Hiển thị các bài đăng có nhãn Tap van. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tap van. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 22 tháng 5, 2020

Kinh nghiệm Giáo viên chủ nhiệm lớp (trích)

Photographer: Lê Xuân Bách. Thiếu nữ áo dài trắng, hoa phượng đỏ

KINH NGHIỆM GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP 12 - 11 - 10 (trích)

A. Công tác tổ chức lớp:

Trong công tác tổ chức lớp, công tác chọn lựa Ban cán sự lớp là cực kỳ quan trọng nhất. Những năm được phân công chủ nhiệm lớp 12, công việc đầu tiên của tôi là liên hệ với giáo viên chủ nhiệm lớp 10 và lớp 11 của lớp đó. Tôi hỏi rất tỉ mỉ về năng lực, học tập và tính tình của từng em một. Những chi tiết này chỉ có giáo viên chủ nhiệm cũ của các em mới có thể đánh giá một cách chính xác và đầy đủ nhất. Tôi cũng gặp gỡ thêm những giáo viên bộ môn đã từng dạy lớp sắp nhận chủ nhiệm để lắng nghe những đánh giá khác về các em trong Ban cán sự lớp.

 
Photographer: Lê Xuân Bách. Thiếu nữ áo dài trắng, hoa phượng đỏ

Thứ Hai, 13 tháng 1, 2020

Nhật kí ngày 15.10.2019 - Bài Tập làm văn làm cho con gái



NHẬT KÍ NGÀY 15.10.2019 - BÀI TẬP LÀM VĂN LÀM CHO CON GÁI

Lời dẫn: Bé gái tôi năm nay đang học lớp sáu. Nhiệm vụ của tôi ở nhà, theo sự phân công của vợ, là dạy kèm cho bé học các môn toán, lý, sử, sinh và địa. Riêng môn ngữ văn tôi chỉ hướng dẫn và gợi ý cho bé tự viết.

Không may bài viết tập làm văn của bé tự viết về chủ đề "Viết về trường hợp em bị hóa thành một con vật trong một ngày" bị cô giáo chê và bắt viết lại.

Mẹ bé la tôi dữ quá và bắt tôi phải viết ngay bài tập làm văn này để bé kịp sáng mai nộp cho cô giáo. Tôi phản đối không được nên đành phải "cưa sừng làm nghé" để viết vậy!


Do lười biếng không chịu học bài, nên tôi làm bài kiểm tra bị điểm thấp. Bị mẹ la mắng, tôi bực tức ra sau vườn ấm ức ngồi khóc. Thấy đàn kiến đang bò trên sân vườn, tôi bỗng có một ước muốn kì lạ là muốn được biến thành những chú kiến tí hon, được tự do sống, được chạy nhảy tung tăng; không còn phải luôn bị áp lực lo lắng cho việc học hành, không còn bị cha mẹ rầy la, trách phạt. Suy nghĩ mông lung một hồi, quá mệt mỏi, tôi ngồi dựa vào gốc cây và thiu thiu ngủ.



Thứ Ba, 17 tháng 10, 2017

Tạp văn: Bể cá thủy sinh, không gian xanh trong ngôi nhà bạn



BỂ CÁ CẢNH THỦY SINH, KHÔNG GIAN XANH TRONG NGÔI NHÀ BẠN 

Sinh trưởng và lớn lên ở thành phố, tôi và bao người thành thị khác đã quen mắt dần với những bức tường vôi nước, những cột thép vững chắc nhưng trơ cứng vô cảm; những khối bê tông dù đã được trang trí đa màu sắc nhưng vẫn không tránh khỏi có một cảm giác rất nặng nề xung quanh nơi mình ở. Mỗi lần được nghỉ lễ đưa gia đình về quê, tôi và những người thân trong gia đình lại cảm thấy rất vui vì lại được dịp hòa mình vào khung cảnh của đồng quê, lại được dịp hòa vào không gian màu xanh của thiên nhiên. Rất tiếc là do công việc mưu sinh, những lần nghỉ lễ đó rất là hiếm hoi.



Chủ Nhật, 14 tháng 5, 2017

Cô giáo Ngọc Giang và món xôi Trạng Nguyên

Xôi Trạng Nguyên do cô giáo Ngọc Giang nấu.


CÔ GIÁO NGỌC GIANG VÀ MÓN XÔI TRẠNG NGUYÊN 

Cứ đến tháng 5, cô Nguyễn Thị Ngọc Giang, giáo viên dạy môn địa lý Trường THPT Võ Thị Sáu (Q.Bình Thạnh, TP.HCM), lại làm vài đĩa xôi đem vào lớp đãi học sinh của mình.

Là giáo viên dạy môn địa nhưng cô Ngọc Giang rất thích nấu ăn, những món ăn cô làm vừa được trang trí rất khéo vừa rất ngon miệng, không kém gì những đầu bếp thực thụ ở các nhà hàng. Người viết là một trong những người đã may mắn được thưởng thức những “tuyệt phẩm ẩm thực” của cô. Chỉ là những món ăn dân dã, nguyên liệu thực phẩm rất dễ kiếm nhưng nói chung đều rất tuyệt vời!



Chủ Nhật, 7 tháng 8, 2016

Tạp văn: Tình bạn



TÌNH BẠN

Sau Tình yêu, Tình bạn cũng là một thứ tình cảm rất thiêng liêng. Tình bạn cao quý là Tình bạn biết hy sinh, không ganh tỵ, không vụ lợi. Tình bạn như ngọn lửa than hồng đêm đông, tuy không bùng cháy sáng rực nhưng luôn âm ỷ ấm áp.

Tình bạn có rất nhiều loại: bạn thời thơ ấu, bạn cùng khu phố, bạn học cùng lớp, bạn học cùng trường, bạn cùng giới tính, bạn khác giới tính, bạn có chung một sở thích… Tình bạn có rất nhiều, nhưng nếu chúng ta có được một người bạn để thố lộ tâm sự, để giúp đỡ ta mỗi khi ta gặp khốn khó thì thật là tuyệt vời! Nếu không có bạn bè chúng ta sẽ trở thành kẻ cô độc. Trong nghệ thuật âm nhạc đã có một truyền thuyết: Ngày xưa có chàng Bá Nha đàn rất hay. Khi nghe tin Chung Tử Kỳ là bạn nghe đàn của mình chết, Bá Nha đã khóc và đập vỡ cây đàn. Tri âm (người biết nghe và hiểu ngón đàn thần) đã mất thì cây đàn hỏi còn có giá trị gì nữa?




Thứ Hai, 1 tháng 2, 2016

Tạp văn: Cải cách giáo dục và chuyện một con khỉ



CẢI CÁCH GIÁO DỤC VÀ CHUYỆN MỘT CON KHỈ

Chiều chủ nhật, tôi dùng xe gắn máy chở một người bạn là thầy T. - một nhà giáo dạy vật lý lớp 12 của một trường tại quận Bình Thạnh. Xe đang chạy bon bon trên đường nhựa lớn thì bất ngờ có một chiếc xe gắn máy từ trong hẻm chạy xộc ra. Tôi vội vã thắng gấp, rất may là xe không tông vào chiếc xe chạy ẩu kia, nhưng cũng khiến tôi và cả thầy T. một phen hoảng hốt vì cả hai hầu như cùng ngả người chúi nhủi về phía trước.

Cầm lái chiếc xe gắn máy từ trong hẻm chạy ra là một thanh niên còn rất trẻ khoảng hơn hai mươi tuổi. Anh ta nhìn chúng tôi rồi càu nhàu:

- “Cắm đầu” chạy chi cho cố vậy hai cha?

Thấy gã thanh niên nặng lời với những người lớn tuổi, tôi liền trả đũa:

- Em cũng “cắm đầu” chạy từ trong hẻm ra đó thôi!  Với lại chúng tôi đang chạy trên đường lớn còn em từ trong hẻm chạy ra, theo luật đường bộ thì chúng tôi được ưu tiên hơn. Xe em phải nhường xe chúng tôi mới đúng luật giao thông.




Thứ Bảy, 14 tháng 6, 2014

Cô giáo Hoa - Nghệ sĩ kể chuyện lịch sử

Cô giáo Văn Thị Hoa


CÔ GIÁO HOA - NGHỆ SĨ KỂ CHUYỆN LỊCH SỬ

1. Cô giáo dạy sử giỏi, chủ nhiệm cũng giỏi:

Khi còn là một nữ sinh lớp 10 đi học tại huyện Bình Chánh, cô Văn Thị Hoa đã may mắn được cô giáo dạy sử Cảnh Tâm truyền cho lòng yêu thích môn sử. Thế là khi đã tốt nghiệp lớp 12, dù gia đình không mấy đồng tình, cô vẫn quyết định thi vào Đại học Sư Phạm khoa sử để theo đuổi ước mơ của mình.

Tôi gặp cô Văn Thị Hoa lần đầu khi cô chuyển về trường THPT Võ Thị Sáu khoảng năm 1990 (trước đó cô dạy ở Bình Chánh). Là một giáo viên dạy sử giỏi, cô Hoa cũng còn là một giáo viên chủ nhiệm giỏi. Tôi còn nhớ trong những năm ấy, chỉ riêng về công tác chủ nhiệm, tôi đã phải học hỏi ở cô rất nhiều.

Thông thường khi còn học ở Đại học Sư Phạm, rồi đi thực tập, các giáo sinh thấy rất thích thú với công tác chủ nhiệm vì luôn nhận được cảm tình của các em học sinh. Nhưng khi đã ra trường, khi đã trở thành giáo viên chủ nhiệm thực thụ với những trách nhiệm thật nặng nề của nhà trường giao phó, người giáo viên chủ nhiệm nếu không khéo sẽ rất lúng túng vì bị áp lực từ nhiều phía. Cô Văn Thị Hoa thì khác, cô luôn sống có trách nhiệm, luôn yêu thương hòa đồng với học sinh, luôn thuyết phục các em bằng những lời lẽ chân tình. Điều này đã được minh chứng khi các em học sinh dù có phải là lớp của cô Hoa chủ nhiệm hay không, đều sẵn sàng nhiệt tình chịu sự điều động của cô để cùng cô và các giáo viên sử tổ chức các buổi ngoại khóa lớn của trường.


Cuốn sách ảnh sưu tầm tư liệu sử của cô Văn Thị Hoa


Thứ Hai, 17 tháng 6, 2013

Những câu chuyện về gác thi



NHỮNG CÂU CHUYỆN VỀ GÁC THI

1. Câu chuyện vui về số “đại quý”

Có một câu chuyện vui thế này. Ngày xưa có một chàng trai khôi ngô tuấn tú nghe đồn trên núi cao có một vị ẩn sĩ có có tài tiên tri, có thể “thượng thông thiên văn, hạ tri địa lý, trung tri nhân sự” nên chàng quyết lên núi tìm. Sau bao ngày vất vả chàng đã tìm được vị ẩn sĩ để xin hỏi về tương lai của mình. Vị ẩn sĩ ngồi trầm ngâm bên chàng hồi lâu rồi bất ngờ “phán” chàng có tướng số vô cùng đại quý! Ông nói tướng của chàng có tới ba điều rất quý. 




Thứ Tư, 1 tháng 2, 2012

Tạp văn: Viết sau ngày chia tay



VIẾT SAU NGÀY CHIA TAY

Sáng nay, vừa thức dậy ta soi gương. Ta bỗng bàng hoàng khi thấy ta không còn là ta nữa. Bên kia gương là ai đấy nhỉ? Ta hay là ảnh ảo của ta? Ảnh ảo của ta, hay đó mới chính thật là ta? Thực và ảo cứ như hòa quyện vào nhau, cùng bổ sung cho nhau, cùng đồng hành và cùng song song tồn tại.

Ta soi ta tìm nửa mình hư thực
Nửa lẳng lơ, nửa nghiêng lệch đời thường
Ảnh ảo là ta hay ta ảo ảnh
Soi nửa đời người sao chỉ thấy nửa đời gương?
(Soi gương – Thanh Trắc Nguyễn Văn)




Thứ Năm, 5 tháng 1, 2012

Tạp văn: Đâu rồi những ngày xưa?



ĐÂU RỒI NHỮNG NGÀY XƯA?

Em có còn nhớ không? Ngày xưa chúng mình đã từng có với nhau rất nhiều kỷ niệm đẹp. Nhà hai đứa mình ở gần cạnh bờ sông, bờ sông có rất nhiều hoa dại. Nhưng đẹp nhất vẫn là những cánh hoa mua màu tím lung linh trong nắng chiều.

Ngày xưa hai đứa chiều chiều
Rủ nhau chơi hái thật nhiều hoa mua
Hoa mua em bán tôi mua
Tiền là lá rụng cuối mùa vàng bay
(Hoa mua – Thanh Trắc Nguyễn Văn)




Thứ Hai, 10 tháng 10, 2011

Tạp văn: Mùa thu và em



MÙA THU VÀ EM

Một mùa thu lại đến.

Trong một năm có bốn mùa ta thích nhất mùa thu. Mùa thu không tươi tắn bằng mùa xuân nhưng mùa thu đẹp hơn mùa xuân rất nhiều. Đối với ta mùa thu chính là mùa xuân thứ hai trong năm. Mùa thu gợi cho ta rất nhiều kỷ niệm. Kỷ niệm đẹp nhất trong ký ức của đời ta cũng chính là những kỷ niệm đẹp nhất về em, một cô gái ta đã gặp vào một ngày đầu thu ở Hà Tiên.




Thứ Hai, 26 tháng 9, 2011

Tạp văn: Tản mạn về sự tích bánh trung thu



TẢN MẠN VỀ SỰ TÍCH BÁNH TRUNG THU

Theo âm lịch, tết Trung Thu chính là ngày rằm tháng tám mỗi năm. Tháng tám là tháng giữa mùa thu (trung thu), khí hậu trời dịu mát, trăng rằm lại đẹp nhất trong năm. Người ta liền bày tiệc để cùng nhau ăn uống và ngắm trăng. Tết Trung Thu là của người Trung Hoa, có lẽ đã lưu truyền sang nước ta từ lâu lắm rồi. Bánh dùng để ăn trong dịp tết Trung Thu gồm bánh nướng và bánh dẻo.




Thứ Bảy, 25 tháng 6, 2011

Thầy ơi, em đậu tốt nghiệp rồi!

Cô giáo áo dài trắng, viết lưu bút, hoa phượng đỏ

THẦY ƠI, EM ĐẬU TỐT NGHIỆP RỒI!

1. - Thầy ơi, em đậu tốt nghiệp rồi!

Tôi vừa đến trường, chưa kịp xuống xe, đã gặp em đứng chờ ngoài cổng reo lên. Tôi mỉm cười gật đầu chúc mừng em. Em vội chạy đến bên tôi, xòe bàn tay rối rít khoe những điểm số em đã đạt được trong kỳ thi. Những điểm số đối với em không lớn nhưng cũng đủ giúp em vượt qua thử thách của kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trung học vừa rồi.

Dì Hai bán nước mía đứng cạnh đó nảy giờ nghe thầy trò tôi trò chuyện liền chen vào:

- Con cũng đậu tốt nghiệp hả? Con của dì cũng đậu trong đợt thi này đó, nó đạt loại giỏi đó nghen! Còn con, con đậu đạt loại gì?

- Dạ con đậu chỉ đạt loại trung bình thôi dì à!

- Trời, chỉ đậu loại trung bình thôi mà làm gì vui mừng quá đáng vậy?

Thấy dì Hai lộ vẻ ngạc nhiên, tôi vội đỡ lời:

- Em nó đậu được như thế là tốt rồi dì à! Mỗi người mỗi hoàn cảnh mà!

Cô học trò của tôi không nói gì, nước mắt cô bé lúc nào như cũng muốn trào ra vì quá vui mừng. Em là học sinh lớp 12, lớp tôi chủ nhiệm, là học sinh của trường khác chuyển đến. Em hoàn toàn khác với các bạn bình thường trong lớp.

Thầy giáo Lại Tiến Minh