Thứ Sáu, 11 tháng 11, 2016
Trang Góc Nhỏ Văn Thơ - Đại Hàn
ĐẠI HÀN
Hôm nay là tiết Đại hàn. Với điểm xuân phân là gốc có kinh độ Mặt Trời bằng 0°, thì điểm bắt đầu tiết Đại hàn ứng với kinh độ Mặt Trời bằng 300°. Tuy nghĩa là "Rét đậm", nhưng nếu tiết tiểu hàn diễn ra trước đó mà đã rất lạnh thì thời tiết trong tiết đại hàn lại thường không lạnh lắm.
Bạch Cư Dị viết:
"Nãi tri đại hàn tuế,
Nông giả đa khổ tân."
(Nghĩ năm buốt lạnh mà thương
Nông dân chịu đựng trăm đường đắng cay)
Ở miền bắc Việt Nam, từ đèo Hải Vân trở ra thì ảnh hưởng của gió mùa đông bắc khô và lạnh còn lớn nên trong nông nghiệp người ta rất chú ý tới các tiết khí này nhằm có các biện pháp bảo vệ cây trồng thích hợp, tránh cho chúng không bị chết do rét đậm, rét hại. Ở Nam bán cầu Trái Đất, thời tiết lúc này đang vào cuối mùa hè.
Tiết đại hàn có 3 hậu ứng:
- Sơ hậu: Kê thủy nhũ (Gà bắt đầu ấp trứng)
- Thứ hậu: Chí điểu lệ tật (Chim dữ hung tợn và nhanh)
- Mạt hậu: Thủy trạch phúc kiên (Nước đầm đóng đá dày chắc)
Ta đừng nhầm lẫn chữ này với nước "Đại Hàn" (大韓), tức là Đại Hàn Dân Quốc, có thủ đô ở Seoul. Chữ Hàn là một từ tiếng Triều Tiên có nghĩa là "vĩ đại" hay "lãnh tụ" (Alexander Vovin cho rằng có nguồn gốc với "khan (hãn)" được sử dụng cũng với ý nghĩa là lãnh tụ tại vùng trung Á). Chữ này được chuyển sang Hán tự là 韓, không có liên hệ với người Hán (漢) hay nước Hàn (韓) của Trung Quốc.
(Góc Nhỏ Văn Thơ)
--------------------------------------------------
Ghi chú: ảnh Tuấn Nguyễn Photography minh họa sưu tầm từ internet
Nhãn:
Ban tron van nghe
Đăng ký:
Đăng Nhận xét
(
Atom
)
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét