Thứ Tư, 17 tháng 2, 2016

Ngẫm và nghĩ 0131

Thiếu nữ áo trắng nón lá, làng nhang

CHA MẸ THIỆN LƯƠNG MANG PHÚC ĐỨC ĐẾN CHO CON CÁI

Làm cha mẹ, ai cũng mong con mình có thể kết được nhiều bạn bè tốt, được nhiều người trợ giúp và có được phúc báo. Nhưng rất nhiều bậc cha mẹ lại quên mất rằng phúc báo của con là có liên quan mật thiết đến sự thiện lương và hành vi của cha mẹ. Cha mẹ có nội tâm không ngay thẳng thì sẽ khó để dưỡng dục con thành người lương thiện, khó kết được thiện duyên, càng khó mang lại phúc báo cho con, thậm chí còn có thể mang đến những điều không mong muốn cho thế hệ sau này.


Thiếu nữ áo đầm trắng



Photo Mr. Thinh Nguyen


Người thiện lương bởi vì trong tâm luôn thanh sạch và ôn hòa nên thường sẽ có được nhân duyên tốt lành. Người thiện lương luôn có ranh giới giữa thiện và ác, không đi làm hại người khác, cho nên họ cũng tự nhiên không có kẻ thù. Đây là một tầng phúc báo của người thiện lương.

Vương Dương Minh, một nhà hiền triết lỗi lạc có ảnh hưởng sâu rộng ở khu vực Đông Nam Á, từng viết trong gia huấn như sau: “Phàm tố nhân, tại tâm địa, tâm địa hảo, thị lương sĩ, tâm địa hoại, thị hung loại”, ý rằng làm người điều quan trọng là ở tâm địa, tâm địa tốt là người lương thiện, tâm địa xấu là người hung ác. Ông cho rằng làm một người tốt là quan trọng hơn bất cứ điều gì khác. Ông còn ví lương tâm của con người giống như cuống của quả trên cây, nếu lương tâm mà không tốt thì cũng giống như cái cuống bị thối và quả sẽ bị rụng. Bởi vậy tâm địa thiện lương chính là khối “đại địa”, là miền đất lớn có khả năng bồi dưỡng ra hết thảy đạo đức tốt đẹp khác của con người.

Cổ nhân coi trọng giáo dục gia đình, lại đề cao “thân giáo”, có nghĩa là cha mẹ cần mang thân mình mà làm gương cho con cái. Chỉ những người cha mẹ có tâm địa thiện lương mới có thể bồi dưỡng nên những người con thực sự ưu tú, thiện lương. Đây là nền tảng để con tiếp nhận phúc báo của cha mẹ, cũng là nền tảng để con có thể hưởng thụ phúc báo cũng như tích tụ thêm phúc báo.

Trong “Thái thượng cảm ứng thiên” có ghi chép một câu chuyện “Thi chúc chi báo” như vậy. Chúc Nhiễm là người huyện Duyên Bình, Quận Sa. Ông là người cần kiệm mà lại hay làm việc tốt việc thiện. Trong nhiều năm liền, khi địa phương gặp nạn đói, ông đều nấu cơm, nấu cháo cứu tế dân chúng nghèo đói khắp nơi, khiến cho hàng vạn người thoát được cảnh chết đói.

Sau này, ông sinh được một người con trai, từ nhỏ đã vừa thông minh vừa hiếu học, lại ngoan ngoãn, lương thiện. Đến lúc trưởng thành, con trai ông vào kinh thành dự thi.

Vào mùa xuân trước khi sắp công bố kết quả thi, rất nhiều người dân ở trong thôn đã mơ thấy có sứ giả trong cung cầm bản cáo thị Trạng nguyên, dựng thẳng bên ngoài cửa nhà Chúc Nhiễm. Trên bảng cáo thị đó viết bốn chữ to: “Thi chúc chi báo” (Báo đáp việc phát cháo cứu tế).

Đến ngày công bố kết quả, con trai ông quả nhiên đỗ Trạng nguyên. Người dân ai ai cũng cho rằng con trai của Chúc Nhiễm thành công như vậy phần nhiều là do âm đức do cha hành thiện mà có được.

Sự thiện lương không chỉ là nền tảng cho phúc báo, cũng là một trong những nguyên tắc chọn người của cổ nhân. Chẳng hạn Tăng Quốc Phiên, nhà Nho lỗi lạc thời Thanh, là một người rất yêu mến nhân tài. Ông từng phát hiện và tập hợp được nhiều nhân tài cho triều đình như Tả Tông Đường, Lý Hồng Chương… Nhưng Tăng Quốc Phiên có một nguyên tắc bất di bất dịch, đó là nếu một người mà bất lương thì dẫu có tài đến đâu cũng kiên quyết không dùng.

Trong “Tăng Quốc Phiên gia thư”, Tăng Quốc Phiên viết rằng: “Họa phúc do Trời định đoạt, thiện ác do con người nắm giữ. Những điều ông Trời định đoạt thì con người không thể thay đổi được mà chỉ có thể thuận theo. Còn những điều mà con người nắm giữ thì chỉ có thể làm được phần nào hay phần nấy, chỉ có thể kiên trì ngày này qua ngày khác”. Bởi vậy đời người họa phúc biến hóa khôn lường, chỉ có kiên trì làm người lương thiện, giáo dục con cái lương thiện, thì mới có thể tích tụ phúc báo, hơn nữa chỉ như vậy thì lòng người mới được an yên.

(Theo Vision Times)


Photo by Đinh Văn Linh

--------------------------------------------------
Ghi chú: ảnh Photo by Mr. Thịnh Nguyễn (ảnh 3), Photo by Đinh V8an Linh (ảnh 4) và ảnh minh họa sưu tầm từ internet

Không có nhận xét nào :