Thứ Sáu, 22 tháng 10, 2010

Phân tích nhân vật An Dương Vương (10c)

Lê Thu An


PHÂN TÍCH NHÂN VẬT AN DƯƠNG VƯƠNG TRONG "AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ MỊ CHÂU TRỌNG THỦY" (10c)

Cần chú ý, nhân dân gọi Mị Châu là giặc. Nhân dân không đánh giá nàng theo quan điểm đạo đức phong kiến thông thường mà đứng trên quan điểm quốc gia, dân tộc để kết tội nàng. Nàng phạm phải lỗi lầm không thể tha thứ của một người dân đối vói đất nước. Nhân dân đã để cho Mị Châu phải chết dưới lưỡi gươm nghiêm khắc của vua cha. Song thái độ, cách đánh giá của nhân dân vừa thấu lí vừa đạt tình. Có tội thì phải đền tội nhưng oan tình cần được hoá giải. Hãy nghe lời khấn của Mị Châu trước khi bị chém đầu. Theo Đỗ Bình Trị, “Nếu cho rằng Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ là câu chuyện tình yêu chung thuỷ, đẹp đẽ thì đó là lời nhục mạ vong linh nàng Mị Châu tội nghiệp, vì nếu thế nàng sẽ là kẻ si tình, mù quáng cho đến tận lúc chết”. Nhưng nàng chỉ vô tình mà mắc tội. Khi nghe lời phán quyết của thần Kim Quy, biết mình bị lừa dối, nàng không một chút nào nhớ đến Trọng Thuỷ, không một lời nào xin tha tội chết mà chỉ còn duy nhất ước nguyện được minh oan cho lỗi lầm không thể tha thứ của mình : “Thiếp là phận gái, nếu có lòng phản nghịch mưu hại cha, chết đi sẽ biến thành cát bụi. Nếu một lòng trung hiếu mà bị người lừa dối thì chết đi sẽ biến thành châu ngọc để rửa sạch mối nhục thù”.


Lê Thu An



Lê Thu An


Lưỡi gươm oan nghiệt của vua cha vung lên, máu người con gái “chảy xuống nước, trai sò ăn phải đều biến thành hạt châu”. Lời khấn của nàng công chúa vừa đáng giận vừa đáng thưong được ứng nghiệm, oan tình được hoá giải nhờ trí tưởng tượng và thái độ nghiêm khắc mà nhân hậu của nhân dân.

Lê Thu An

Lê Thu An


Một số bản kể trong dân gian còn có chi tiết, sau khi chết, máu Mị Châu chảy xuống biển, trai sò ăn phải hoá thành ngọc, xác của nàng kết thành hòn đá hình người con gái không đầu trôi theo dòng sông về vùng đất cổ Loa thì dừng lại. Nhân dân trong vùng biết là đá thiêng, rước về lập am Mị Châu. Ngày nay nếu có dịp về thăm hoặc dự lễ hội cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội), ta có thể vào thắp hương ở am Mị Châu, gần đền thờ An Dương Vương. Trong ngôi đền nhỏ, nghi ngút khói hương, pho tượng nàng công chúa không đầu, mặc áo hoàng bào, đeo nhiều châu ngọc là lời nhắc nhở vô cùng thấm thìa và sâu sắc cho bao thế hệ về bài học lịch sử mất nước đau xót và nỗi oan tình quá đỗi đau thương của công chúa Mị Châu. Hoá đá vì oan khuất, vì tuyệt vọng cũng là môtíp nghệ thuật quen thuộc trong truyện kể dân gian.

Lê Thu An

Thiếu nữ xinh


Trong truyền thuyết Trầu cau, Lang – nhân vật người em bị người anh ngờ oan – buồn bã ra bờ sông ngồi khóc, kiệt sức mà hoá đá ; nàng Vọng Phu ôm con chờ chồng, hoá đá trong nỗi đau đớn tuyệt vọng khôn cùng. Những hình tượng nghệ thuật tuyệt vời đó là những lời nhắn gửi vô cùng sâu sắc, lòng nhân hậu bao dung của nhân dân có sức trường tồn vẫn lung linh toả sáng.

Thiếu nữ xinh

Thiếu nữ xinh



Bài học giữ nước và câu chuyện tình bi thảm này là nguồn cảm hứng không voi cạn cho các tác giả đời sau Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy là một truyền thuyết tiêu biểu về công cuộc dựng thành, giữ nước của vua Thục Phán. Nhắc đến truyền thuyết này, chúng ta không thể nào không nhắc đến nhân vật An Dương Vương.

(sưu tầm)

Thiếu nữ Nhật


--------------------------------------------------
Phân tích nhân vật An Dương Vương (2) (3) (4a) (4b) (5) (6) (7) (8) (9) (10a) (10b) (10c)

Ghi chú: ảnh minh họa sưu tầm từ internet

Không có nhận xét nào :