Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2015
Thơ của bạn thơ Mai Quốc Quý (2)
TRƯỜNG CŨ
(họa bài thơ Trường cũ của Thanh Trắc Nguyễn Văn)
Ve rơi hè cuối chia xa
Lưu bút em ép phượng hoa sắc hồng
Bao năm chín nhớ mười mong
Hoàng hôn trường cũ đợi trông em về !!!
(Nguồn: Lục bát Việt Nam ngày 03.08.2014)
Mai Quốc Quý
Nhãn:
Hoa tho
Thứ Năm, 30 tháng 7, 2015
Thứ Ba, 21 tháng 7, 2015
Thơ 0347: Nghêu ngao ca
NGHÊU NGAO CA
Nghêu ngao hát giữa nhân gian
Hỏi ai địa ngục, thiên đàng là đâu?
Tìm người trong chốn không nhau
Tháng năm nối lại toàn màu cô đơn.
Nghêu ngao gảy khúc nhạc hờn
Tiếng yêu, tiếng hận chập chờn gần xa
Đường đời lắm nẻo bôn ba
Cầm lên mảnh nhớ vẫn là bóng em!
Nghêu ngao rót rượu vào đêm
Trăng thu bỗng rụng xuống thềm ngả nghiêng
Kìa kìa môi thắm, mắt duyên
Tỉnh say chẳng biết là tiên hay mình?
Nghêu ngao ngồi trước bình minh
Câu thơ ném giữa tử sinh mà cười
Cuội xưa nói dối lên trời
Thương ta viết thật mãi đời trần gian…
2014
(Tập thơ Nghêu Ngao Ca - NXB Văn Học 2018)
Thanh Trắc Nguyễn Văn
-----------------------------------------------------------------------
* Bài thơ đã đăng trên Tạp chí Văn Nghệ Long An, tháng 4 năm 2015
* Bài thơ đã đăng trên Tạp chí Cửa Biển số 159, tháng 6 năm 2015
+ Bài thơ đã in trong Tập thơ Nghêu Ngao Ca - NXB Văn Học 2018
<> Bài thơ được viết tặng cho một người bạn mới quen. Tuy sức khỏe đã yếu lại thêm mắc bệnh ung thư giai đoạn cuối nhưng anh vẫn rất lạc quan yêu đời. Tôi đã viết bài thơ này khi gặp anh và nghe anh tâm sự tại quán cà phê Nghêu Ngao.
Ghi chú:Ảnh Giải Vàng Siêu mẫu Việt Nam 2009 Nguyễn Thị Ngọc Bích và ảnh minh họa sưu tầm từ internet
Chủ Nhật, 19 tháng 7, 2015
Thứ Bảy, 18 tháng 7, 2015
Thứ Sáu, 17 tháng 7, 2015
Thứ Năm, 16 tháng 7, 2015
Cá hồng két xăm
CÁ CẢNH ĐẸP LẠ: CÁ HỒNG KÉT XĂM
Xuất hiện trong khoảng vài năm trở lại đây, hai loài cá có tên là Hồng két hoa và Tài phát hoa được dân yêu thích cá cảnh rất ưa chuộng bởi nó là loài cá duy nhất có hình xăm từ trước đến nay. Những hình xăm này được xăm trên vảy cá và chủ yếu ở hai bên thân. Khi mới sinh ra, trên người chúng hoàn toàn không có các hình tiết hoa văn lạ mắt. Nhưng với kĩ thuật laser công nghệ cao, người ta có thể xăm lên mình cá nhiều hình ảnh độc đáo: xăm ca rô, xăm hoa, xăm chữ... Theo quan niệm, người nuôi cá sẽ gặp may mắn nếu có đủ một bộ 4 con ghép thành các chữ: Giàu có, May mắn, Trường thọ, Hạnh phúc.
Theo thông tin của một số chủ cửa hàng trên phố Hoàng Hoa Thám, phố hàng Đậu (Hà Nội) thì loại cá này được nhập khẩu từ Trung Quốc với công nghệ xăm lazer lên vẩy cá nên chất lượng luôn được đảm bảo. "Đây là loại cá rất dễ sống, dễ nuôi và hình xăm theo công nghệ cao nên không phai màu và mờ hình. Tôi bán cá cảnh có bảo hành hẳn hoi. Nếu bị phai màu, tới đây tôi sẽ nhận lại" - Chị Lan, chủ cửa hàng bán cá cảnh trên phố Hoàng Hoa Thám khẳng định.
Thứ Tư, 15 tháng 7, 2015
Thứ Ba, 14 tháng 7, 2015
Ngẫm và nghĩ 0103
THÓI GHEN GHÉT, ĐỐ KỴ CỦA NGƯỜI VIỆT
Sự ghen ghét, đố kỵ hình thành khi một người cảm thấy mình thua kém người khác và tức giận vì điều đó. Sự ghen ghét, đố kỵ thường không chỉ dừng lại trong suy nghĩ của con người, nó luôn bộc lộ ra ngoài thông qua hành động lời nói để giải tỏa ẩn ức mặc cảm tự ti. Điều này làm cho con người càng trở nên thấp kém hơn chứ không mang lại suy nghĩ tích cực cần vươn lên để hoàn thiện bản thân.
Người ta ví người Việt như những con cua bị nhốt trong giỏ không đậy nắp nhưng không con nào thoát được vì mỗi khi có con nào vươn lên liền bị các con khác kéo xuống. Sự ghen ghét, đố kỵ làm cho chúng ta hại người hại mình và cùng chết mà không biết. Nó gây tổn thương, chia rẽ và không thể có được sự đoàn kết.
Nhãn:
Ngam va nghi
Thứ Hai, 13 tháng 7, 2015
Chủ Nhật, 12 tháng 7, 2015
Ngẫm và nghĩ 0102
--------------------------------------------------
Ghi chú: ảnh Photo: Elise minh họa sưu tầm từ internet
Nhãn:
Ngam va nghi
Thứ Bảy, 11 tháng 7, 2015
Cảm nhận bài thơ Lục Bát Cà Phê
CẢM NHẬN CỦA HÀ LƯU
Không gian, thời gian không thực. Vì vậy cái cớ để uống cà phê cũng rất khác người. Và khổ kết bài thơ cũng vẫn rất lãng mạn.
Mình thích nhất câu: “đắng, thơm, ngọt , nhạt, lời nào cho nhau” trong cuộc sống hay trong tình yêu, chúng ta đều phải nếm trải. Có như vậy cuộc sống mới bền vững, tình yêu mới thủy chung.
Chúc nhà thơ và nhân vật trữ tình hạnh phúc!
Hà Lưu
Nhãn:
Ban tho
Thứ Sáu, 10 tháng 7, 2015
Thơ của bạn thơ Minh Tuấn (2)
Thân họa với nhà thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn bài thơ Mẹ.
Tràn đầy cảm xúc và kỉ niệm.
TÌNH MẪU TỬ
(họa bài thơ Mẹ của Thanh Trắc Nguyễn Văn)
Mẫu từ… Khi cõi chia phôi
Tình đau li biệt trên đời gì hơn
Trời con, vẫn nét xuân sơn
Mà nơi đất mẹ, đã chôn bóng hình.
Trước sau vẫn một nghĩa tình
Sao con thấy nhói ngực mình mãi đau
Mẹ giờ đi mất còn đâu
Trời cao đất rộng, mắt sầu chăng lơi.
Bước xuân… Điểm bóng hoa cười.
Qua xuân, hoa rụng, nụ tươi cũng tàn
Mẹ già như nén chân nhang
Cha già như bóng hoang tàn mùa thu.
Trước con, trời thắm lời ru…
Sau con, dạ chứa âm u cõi buồn
Hoa tàn… Cánh níu gió sương
Mẹ đi… Con tiếc, dải đường lụa tơ.
(Trang thơ Lục Bát Việt Nam ngày 26.6.2010)
Minh Tuấn
Nhãn:
Hoa tho
Thứ Năm, 9 tháng 7, 2015
Thứ Tư, 8 tháng 7, 2015
Thứ Ba, 7 tháng 7, 2015
Thứ Hai, 6 tháng 7, 2015
Chủ Nhật, 5 tháng 7, 2015
Thơ 0346: Trường xưa (bản tứ tuyệt)
Thứ Bảy, 4 tháng 7, 2015
Thơ 0346: Trường xưa
TRƯỜNG XƯA
Trường xưa
Thầy cũ
Tường rêu...
Đâu tà áo trắng để chiều tương tư?
Tìm ai ghế đá mưa thu?
Cây bàng rụng
Gởi
Lá thư học trò.
2015
(Tập thơ Nghêu Ngao Ca - NXB Hội Nhà Văn 2018)
Thanh Trắc Nguyễn Văn
Nhãn:
Tho chua in
,
Tho luc bat
Thứ Sáu, 3 tháng 7, 2015
Thứ Năm, 2 tháng 7, 2015
Thứ Tư, 1 tháng 7, 2015
Ngôi sao: Ngọc Huyền
Ngọc Huyền tên thật là Vũ Hà Ngọc Huyền sinh năm 1970 tại Sài Gòn. Gia đình cô di cư vào Nam năm 1954. Cha cô là kiến trúc sư gốc Hà Nội, mẹ nguyên quán ở Hà Tây. Ngọc Huyền sinh ra tại Sài Gòn. Gia đình không ai theo nghề nghệ thuật nhưng Ngọc Huyền lại đam mê với nghề này. Được sự ủng hộ và truyền cảm hứng từ mẹ, cô bước vào sân khấu từ năm 14 tuổi bằng sự nghiệp ca hát cải lương.
Năm 1985, Ngọc Huyền hát trên sân khấu Thanh Nga vở tuồng đầu tiên là Những đêm trăn trở.
Từ 1985 đến năm 1989, Ngọc Huyền được học cách hát tuồng Tàu qua các vở tuồng kinh điển. Sau khi gia nhập đoàn cải lương tuồng cổ Huỳnh Long, cô được các nghệ sĩ đào tạo hát Hồ Quảng, rồi tiếp tục được các nghệ sĩ có tiếng khác trong lĩnh vực đào tạo. Cô diễn thành công nhiều loại tuồng, từ tuồng cổ, Hồ Quảng đến các vở ca kịch xã hội hiện đại.
Năm 1992, từ lĩnh vực cải lương, cô tham gia sang các lĩnh vực ca nhạc, điện ảnh.
Ngọc Huyền từng là diễn viên xuất hiện nhiều nhất trong các chương trình băng đĩa trong nước và được khán giả ái mộ gọi cô là "Nữ hoàng chi bảo vidéo", là nghệ sĩ trẻ nhất miền Nam trong lĩnh vực cải lương được Nhà nước trao tặng danh hiệu nghệ sĩ ưu tú vào năm 2001. Tháng 12 năm 2002, cô còn tổ chức liveshow "Mãi mãi ước mơ" tại Nhà hát Hoà Bình ở Thành phố Hồ Chí Minh trong 3 đêm liền, thu hút hơn 5.000 khán giả tham dự. Giáo sư Trần Văn Khê nhận xét:
“ Qua chương trình này, cải lương đã bứt phá ra ngoài những khuôn mẫu cũ để tiếp cận với giới trẻ bằng hơi thở, nhịp sống của thời đại nhưng vẫn giữ được chất mộc mạc, truyền cảm, trữ tình của sân khấu truyền thống. ”
Nhãn:
Ngoi sao
Đăng ký:
Bài đăng
(
Atom
)