Thứ Sáu, 18 tháng 9, 2015
Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về sự xấu hổ của con người (4)
NGHỊ LUẬN 200 CHỮ BÀN VỀ SỰ XẤU HỔ CỦA CON NGƯỜI (4)
Con người là sản phẩm hoàn chỉnh nhất của Tạo hóa. Nhưng Tạo hóa chỉ tạo ra hình dáng bên ngoài, còn giá trị của chính mình như thế nào thì tuỳ thuộc vào nhận thức, trách nhiệm của mỗi con người. Chúng ta phải biết “tôi luyện” cho những phẩm chất tốt đẹp, biết tự đánh giá mình một cách đúng đắn, biết tự tin và tự trọng mà tự hào và xấu hổ là một biểu hiện của nó. Đó cũng là thước đo khá chính xác phẩm giá của mỗi người. Người biết xấu hổ là người biết nhận ra lỗi lầm của mình để sửa chữa, cố gắng không để lặp lại sai lầm đó nữa.
Xấu hổ cũng là biết hổ thẹn khi bản thân mình là một người hèn nhát, kém cỏi so với mọi người. Từ đó, mà họ nỗ lực đến mức tối đa có thể vươn lên, sánh ngang và có khi để vượt qua chúng bạn. Những người như vậy là đã tự ý thức được giá trị, phẩm giá của con người mình, vị trí của bản thân trong xã hội. Họ xấu hổ để rồi cố gắng phấn đấu hơn, không khiến mình bị cô lập, bị lu mờ, quên lãng trong đám đông. Với họ, sống là phải cống hiến, phải “có danh gì với núi sông”. Đây là một thái độ đáng quý của lòng tự trọng, là điều cần thiết đối với mỗi người. Biết xấu hồ còn là đức tính khiêm tốn, có tinh thần trách nhiệm với công việc, lương tâm với xã hội, con người. Trái với người tự tin, những người biết xấu hổ để khiêm tốn, là họ chịu nhún mình lùi lại phía sau, chấp nhận vẫn còn thua kém bạn bè, đồng nghiệp. Họ chưa hài lòng về những gì họ đã đạt được. Họ muốn thành quả của họ phải hơn thế nữa và vì vậy những người biết xấu hổ ấy phải cố gắng gấp hàng nghìn lần so với công sức họ đã cố gắng trước đây. Như thế, chẳng phải biết xấu hổ quan trọng hơn tự tin hay sao?
Trong cuộc sống, cũng không có ít tấm gương biết tự xấu hổ với bản thân mình như vậy. Nhưng rồi, sau sự xấu hổ ấy là những thành công liên tiếp nhau. Ví như một cậu học trò ở lớp chuyên Văn nọ, lúc nào cậu cũng bị thầy cô quở trách vì chữ viết quá xấu và lỗi diễn đạt quá kém. Cậu nhận thấy cậu là một trong những học sinh kém nhất lớp. Từ đó, người học sinh ấy bắt đầu thay đổi mình. Gạt bỏ qua tất cả những chuyện vui chơi, tụ tập bạn bè, phim ảnh, cậu quyết tâm phải làm được những gì mà thầy cô mong muốn, hi vọng. Cậu chăm chỉ học và rèn luyện chữ viết miệt mài. Cuối cùng, sau bao nhiêu mồ hôi và công sức đổ xuống cậu đã giành được một tấm vé vào đội tuyển thi Quốc gia của trường. Động lực để cậu làm được điều đó là gì nếu như không biết xấu hổ với chính mình? Và những lời la rầy của thầy cô chính là chất xúc tác hữu hiệu nhất để cậu ấy thu được quả ngọt sau một quá trình vất vả trồng cây? Phải chăng, khi ta biết hổ thẹn mà hành động thì thành công của chúng ta sẽ ngọt ngào hơn rất nhiều?
Có câu nói rằng: “Khi mất của cải là chẳng mất gì. Khi mất sức khoẻ là một vài thứ đã mất đi. Nhưng khi mất ý chí, chẳng còn gì cả”. Vì vậy, tự hào và xấu hổ là hai yếu tố quan trọng để hình thành nên ý chí của mỗi con người. Tự hào đối với bản thân thì quá dễ vì bất cứ ai cũng có cho riêng mình ít nhất một điểm mạnh, một sở trường. Nhưng biết tự cười mình, tự xấu hổ với chính mình khó lắm, đặc biệt là lúc đã ở trên đỉnh cao của sự vinh quang rồi. Tự nhận thấy mình cũng có những khuyết điểm đề khắc phục, cũng có những hạn chế là khó mà biết dũng cảm chấp nhận và sửa chữa, vượt qua giới hạn của bản thân lại càng khó hơn. Câu nói cho ta một bài học thật thấm thía về cách đạt được thành công trong cuộc sống. Ta phải dung hoà nó để trở thành một con người tự tin và tự trọng, tin ở bản thân mình, coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của mình bằng cách khẳng định khả năng, đạo đức, vị trí của mình trong xã hội.
(sưu tầm)
--------------------------------------------------
Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về sự xấu hổ của con người (2) (3) (4) (5)
Ghi chú: ảnh Photo by Nguyễn Đình Tròn minh họa sưu tầm từ internet
Nhãn:
Ngu Van
Đăng ký:
Đăng Nhận xét
(
Atom
)
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét