Thứ Tư, 30 tháng 12, 2015

Sông Buông, ngâm thơ:Thu Thủy



-------------------------------------------------------------------------------------------



SÔNG BUÔNG 

Thuyền em rời bến sông Buông
Chở trăng, chẳng chở nỗi buồn tôi theo
Sương giăng bàng bạc mái chèo
Sóng oằn mặt nước, sóng leo mạn thuyền
Mình tôi đêm trắng nỗi niềm
Nẻo về mây trắng, trắng miền bơ vơ.

Thả trăng, em thả câu hò
Bỏ tôi, em bỏ bên bờ sông Buông
Sông Buông chậm chậm đừng buông!
Tơ lòng chưa gởi trăng buồn ngả nghiêng
Gởi trăng, trăng rụng xuống thuyền
Gởi thuyền, thuyền đã trôi biền biệt xa...

Đồng Nai 1996
(Tuyển tập thơ Khúc Xạ Mùa Thương - NXB Thanh Niên 2006)

Thanh Trắc Nguyễn Văn





-------------------------------------------------------------------------------
Ghi chú: ảnh minh họa sưu tầm từ internet

Thứ Bảy, 19 tháng 12, 2015

Nghị luận xã hội bàn về vấn đề giao tiếp trong thời đại công nghệ (2)

Thiếu nữ áo dài


NGHỊ LUẬN XÃ HỘI BÀN VỀ VẤN ĐỀ GIAO TIẾP TRONG THỜI ĐẠI CÔNG NGHỆ (2)

Cuộc sống phong phú hơn, tiện ích hơn với những công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, có những người quá “đắm đuối” giao tiếp do lạm dụng công nghệ đến nỗi bỏ quên việc trò chuyện trực tiếp cũng như những mối quan hệ ngoài đời. Chúng ta có thể hiểu “giao tiếp” là trao đổi, tiếp xúc với nhau. Cụ thể giữa con người với con người, giao tiếp có thể qua: ngôn ngữ hoặc phi ngôn ng (bao gồm ngôn ngữ cơ thể).


Thiếu nữ áo dài trắng nữ sinh


Thứ Sáu, 18 tháng 12, 2015

Nghị luận xã hội bàn về vấn đề giao tiếp trong thời đại công nghệ

Photo Quang Thái


NGHỊ LUẬN XÃ HỘI BÀN VỀ VẤN ĐỀ GIAO TIẾP TRONG THỜI ĐẠI CÔNG NGHỆ

Nếu bạn đặt chân vào một nhà hàng sang trọng hay một quán nước vỉa hè, rồi sân bay, nhà ga, hay bất cứ nơi công cộng nào… Bạn có nhận thấy một điều rất phổ biến hiện nay, đó là mọi người ai cũng cầm trên tay một chiếc điện thoại thông minh, ngồi bấm bầm và không nói chuyện với nhau. Hình ảnh này đã được nhiều phương tiện thông tin đại chúng đưa tin và nó gợi cho ta suy ngẫm về vấn đề giao tiếp thời công nghệ.


Photo Quang Thái


Thứ Năm, 17 tháng 12, 2015

Bài thơ hỏi ngã

Photo by CALLA


BÀI THƠ HỎI NGÃ.

(cách dạy Tiếng Việt thời VNCH)

MŨM MĨM béo, MỦM MỈM cười.
CỦ quả dành để biếu người CŨ xưa.
KIỄNG chân, chậu KIỂNG đu đưa.
KẺO hết, KẼO kẹt đêm mưa võng buồn.
HỔ thẹn chưa HỖ trợ lương.
GÃ kia GẢ bán người thương vì tiền.
HẢO tâm lo chuyện HÃO huyền.
Đi buôn LỖ vốn, nước màu LỔ loang.
PHỦ phê chừ mới PHŨ phàng.
Nửa đường GÃY gánh, GẢY đàn tìm vui.


Photo by CALLA


Thứ Tư, 16 tháng 12, 2015

Ngẫm và nghĩ 0122

Photo by Yên Vũ Makeup


CÓ NHỮNG MÓN QUÀ

Có những món quà bạn không cần phải mua nhưng lại vô cùng ý nghĩa và có giá trị lớn lao khi bạn trao tặng cho bạn bè, người thân và cho cả chính bạn

- Món quà của Sự Lắng Nghe. Hãy thật sự lắng nghe, chia sẻ những nỗi đau, tâm sự vui buồn cùng người khác. Hãy lắng nghe không chỉ bằng đôi tai mà bằng tất cả tấm lòng.

- Món quà của Sự Quan Tâm. Hãy dành thời gian để quan tâm đến người thân, bạn bè đồng nghiệp, xem những vấn đề của họ như là của chính bạn. Hãy để mọi người cảm nhận tình cảm của bạn qua những hành động bạn thể hiện hàng ngày.

- Món quà từ Những Nụ Cười. Nụ cười là một ngôn ngữ không lời nhưng có khả năng lan tỏa sức mạnh đến người khác nhanh nhất. Một nụ cười làm niềm vui nhân đôi, làm nỗi buồn trở nên nhẹ bỗng. Hãy trao tặng nụ cười cho tất cả những người xung quanh.

- Món quà của Những Lời Khen Tặng. Những câu nói giản đơn nhưng chân thành như “Hôm nay trông bạn thật rạng rỡ!”, “ Bạn làm việc đó thật tốt”, hay “Bữa ăn hôm nay thật tuyệt vời!”… sẽ tạo thêm niềm vui và phấn chấn cho người khác.

- Món quà của Sự Sáng Tạo. Mỗi ngày hãy thực hiện một điều bất ngờ nho nhỏ cho bạn bè và gia đình. Chắc chắn bạn cũng sẽ nhận được những điều bất ngờ thú vị từ họ.

- Món quà của Sự Tĩnh Lặng. Là những khoảnh khắc bạn thực sự chỉ muốn yên lặng một mình. Hãy trân trọng thời khắc quý báu này và trao món quà của sự tĩnh lặng cho người khác đúng lúc.


Photo by Yên Vũ Makeup


Chủ Nhật, 13 tháng 12, 2015

Ngẫm và nghĩ 0121

Cảnh đẹp trên sông


LẠI CHUYỆN TÍN NGƯỠNG VÀ MÊ TÍN

Tín ngưỡng và mê tín có một khoảng cách vô cùng mong manh.

Khi người ta tin vào một thứ gì đó nằm ngoài những qui luật tự nhiên, có thể chi phối hay sắp đặt sự vận hành của thế giới, tức là dù ít hay nhiều người ta đã mê tín. Như vậy, trên thực tế, nếu xét một cách không đến nỗi khắt khe đi nữa, thì khi một ai đó tin vào một "đấng toàn năng", họ chỉ không mê tín khi đặt đấng toàn năng đó nằm ngoài các qui luật vận hành của thế giới. "Đấng" đó không thể cho ai cái gì, không thể trừng phạt ai và cũng chẳng thể dạy dỗ ai điều gì hết. Nói cách khác, (những) vị đó chỉ là những khái niệm tinh thần thuần túy. Tôi cũng từng trao đổi về ý này trước đây, khi nói rằng những người làm khoa học như tôi không hề khẳng định việc đấng sáng tạo có tồn tại hay không, chúng tôi chỉ nói rằng nếu có tồn tại thì "ông ta" cũng giống như một tay lập trình game, và chúng ta cứ việc tuân theo những qui tắc của trò chơi mà hàng ngày chúng ta gọi là những định luật vật lý, không cần thờ cúng nhà lập trình làm gì cả.

Tuy vậy, sự phát triển của xã hội không thể không đi kèm theo sự phát triển của văn hóa, mà một bộ phận không thể phủ nhận là văn hóa tinh thần. Mọi người đều ít nhất một lần trong đời muốn làm điều gì đó không tưởng, thậm chí trở thành ai đó đặc biệt hơn người khác (hay ít ra là hơn chính mình của hiện tại). Mong muốn đó kích thích trí tưởng tượng. Tất nhiên, nhờ trí tưởng tượng dạng đó mà chúng ta mới có bao nhiêu tác phẩm giả tưởng tuyệt vời để thưởng thức - và trẻ con thời của tôi thì chẳng thằng nhóc nào không từng mơ ước mình là Son Goku hay Batman cả. Còn khi trí tưởng tượng đi xa hơn nữa thì họ sáng tạo ra những đáng toàn năng với những giáo huấn phức tạp hơn và biến toàn bộ hệ thống đó thành một tôn giáo.


Hoa đẹp


Thứ Bảy, 12 tháng 12, 2015

Ngẫm và nghĩ 0120

Cánh đồng xanh

Ngẫm và nghĩ

Cánh đồng xanh


--------------------------------------------------
Ghi chú: ảnh minh họa sưu tầm từ internet

Thứ Sáu, 11 tháng 12, 2015

Về sự bất thường của những nhân vật trong Truyện Kiều (2)

Tranh họa sĩ Lê Hựu



VỀ SỰ BẤT THƯỜNG CỦA NHỮNG NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN KIỀU (2)

Kim Trọng

Nhân vật thứ hai chúng tôi muốn nói tới là Kim Trọng. Tác giả tả chàng Kim như sau:

Hài văn lần bước dặm xanh,
Một vùng như thể cây quỳnh, cành dao.

và:

Phong tư tài mạo tuyệt vời,
Vào trong phong nhã, ra ngoài hào hoa.

Đó nghĩa là Kim Trọng rất đẹp trai, tính tình hào hoa và lịch sự. Nhưng có thật Kim Trọng “vào trong phong nhã ra ngoài hào hoa” như tác giả tả không? Chúng ta đọc đoạn thơ sau đây để có thể xác định rõ hơn:

Nhẫn từ quán khách lân la,
Tuần trăng thấm thoắt nay đà thêm hai.
Cách tường phải buổi êm trời,
Dưới đào dường có bóng người thướt tha.
Buông cầm, xốc áo vội ra,
Hương còn thơm nức, người đà vắng tanh.
Lần theo tường gấm dạo quanh,
Trên đào nhác thấy một cành kim thoa.
Giơ tay, với lấy về nhà,
Này trong khuê các đâu mà đến đây.


Vinh Phan Photography


Thứ Ba, 8 tháng 12, 2015

Linh Napie áo yếm và hoa sen



Họ tên thật: Hồ Thị Thùy Linh

Nickname: Linh Napie

Ngày sinh của cô: 05/09/1991

Trường: Khoa Quản trị kinh doanh, ĐH Kĩ thuật- Công nghệ TP.HCM

Công việc chính của cô: người mẫu ảnh, diễn viên

Sở thích của cô: Kinh doanh, du lịch, thể thao, nghe nhạc, xem film.


Linh Napie

Thứ Hai, 7 tháng 12, 2015

Thơ của bạn thơ Nguyễn Cảnh Bình

Mẹ và con

SAO CHỜ
         (đồng cảm với bài thơ Mẹ của Thanh Trắc Nguyễn Văn)
Sao chờ hết bước đa đoan
Mới tìm dáng Mẹ cơ hàn tháng năm
Công dưỡng dục đức sinh thành
Mẹ thành bóng hạc... ngọt lành mới hay
Phận làm con tính sao đây
Nước mắt... thêm tủi những ngày đã qua
                        

(Bình Dương)

Nguyễn Cảnh Bình


Mẹ và con

Chủ Nhật, 6 tháng 12, 2015

Đồng dao dân gian (Phần 32)

Lê Thị Ngọc Huyền áo trắng, chong chóng vàng

ĐỒNG DAO DÂN GIAN (32)

307. Trời mưa lâm râm
Cây trâm có trái
Con gái có duyên
Đồng tiền có lỗ
Bánh tổ thì ngon
Bánh giòn thì béo
Cái kéo thợ may
Cái cày làm ruộng
Cái xuổng đắp bờ
Cái lờ đơm cá
Cái ná bắn chim
Cái kim may áo
Cái giáo đi săn
Cái khăn bịt đầu
Cái cầu đi chợ
Có vợ đàn ông
Có chồng con gái
Có trái mù u
Ông cu đi câu
Để trâu ăn lúa
Bắt được thì chặt đầu đuôi
Còn hai con mắt đem nuôi mẹ già.


Lê Thị Ngọc Huyền áo trắng

Thứ Bảy, 5 tháng 12, 2015

Đồng dao dân gian (Phần 31)

Lê Thị Ngọc Huyền áo trắng

ĐỒNG DAO DÂN GIAN (31)

300. Mụ sên đi chợ
Mụ rổ ở nhà
Bắt gà làm thịt
Bắt vịt chặt đuôi
Bắt ruồi chặt cánh
Đòn gánh có mấu
Con sấu có tai
Con nai có sừng
Bánh chưng thì ngọt
Roi mót thì đau
Hàng trầu hàng cau
Là hàng con gái
Hàng bánh hàng trái
Là hàng bà già
Hàng hương hàng hoa
Là hàng ông Bổn.

301. Ông giẳng ông giăng
Xuống chơi với tôi
Có bầu có bạn
Có ván cơm xôi
Có nồi cơm nếp
Có nẹp bánh chưng
Có lưng hũ rượu
Có chiếu bám đu
Thằng cu xí xóa
Bắt trai bỏ giỏ
Cái đỏ ẵm em
Đi xem đánh cá
Có rá vo gạo
Có gáo múc nước
Có lược chải đầu
Có trâu cày ruộng
Có muống thả ao
Có sao trên trời.


Lê Thị Ngọc Huyền áo đỏ

Thứ Tư, 25 tháng 11, 2015

Về sự bất thường của những nhân vật trong Truyện Kiều

Tranh của họa sĩ Mai Trung Thứ


VỀ SỰ BẤT THƯỜNG CỦA NHỮNG NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN KIỀU

Hầu như chúng ta ai cũng đã đọc truyện Kiều, thương xót cho thân phận một cô gái khuê các bị rơi vào lầu xanh vì chữ hiếu. Nhưng có lẽ chúng ta ít ai tìm hiểu sâu xa về các nhân vật trong truyện Kiều.

Hôm nay chúng tôi thử làm cái việc mà có thể bị những người tôn thờ Truyện Kiều cho là “bới bèo ra bọ”. Nhưng khi một cuốn sách được coi là đại tác phẩm thì cuốn sách đó phải chịu đựng được mọi cuộc thử lửa. Trong bài ngắn này, chúng tôi cũng chỉ muốn xem xét một số nhân vật quan trọng với những bất thường của họ.

Trước hết, chúng tôi nhận xét hai nhân vật chính là Thúy Kiều và Kim Trọng. Sau đó chúng tôi sẽ tìm hiểu thêm một vài nhân vật phụ.
Thúy Kiều

Về Thúy Kiều, Nguyễn Du đã tả như sau :

Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn.
Làn thu thủy, nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.
Một hai nghiêng nước nghiêng thành,
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai.
Thông minh vốn sẵn tính trời,
Pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm.
Cung, thương lầu bậc ngũ âm,
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương.
Khúc nhà tay lựa nên chương,
Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân.
Phong lưu rất mực hồng quần,
Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê.

Như vậy, chúng ta biết rằng Thúy Kiều đẹp, thông minh và tài hoa. Theo quan niệm của cổ nhân, người đã đẹp lại có nhiều tài tất sẽ bị trời đất ghen, đầy đọa cho bõ ghét. Thúy Kiều vừa đẹp lại vừa tài hoa làm sao thoát khỏi kiếp đoạn trường. Có những điềm hoặc lời nói báo trước cho Kiều biết đời nàng sẽ nhiều gian truân. Năm nàng còn thơ ngây, một thầy tướng đã đoán :

Anh hoa phát tiết ra ngoài,
Nghìn thu bạc mệnh một đời tài hoa.

Rồi sau khi dự hội Ðạp Thanh, nàng lại mơ thấy Ðạm Tiên cho biết nàng “cùng hội cùng thuyền” với Ðạm, nghĩa là cũng sẽ trở thành một kỹ nữ :

Mà xem trong sổ đoạn trường có tên.
Âu đành quả kiếp nhân duyên,
Cũng người một hội một thuyền đâu xa.


Tranh của nữ họa sĩ Ngọc Mai


Thứ Ba, 24 tháng 11, 2015

Thơ 0349: Nhớ Mẹ



NHỚ MẸ
 

Tôi mua một bát canh riêu
Đem về dâng Mẹ cuối chiều mưa bay
Mẹ tôi giờ khói hương gầy
Năm gian nhà trống hỏi ngày xưa đâu?
 

2014
(Tập thơ Nghêu Ngao Ca - NXB Hội Nhà Văn 2018)
                  

Thanh Trắc Nguyễn Văn



Thứ Năm, 19 tháng 11, 2015

Ngẫm và nghĩ 0119

Bang Pham Photgraphy


NGẪM VÀ NGHĨ 0119

NHỮNG DẤU HIỆU CƠ THỂ BẠN ĐANG "KHÁT" VITAMIN

1. Thiếu vitamin A: Cơ thể mệt mỏi, quáng gà, khô mắt, viêm dạ dày, viêm ruột non, lợi dễ bị chảy máu, làn da cực kỳ xấu và thiếu sức sống, xuất hiện mụn trứng cá.

2. Thiếu vitamin B1: Mất ngủ, cơ thể mệt mỏi, yếu cơ, dễ bị kích động, sụt cân và dễ gặp các vấn đề về tim mạch, hệ tiêu hóa.

3. Thiếu vitamin B2: Viêm niêm mạc ở miệng hoặc môi( nhiệt miệng), viêm da, rối loạn chức năng cơ quan sinh dục.

4. Thiếu vitamin B3: Đau đầu,mất ngủ,  thiếu hụt năng lượng, hơi thở có mùi, dễ gặp các vấn đề về đường ruột và giảm cảm giác thèm ăn.

5. Thiếu vitamin B5: Viêm da, biếng ăn, táo bón, hạ đường huyết, viêm loét tá tràng, kiệt sức, tê liệt, đâu nhức tay chân.


Bang Pham Photgraphy


Chủ Nhật, 15 tháng 11, 2015

Video nhạc Phố cổ, nhạc sĩ: Nguyễn Quốc Tây



Video nhạc Phố cổ, thơ: Thanh Trắc Nguyễn Văn, nhạc sĩ: Nguyễn Quốc Tây.

Chân thành cảm ơn nhạc sĩ Nguyễn Quốc Tây đã phổ nhạc bài thơ này.