị Sáu, năm ấy còn rất trẻ đẹp, dù cô đã có chồng và một con.



Thứ Tư, 8 tháng 1, 2014

Cô Hương Trà và bài thơ viết về phố núi



CÔ HƯƠNG TRÀ VÀ BÀI THƠ VIẾT VỀ PHỐ NÚI

Cô Lê Thị Hương Trà là một cô giáo dạy môn vật lý ở trường THPT Võ Thị Sáu tp.HCM. Gặp cô Hương Trà lần đầu khi cô vừa về trường nhận nhiệm sở tôi đã rất ngạc nhiên. Cô có nước da nâu nâu và gương mặt xinh xinh đặc trưng của những người đẹp nơi miền đất đỏ tây nguyên. Đúng như tôi dự đoán, khi tôi hỏi quê cô ở đâu, cô cho biết quê cô ở Pleiku. Pleiku là thành phố thuộc tỉnh Gia Lai, một tỉnh cao nguyên xa xôi thuộc miền trung đất nước.



Thứ Hai, 25 tháng 11, 2013

Cô giáo Thùy Dương và bài Thơ viết ở biển Vũng Tàu



BÀI THƠ VIẾT Ở BIỂN VŨNG TÀU VÀ CÔ GIÁO THÙY DƯƠNG

Tại trường Võ Thị Sáu, ngoài cô Yến Phương là người mẫu thơ số 1 của Thanh Trắc Nguyễn Văn với bốn bài thơ là: Tìm xuân, Van em đừng qua cổng, Chải tóc và Vay tình; thì cô Thùy Dương là người mẫu thơ số 2 với ba bài thơ: Thơ viết ở biển Vũng Tàu, Thơ tình ở biển Gành Dầu và Họa sĩ. Đặc biệt bài thơ Họa sĩ, Thanh Trắc Nguyễn Văn viết tặng cho cô Thùy Dương năm 2011, cũng là bài thơ đã giúp Thanh Trắc Nguyễn Văn vào được vòng chung khảo trong một cuộc thi thơ lớn năm 2013.



Thứ Sáu, 6 tháng 9, 2013

Cô gái Bến Tre trong bài Thơ tình viết ở Bến Tre



CÔ GÁI BẾN TRE TRONG BÀI THƠ TÌNH VIẾT Ở BẾN TRE

Cô Tuyết Loan là giáo viên dạy môn ngữ văn trường PTTH Võ Thị Sáu. Đầu xuân năm 2012, Thanh Trắc Nguyễn Văn và các giáo viên tổ Lý trường PTTH Võ Thị Sáu có thực hiện một chuyến đi du lịch đến Bến Tre. Thanh Trắc Nguyễn Văn và các bạn đồng hành có ghé thăm nhà cô Tuyết Loan ở huyện Châu Thành. Là một miền đất rất đặc trưng của vùng sông nước Nam Bộ, huyện Châu Thành nói riêng và tỉnh Bến Tre nói chung, thật sự rất hấp dẫn đối với du khách.



Thứ Bảy, 10 tháng 8, 2013

Kỷ niệm về bài thơ Hạ nhớ



KỶ NIỆM VỀ BÀI THƠ HẠ NHỚ

Minh Thu là tên của một nữ sinh rất xinh đẹp của trường PTTH Võ Thị Sáu trong khoảng những năm thập niên 1985 - 1990.  Cô gái duyên dáng, nói giọng Bắc, người Hải Phòng này đã làm ngẩn ngơ rất nhiều nam sinh trường PTTH Võ Thị Sáu lúc bấy giờ.

Thanh Trắc Nguyễn Văn viết bài thơ Hạ nhớ là để tặng riêng cho Minh Thu và những bạn nam đã ngưỡng mộ cô. Trong bài thơ có tên của Minh Thu: 


“Mùa thu sao đến chậm
Để buồn ta mênh mông?”.  



Thứ Bảy, 20 tháng 7, 2013

Nhật ký ngày 19.7.2013



NHẬT KÝ NGÀY 19.7.2013

Lần đầu tiên tại Việt Nam, một cuộc thi thơ rầm rộ đã được tổ chức trên Facebook với chủ đề thơ là Lời tỏ tình đầu tiên vào tháng 6 năm 2013.

Cuộc thi đã đã quy tụ hơn 3.000 tác giả với hơn 10.000 bài thơ dự thi. Ông Phạm Thanh Long (người đứng ra tổ chức giải thi thơ) và Ban giám khảo cũng đã quyết định chọn 115 bài thơ hay nhất, vào chung khảo và in trong tuyển tập thơ Thơ hay Facebook. Bài thơ dự thi Lời tò tình đầu tiên của Thanh Trắc Nguyễn Văn cũng đã vào chung khảo và được chọn in trong tuyển tập thơ này. 





Thứ Sáu, 21 tháng 6, 2013

Kỷ niệm về bài thơ dịch Đôi khi



KỶ NIỆM VỀ BÀI THƠ DỊCH ĐÔI KHI

Trong khoảng thời gian từ năm 1992 đến năm 1998, do lâu quá không còn nhớ rõ, tôi có chủ nhiệm một lớp 11. Lớp tôi khi đó có một em nữ sinh rất xinh đẹp. Bỗng nhiên em này nghỉ học một tuần không phép. Tôi vội đến nhà gặp em, hỏi ra mới biết em đang thất tình và em nói em không còn muốn đi học nữa. Em cũng không giấu diếm em có ý định "bỏ đi thật xa" để người đã ruồng bỏ em phải hối hận!



Chủ Nhật, 26 tháng 5, 2013

Tâm sự của tác giả về bài thơ Hoa anh đào



TÂM SỰ CỦA TÁC GIẢ VỀ BÀI THƠ HOA ANH ĐÀO

Ngày xưa khi cô giáo Anh Đào mới về trường (khoảng năm 1993), còn rất trẻ đẹp dù đã có một chồng một con, Thanh Trắc Nguyễn Văn đã viết ngay hơn 5 bài thơ để tặng, nhưng không một tờ báo nào chịu đăng vì lúc đó thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn còn dở quá! Có một cô biên tập viên vẫn thường nói đùa là mỗi lần đọc thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn gởi lên báo để xin đăng, cô ấy phải tốn tiền mua thuốc nhức đầu!



Thứ Bảy, 13 tháng 4, 2013

Hồi ký thơ: Kỷ niệm chiều sông Đuống



KỶ NIỆM CHIỀU SÔNG ĐUỐNG

Khoảng cuối mùa hè năm 1998, tôi có gác thi đại học chung với một cô sinh viên xinh đẹp tại trường PTTH Võ Thị Sáu. Tên của nàng là Phương. Theo quy định gác thi của trường đại học đó, không nhớ rõ là đại học nào, hai giám thị tuy mỗi buổi đều phải thay đổi phòng thi nhưng vẫn được đi chung với nhau. Cô Phương xinh lắm nhưng lại rất nghiêm túc, nên tuy gác thi chung chúng tôi vẫn không nói chuyện được nhiều. Gác thi xong thì chia tay. 



Thứ Ba, 19 tháng 3, 2013

Bài thơ tặng cô giáo sinh Hà My



BÀI THƠ TẶNG CÔ GIÁO SINH HÀ MY

Năm ấy trường PTTH Võ Thị Sáu lại có rất nhiều giáo sinh về thực tập. Có nhiều đoàn thực tập khác nhau, có đoàn kiến tập của trường Đại học Sư Phạm, có đoàn thực tập và kiến tập của trường Đại học Sài Gòn. Dĩ nhiên trong các đoàn thực tập đều có các cô nữ giáo sinh xinh đẹp và duyên dáng. Tôi may mắn làm quen được vài cô như cô Trúc Linh (Đại học Sài Gòn - Lý) siêng năng và dễ thương, cô Kim Anh (Đại học Sài Gòn - Lý) trắng trẻo và xinh xắn, cô Ngọc Phương (Đại học Sài Gòn - Văn) vui tính và thích đánh cờ tướng, biệt danh của cô này do các bạn gán ghép cho là "ma cờ"!