Thứ Ba, 7 tháng 6, 2016
Nghị luận xã hội bàn về lối sống bảo thủ (5)
NGHỊ LUẬN XÃ HỘI BÀN VỀ LỐI SỐNG BẢO THỦ (5)
Bảo thủ chính là việc người ta thường không muốn nghe lời khuyên hay ý kiến từ người khác mà chỉ khăng khăng cho lý tưởng của bản thân. Không chấp nhận sự thật, không chịu nhận mình sai mà thường hay “cãi cùn” trong những cuộc tranh luận và trở nên nóng nảy.
Người bảo thủ thường từ chối lắng nghe và bướng bỉnh khiến họ khó chấp nhận cái mới và cứ phải sống mãi trong lối nghĩ cũ, khó thay đổi, không linh động. Thậm chí dù biết mình sai vẫn cố chấp bảo vệ cái tôi cá nhân thay vì chấp nhận ý kiến và thay đổi. Bảo thủ còn là thái độ không dám thừa nhận sai lầm, không dám phủ định cái cũ để xây dựng một cái mới hoàn chỉnh hơn, tốt đẹp hơn, phát triển hơn. Cá nhân bảo thủ thì đầu óc tối tăm và lạc hậu. Người bảo thủ sẽ rất khó phát triển khi xã hội đang thay đổi và phát triển từng ngày. Tác hại của tư tưởng bảo thủ sẽ càng lớn khi nó được áp đặt vào người khác, áp đặt vào tập thể. Do đó sẽ rất nguy hại nếu người mang tư tưởng bảo thủ giữ chức vụ cao, nhất là những người giữ vai trò chủ trì, chủ chốt ở từng cơ quan, đơn vị, địa phương. Nếu bảo thủ quá lớn và tầm ảnh hưởng mạnh thì dần dần bị tụt hậu, không theo kịp sự phát triển của thời đại. Các sản phẩm làm ra cũng lạc hậu, không ký được hợp đồng, khách hàng cũng mất dần, các đối thủ cạnh tranh vượt lên. Chẳng bao lâu bị phá sản. Nếu không tỉnh táo kiểm điểm và bỏ đi những cái quá thời, sai hỏng, nhất định sẽ bị bỏ rơi, tụt hậu và bị vượt mặt. Không nhận sai, không tự phê bình, không chỉ trích thì không bao giờ bắt kịp thời đại và phát triển được.
(sưu tầm)
--------------------------------------------------
Nghị luận xã hội bàn về lối sống bảo thủ (2) (3) (4) (5) (6)
Ghi chú: ảnh Liily Luta minh họa sưu tầm từ internet
Nhãn:
Ngu Van
Đăng ký:
Đăng Nhận xét
(
Atom
)
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét