Thứ Sáu, 10 tháng 6, 2016
Nghị luận xã hội bàn về lối sống bảo thủ (6)
NGHỊ LUẬN XÃ HỘI BÀN VỀ LỐI SỐNG BẢO THỦ (6)
Bảo thủ là luôn giữ cho mình các nguyên tắc, lối sống, quan điểm và cách suy nghĩ cũ dù những thứ đang rất lạc hậu và cần phải được đổi mới. Sự bảo thủ khiến họ khó chấp nhận cái mới và thay đổi bản thân theo chiều hướng tích cực. Bảo thủ cũng là một trong những tính cách của con người.
Người bảo thủ thường rất ngoan cố và cố chấp. Thay vì tiếp thu ý kiến hay lời khuyên của người khác, họ thẳng thắn bác bỏ và không bao giờ chịu lắng nghe. Họ thường đưa ra những lý lẽ cùn, không bao giờ nhận sai về mình và mãi trung thành với lý tưởng của bản thân. Người bảo thủ luôn thích tư duy theo lối cũ, không sáng tạo và không chịu đổi mới theo xu hướng. Khi đã tôn thờ một điều gì đó, họ rất khó thay đổi và luôn giữ cho mình những suy nghĩ cũ, kể cả những suy nghĩ ấy đã rất cổ hủ và lạc hậu. Họ lấy kinh nghiệm từ những người đi trước làm thước đo cho cuộc sống của mình. Nhiều người cho rằng bảo thủ chỉ xuất hiện ở những người lớn tuổi hoặc trung tuổi. Tuy nhiên, điều này không đúng bởi rất nhiều người trẻ cũng có tính cách này. Nguyên nhân có thể là do sự giáo dục của gia đình hoặc di truyền từ thế hệ trước. Người bảo thủ là gì? Đó là những người ngoan cố, chỉ ôm khư khư mình thứ mình có. Luôn chăm chăm vào ý kiến của bản thân và phớt lờ, từ chối nghe ý kiến của người khác. Nguyên nhân có thể do họ ít tiếp xúc với thế giới bên ngoài hoặc tầm nhìn hạn hẹp. Do vậy, họ tự đặt cho mình tiêu chuẩn riêng và tuân thủ theo các nguyên tắc đó. Những người bảo thủ thường thu mình trong vỏ ốc của riêng mình. Họ lười kết giao bạn bè, lười đi du lịch hay làm bất kỳ điều gì để giải tỏa bản thân. Bên cạnh đó, họ cũng rất ít khi giao tiếp với người khác. Nếu có kết giao bạn bè thì các mối quan hệ này thường rất khó bền vững vì hầu hết mọi người không muốn kết giao với người bảo thủ. Không phải tất cả nhưng hầu hết những người bảo thủ thường sống rất ích kỉ. Họ chỉ suy nghĩ cho bản thân mà không bao giờ nghĩ cho người khác. Họ lười cống hiến, không muốn hi sinh một chút lợi ích của bản thân cho tập thể và cộng đồng. Người bảo thủ thường khăng khăng ra quyết định và làm theo chủ nghĩa cá nhân khiến nhiều người bực tức và ức chế. Vì vậy, họ cần phải đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để suy nghĩ và hành động. Ngay cả khi có bảo vệ quan điểm cá nhân thì cũng nên kiềm chế cảm xúc, không nên dùng thái độ thiếu tôn trọng khi nói chuyện với người khác. Khi đã biết nghĩ cho cảm xúc người khác thì chắc chắn tính bảo thủ trong họ đã giảm đi được ít nhiều rồi đấy!
(sưu tầm)
--------------------------------------------------
Nghị luận xã hội bàn về lối sống bảo thủ (2) (3) (4) (5) (6)
Ghi chú: ảnh minh họa sưu tầm từ internet
Nhãn:
Ngu Van
Đăng ký:
Đăng Nhận xét
(
Atom
)
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét