Chủ Nhật, 31 tháng 10, 2010

Truyện thơ: Lời thề màu hoa phượng



LỜI THỀ MÀU HOA PHƯỢNG

Thuở ấy tôi là một học sinh nhà nghèo vừa tròn mười tám tuổi chưa ý thức được tương lai. Tôi học không khá như các bạn cùng lứa. Nhiều người bảo tôi không được thông minh. Chỉ có thầy chủ nhiệm lớp 12 của tôi là có nhận xét khác. Thầy thường nói riêng với tôi:


- Mùa thi đến rồi, con hãy chịu khó cố gắng thêm trong học tập một chút nữa. Chỉ cần cố gắng thêm một chút nữa thôi! Con có thể sẽ đậu đại học để sau này giúp gia đình con thoát khỏi cảnh nghèo khó như bây giờ. Con rất giỏi về môn sinh học. Riêng hai môn toán và hóa học con học cũng tạm được. Con nên thi ngành Y.

Tôi nghe rồi chỉ để mỉm cười vì tôi tự nghĩ sức học mình chỉ có thế, tôi đậu tốt nghiệp được lớp 12 là mừng lắm rồi. Tôi đăng ký thi đại học chỉ cốt cho vui mà thôi. Còn thi vào ngành Y là điều hoàn toàn tôi không dám nghĩ.

Quê tôi ở miền sông nước nên chợ thường họp trên sông, người ta vẫn gọi là chợ nổi. Hè năm ấy khi đi chợ tôi vô tình quen một cô lái đò rất xinh đẹp. Tôi hỏi tên, nàng bảo nàng tên là Hoa Phượng.




Thứ Sáu, 22 tháng 10, 2010

Phân tích nhân vật An Dương Vương (10c)

Lê Thu An


PHÂN TÍCH NHÂN VẬT AN DƯƠNG VƯƠNG TRONG "AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ MỊ CHÂU TRỌNG THỦY" (10c)

Cần chú ý, nhân dân gọi Mị Châu là giặc. Nhân dân không đánh giá nàng theo quan điểm đạo đức phong kiến thông thường mà đứng trên quan điểm quốc gia, dân tộc để kết tội nàng. Nàng phạm phải lỗi lầm không thể tha thứ của một người dân đối vói đất nước. Nhân dân đã để cho Mị Châu phải chết dưới lưỡi gươm nghiêm khắc của vua cha. Song thái độ, cách đánh giá của nhân dân vừa thấu lí vừa đạt tình. Có tội thì phải đền tội nhưng oan tình cần được hoá giải. Hãy nghe lời khấn của Mị Châu trước khi bị chém đầu. Theo Đỗ Bình Trị, “Nếu cho rằng Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ là câu chuyện tình yêu chung thuỷ, đẹp đẽ thì đó là lời nhục mạ vong linh nàng Mị Châu tội nghiệp, vì nếu thế nàng sẽ là kẻ si tình, mù quáng cho đến tận lúc chết”. Nhưng nàng chỉ vô tình mà mắc tội. Khi nghe lời phán quyết của thần Kim Quy, biết mình bị lừa dối, nàng không một chút nào nhớ đến Trọng Thuỷ, không một lời nào xin tha tội chết mà chỉ còn duy nhất ước nguyện được minh oan cho lỗi lầm không thể tha thứ của mình : “Thiếp là phận gái, nếu có lòng phản nghịch mưu hại cha, chết đi sẽ biến thành cát bụi. Nếu một lòng trung hiếu mà bị người lừa dối thì chết đi sẽ biến thành châu ngọc để rửa sạch mối nhục thù”.


Lê Thu An


Thứ Năm, 21 tháng 10, 2010

Phân tích nhân vật An Dương Vương (10b)

Thiếu nữ áo dài đỏ


PHÂN TÍCH NHÂN VẬT AN DƯƠNG VƯƠNG TRONG "AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ MỊ CHÂU TRỌNG THỦY" (10b)

An Dương Vương đã phải chịu thất bại, nỗi đớn đau vô cùng to lớn: là một nhà vua có công dựng nước mà tự mình làm mất nước, là một người cha rất mực yêu con mà phải tự tay chém đầu người con gái yêu quý nhất của mình. Hành động chém con gái của An Dương Vương vừa thể hiện bi kịch của An Dương Vương vừa là cách khắc hoạ thêm tính cách của nhà vua. Khi tỉnh ngộ, nhận rõ lỗi lầm, An Dương Vương đã kiên quyết đặt lợi ích quốc gia lên trên tình nhà.


Thiếu nữ áo đầm trắng chấm bi


Thứ Tư, 20 tháng 10, 2010

Giới thiệu Tuyển tập thơ Lộc Phát Canh Dần





GIỚI THIỆU TUYỂN TẬP THƠ LỘC PHÁT CANH DẦN

Xin giới thiệu Tuyển tập thơ Lộc Phát Canh Dần - NXB Công An Nhân Dân ấn hành năm 2010.  



Thứ Ba, 19 tháng 10, 2010

Phân tích nhân vật An Dương Vương (10a)

Nguyễn Thị Kim Oanh


PHÂN TÍCH NHÂN VẬT AN DƯƠNG VƯƠNG TRONG "AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ MỊ CHÂU TRỌNG THỦY" (10a)

Mỗi một địa danh, một ngôi đình làng, một lễ hội thường gắn với một truyền thuyết, một câu ca. Xưa kia lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hoá cộng đồng vô cùng quen thuộc của nhân dân. Người dân đến với lễ hội được thoả mãn cả phần tâm linh (cầu mong những điều tốt đẹp cho dân làng, cho gia đình) và cả phần giao lưu, cộng cảm với cộng đồng. Thái độ, quan niệm thành kính, ngưỡng vọng của nhân dân cũng thể hiện rất rõ qua các nghi lễ thờ cúng, vật phẩm dâng tiến, các hành động lễ hội, các tục, hèm (đặc điểm riêng liên quan đến nguồn gốc, thân thế, chiến công hay sự hoá thân của nhân vật được thờ phụng). Đây cũng chính là mặt quan trọng trong việc đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy văn học dân gian trong nhà trường.


Nguyễn Thị Kim Oanh


Thứ Hai, 18 tháng 10, 2010

Phân tích nhân vật An Dương Vương (9)

Thiếu nữ ngồi áo dài đỏ


PHÂN TÍCH NHÂN VẬT AN DƯƠNG VƯƠNG TRONG "AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ MỊ CHÂU TRỌNG THỦY" (9)

Nhân vật An Dương Vương trong tác phẩm Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc. Đó vừa là ông vua anh minh sáng suốt nhưng vì một phút chủ quan mà dẫn đến bi kịch mất nước. Số phận bi kịch của nhân vật để lại bài học sâu sắc cho muôn thế hệ sau.


Hai nữ sinh áo dài trắng


Chủ Nhật, 17 tháng 10, 2010

Thơ 0159: Nói



NÓI

Có những lời phải nói
Như biển khát mặt trời
Thiêu bóng đêm gian dối
Mập mờ lửa ma trơi.

Có những lời chớ nói
Nói chỉ tổn thương nhiều
Sự thật là phải biết
Dung hòa để thương yêu.

Có những lời không nói
Có nói cũng xa rồi
Em một phương trời mộng
Ta chúc mừng em thôi!

Có những lời chưa nói
Sao chẳng nói bây giờ?
Lời kính yêu dâng mẹ
Vọng tiếng lòng con thơ.

Có những lời nước mắt
Sau dông tố tột cùng
Ta nhủ mình đi tiếp
Giương cánh buồm bao dung.

2001
(Tập thơ Cỏ Hoa Thì Thầm – NXB Thanh Niên 2002)

Thanh Trắc Nguyễn Văn




Thứ Bảy, 16 tháng 10, 2010

Phân tích nhân vật An Dương Vương (8)

Thiếu nữ áo dài đỏ


PHÂN TÍCH NHÂN VẬT AN DƯƠNG VƯƠNG TRONG "AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ MỊ CHÂU TRỌNG THỦY" (8)

Chúng ta không khó thể nhận thấy được trong kho tàng văn học dân gian thì những câu chuyện cổ tích hay truyền thuyết được đánh giá chính là những giá trị lịch sử, tinh thần của người xưa. Nói đến truyền thuyết thì truyền thuyết An Dương Vương-Mị Châu-Trọng Thủy được nhắc đến là một trong những truyền thuyết tiêu biểu phản ánh bi kịch mất nước nhà tan. Đồng thời cũng còn là ý thức lịch sử của nhân dân, trong đó nhân vật An Dương Vương dường như đã để lại nhiều bài học sâu sắc về việc dựng nước và giữ nước. Thêm với đó là tấm lòng yêu nước thương dân và tầm nhìn xa trông rộng của một vị lãnh tụ.


Thiếu nữ áo dài hồng


Thứ Sáu, 15 tháng 10, 2010

Phân tích nhân vật An Dương Vương (7)

Thiếu nữ y phục cổ trang


PHÂN TÍCH NHÂN VẬT AN DƯƠNG VƯƠNG TRONG "AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ MỊ CHÂU TRỌNG THỦY" (7)

Có lẽ trong kho tàng văn học dân gian thì những câu chuyện cổ tích hay truyền thuyết là những giá trị lịch sử một thời mà cha ông ta gửi gắm và là suối nguồn mát lành nuôi dưỡng văn học viết sau này. Trong số ấy, thì truyền thuyết An Dương Vương-Mị Châu-Trọng Thủy là một trong những truyền thuyết tiêu biểu phản ánh bi kịch mất nước nhà tan và ý thức lịch sử của nhân dân, trong đó nhân vật An Dương Vương đã để lại nhiều bài học sâu sắc về việc dựng nước và giữ nước, cùng tấm lòng yêu nước thương dân và tầm nhìn xa trông rộng của một vị lãnh tụ.


Thiếu nữ nằm nghiêng tắm suối


Thứ Năm, 14 tháng 10, 2010

Phân tích nhân vật An Dương Vương (6)

Thiếu nữ áo dài hồng


PHÂN TÍCH NHÂN VẬT AN DƯƠNG VƯƠNG TRONG "AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ MỊ CHÂU TRỌNG THỦY" (6)

Lời thơ của nhà thơ Tố Hữu cất lên:

“ Tôi kể người nghe chuyện Mị Châu
Trái tim lầm chỗ để trên đầu
Nỏ thần vô ý trao tay giặc
Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu”


Thiếu nữ ngồi áo dài đỏ


Thứ Tư, 13 tháng 10, 2010

Phân tích nhân vật An Dương Vương (5)

Thiếu nữ áo dài xưa


PHÂN TÍCH NHÂN VẬT AN DƯƠNG VƯƠNG TRONG "AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ MỊ CHÂU TRỌNG THỦY" (5)

An Dương Vương vừa là một vị vua có thực trong cổ sử Việt Nam, vừa là nhân vật gắn với nhiều hư cấu li kì trong truyền thuyết. Truyền thuyết kể lại rằng, Hùng Vương thứ 18 thấy Thục Phán là người có tài, nghĩ mình không có con trai, nên theo lài khuyên của Sơn Tinh đã truyền lại ngôi báu cho Thục Phán. Cũng theo truyền thuyết, sau khi được truyền ngôi báu, An Dương Vương đã dời đô từ vùng núi Nghĩa Lĩnh về vùng đồng bằng Cổ Loa.


Thiếu nữ áo đen


Thứ Ba, 12 tháng 10, 2010

Phân tích nhân vật An Dương Vương (4b)

Thiếu nữ áo dài xưa


PHÂN TÍCH NHÂN VẬT AN DƯƠNG VƯƠNG TRONG "AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ MỊ CHÂU TRỌNG THỦY" (4b)

Ông cũng là vị vua có tinh thần cảnh giác cao độ, có ý chí chiến đấu mạnh mẽ cùng tài chỉ huy thao lược, luôn chuẩn bị sẵn sàng cho việc chiến đấu chống kẻ thù. Chính vì vậy, nhiều lần Triệu Đà ở phương Bắc mang quân đánh chiếm Âu Lạc đều bị An Dương Vương đánh bại. Đó chính là kết quả từ việc xây dựng Loa thành kiên cố cùng với việc có tinh thần cảnh giác cao độ và vũ khí sẵn sàng. Tóm lại ta thấy rằng, An Dương Vương là một vị vua anh minh, có tài thao lược, có tinh thần trách nhiệm cao với đất nước, đồng thời luôn có lòng cảnh giác cao độ với kẻ thù. Chính vì những phẩm chất đó, ông đã được sự ủng hộ của nhân dân và cả thần linh trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước của mình.


Thiếu nữ ngồi áo dài đỏ


Thứ Hai, 11 tháng 10, 2010

Phân tích nhân vật An Dương Vương (4a)

Thiếu nữ thảo nguyên


PHÂN TÍCH NHÂN VẬT AN DƯƠNG VƯƠNG TRONG "AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ MỊ CHÂU TRỌNG THỦY" (4a)

Kho tàng truyện dân gian Việt Nam là nơi đúc kết kinh nghiệm cũng như lưu giữ những giá trị lịch sử, đặc biệt là thể loại truyền thuyết. Ở thể loại này, chúng ta không thể không nhắc tới truyền thuyết "An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy". Bởi đây là một câu chuyện nhắc nhở chúng ta bài học về dựng nước và giữ nước. Không chỉ vậy, nó còn giúp chúng ta tìm hiểu về một vị vua anh minh, tài đức, có tầm nhìn xa trông rộng - An Dương Vương.


Thiếu nữ áo trắng


Chủ Nhật, 10 tháng 10, 2010

Phân tích nhân vật An Dương Vương (3)

Thiếu nữ trang phục thảo nguyên



PHÂN TÍCH NHÂN VẬT AN DƯƠNG VƯƠNG TRONG "AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ MỊ CHÂU TRỌNG THỦY" (3)

“Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy” là một trong những truyền thuyết đặc sắc trong kho tàng lịch sử văn học nước ta về chủ đề đấu tranh giữ nước. Câu chuyện là sự sáng tạo mang đậm yếu tố thần kì của dân gian xung quanh cốt lõi lịch sử có thật về nhân vật An Dương Vương. Qua đó, chúng ta có thể thấy được An Dương Vương là vị vua có công vĩ đại trong việc xây thành đắp lũy, yêu nước thương dân nhưng vì chủ quan nên khinh địch nên khiến đất nước rơi vào tay kẻ thù.


Thiếu nữ áo đầm hồng


Thứ Bảy, 9 tháng 10, 2010

Thơ 0158: Bây giờ



BÂY GIỜ

Bây giờ đốt đuốc tìm nhau
Tìm câu yêu cũ lạc vào tháng năm
Đớn đau xưa gối khóc thầm
Trăng sao rụng vỡ ướt đầm đìa mưa
Ngậm ngùi muối đã thành dưa
Sầu riêng riêng hỏi hết mùa còn không?

Yêu nhau ném dải yếm hồng
Cầu duyên đã bắc bão dông vẫn chờ
Trăm năm là cái bây giờ
Qua sông dìu níu sợi tơ hương tình
Lá trầu chạm ngõ rung rinh
Hoàng hôn bỗng thấy nắng bình minh lên.

1998
(Tập thơ Cỏ Hoa Thì Thầm - NXB Thanh Niên 2002)

Thanh Trắc Nguyễn Văn




Thứ Sáu, 8 tháng 10, 2010

Phân tích nhân vật An Dương Vương (2)

Thiếu nữ y phục cổ trang



PHÂN TÍCH NHÂN VẬT AN DƯƠNG VƯƠNG TRONG "AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ MỊ CHÂU TRỌNG THỦY" (2)

Gợi nhắc ta nhớ tới câu chuyện truyền thuyết “ An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy”, lấy cốt truyện dựa theo sự kiện lịch sử, truyện tạo ấn tượng mạnh mẽ với bạn đọc về nhân vật An Dương Vương vừa là anh hùng vừa là kẻ có tội.


Thiếu nữ áo đầm trắng


Thứ Năm, 7 tháng 10, 2010

Thơ 0157: Nhạc suối

Thác Suối


NHẠC SUỐI

Nắng vàng bờ suối chênh vênh
Gió lơ ngơ đến
Khói chồng chềnh đi
Hàng cây tắm nắng thầm thì
Nước rí rách gảy
Đá rì rầm vang...

Rừng chiều nhạc suối miên man
Mây tương tư vỡ
Rụng ngàn giọt thương...

Suối Tiên Vũng Tàu 2000
(Tập thơ Cỏ Hoa Thì Thầm - NXB Thanh Niên 2002)

Thanh Trắc Nguyễn Văn


Thiếu nữ áo trắng


Thứ Tư, 6 tháng 10, 2010

Phân tích nhân vật An Dương Vương

Thiếu nữ ngồi áo dài xưa đỏ


PHÂN TÍCH NHÂN VẬT AN DƯƠNG VƯƠNG TRONG "AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ MỊ CHÂU TRỌNG THỦY"

Trong nền văn học Việt Nam, nếu kể đến sự hình thành và phát triển mạnh mẽ trong buổi đầu sơ khai thì văn học dân gian là mạch nguồn nuôi dưỡng tâm hồn của dân tộc Lạc Việt. Một trong số thể loại được nhiều người quan tâm và nó đã tác động đến cuộc sống của chúng ta đó chính là truyền thuyết. Câu chuyện lịch sử để lại cho người đọc nhiều suy nghĩ sâu sắc đó là “truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy”. Nhân vật An Dương Vương trong tác phẩm là một nhân vật then chốt để lại bao ấn tượng sâu sắc. Đó vừa là ông vua anh minh sáng suốt nhưng vì một phút chủ quan mà dẫn đến bi kịch mất nước. Số phận bi kịch của nhân vật để lại bài học sâu sắc cho muôn thế hệ sau.


Thiếu nữ quỳ áo dài trắng


Thứ Ba, 5 tháng 10, 2010

Rạp xiếc Đầm Sen



Rạp xiếc trong Công viên văn hóa Đầm Sen thường xuyên trình diễn các tiết mục xiếc với các “diễn viên” đặc biệt rất quen thuộc với các em thiếu nhi như: voi, gấu, khỉ, đười ươi, chó, trăn, dê, vịt... Từ đầu năm 2014, sân khấu xiếc đã đưa vào loại hình xiếc mới, đó là sự kết hợp giữa xiếc người và xiếc động vật, nâng độ tương tác và yếu tố kịch tính của các tiết mục xiếc ngày càng hấp dẫn hơn, thu hút người xem hơn.

Võ Ngọc Trân


Thứ Hai, 4 tháng 10, 2010

Tàu lộn vòng 360 độ siêu tốc Đầm Sen



Là công trình được đầu tư lớn nhất và được xem là trò chơi hiện đại nhất hiện nay tại Đầm Sen, tp.HCM. Đỉnh cao nhất của đường ray là 24m, chiều dài đường ray 500m, hành trình Tàu lộn vòng siêu tốc Roller Coaster đem đến cho 24 hành khách trên mỗi chuyến tàu cảm giác thích thú tột cùng bởi tốc độ, bởi những vòng xoắn tròn 360 độ.

Thiếu nữ ngồi áo dài đỏ

Chủ Nhật, 3 tháng 10, 2010

Hồi ký thơ: Cô hàng hoa



CÔ HÀNG HOA

Nàng là cô gái Huế cực kỳ xinh đẹp của một cửa hàng bán hoa tươi ở Nha Trang. Khách đến cửa hàng rất đông, nhưng mua hoa thì ít, còn chủ yếu để "ngấp nghé" cô chủ thì nhiều! Tôi cũng vậy. Tôi vô cùng bàng hoàng trước vẻ đẹp duyên dáng và thanh lịch của nàng.

Tôi đã định ra về mấy lần nhưng không hiểu sao chân tôi vẫn đi loanh quanh để rồi lại bước vào cửa hàng ngắm nhìn lén cô chủ thêm một lần nữa?


Bên cạnh những lẵng hoa  tươi thắm, gương mặt xinh xắn cùng nụ cười rạng rỡ mỗi khi có khách vào cửa hàng khiến nàng càng đẹp lộng lẫy hơn bội phần.

"Nhìn hoa bỗng thấy một người
Nhìn người lại thấy nụ cười trong hoa."