Thứ Ba, 6 tháng 12, 2016
Tục ngữ - Thành ngữ (có chú giải) (14)
TỤC NGỮ - THÀNH NGỮ (CÓ CHÚ GIẢI) (14)
141. Hột cơm còn dính kẽ răng
(Dị bản)
Miếng cơm còn dính kẽ răng
Cơm (được người khác cho) ăn còn dính ở kẽ răng (đã mở miệng chê bai hoặc phản bội).
142. Xấu như ma cũng thể trà con gái
Trà: Độ tuổi, lứa tuổi.
143. Tâng hẩng như chó mất dái
Tâng hẩng: Chưng hửng.
144. Anh lùn xem hát
Người lùn thấp đi xem hội (hay xem hát) đứng sau không nhìn được, thấy người ta khen chê gì thì mình theo nấy. Nghĩa bóng: Theo đuôi mà phụ họa, không có chính kiến riêng.
145. Bầu nắng, mướp đắng mưa, dưa đại hạn
Bầu: Loại cây dây leo cho quả, thường được nhân dân ta trồng cho bò trên giàn. Quả bầu, hoa bầu và đọt bầu non thường được dùng làm thức ăn, ruột và vỏ bầu khô có thể dùng làm các vật dụng gia đình hoặc làm mĩ nghệ. Có nhiều loại bầu: bầu dài, bầu tròn, bầu hồ lô (bầu nậm)...
Mướp đắng: Miền Trung và miền Nam gọi là khổ qua (từ Hán Việt khổ: đắng, qua: dưa) hoặc ổ qua, một loại dây leo thuộc họ bầu bí, vỏ sần sùi, vị đắng, dùng làm thức ăn hoặc làm thuốc.
Các kiểu thời tiết hợp với sự phát triển của từng loại quả.
146. Chè vối Cầu Tiên,
Bún sen Tứ Kỳ
Vối: Loại cây được trồng rất nhiều ở miền Bắc. Gỗ dùng làm nông cụ và trong xây dựng. Vỏ chát dùng nhuộm đen. Đặc biệt, lá và nụ vối dùng để đun thành nước vối, một loại đồ uống hằng ngày rất thông dụng, tương tự như nước chè xanh.
Cầu Tiên: Địa danh nay thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội, gần quốc lộ 1.
Tứ Kỳ: Một làng cổ, nằm ở phía Nam kinh thành Thăng Long, nay là hai tổ dân phố 14 và 15 thuộc phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. Làng có nghề làm bún truyền thống nổi tiếng từ xưa. Hàng năm, cứ vào rằm tháng hai âm lịch, làng lại mở lễ hội thờ ông tổ nghề bún.
147. Bầu già thì ném xuống ao
Bí già đóng cửa làm cao lấy tiền.
Bầu: Loại cây dây leo cho quả, thường được nhân dân ta trồng cho bò trên giàn. Quả bầu, hoa bầu và đọt bầu non thường được dùng làm thức ăn, ruột và vỏ bầu khô có thể dùng làm các vật dụng gia đình hoặc làm mĩ nghệ. Có nhiều loại bầu: bầu dài, bầu tròn, bầu hồ lô (bầu nậm)...
Bí: Loại cây dây leo được trồng mọc trên giàn để lấy quả. Tương tự như bầu, quả, hoa, hạt và đọt bí được dùng làm thức ăn. Hai loại bí thường gặp nhất là bí xanh (còn gọi là bí đao, bí dài, bí chanh) và bí đỏ (bí rợ).
Bầu non ăn ngon hơn bầu già, ngược lại bí già ăn ngon hơn bí non.
148. Câu đối cụ Phan, chữ nghè Đàn
"Trước năm 1945, ở Huế có ông Hoàng Hữu Đàn, với nét chữ đẹp tuyệt nam bắc đều lấy làm ngưỡng mộ. Ông Đàn người gốc làng Bích Khê, tỉnh Quảng Trị, học rộng, đậu tú tài cả Hán học lẫn Tây học, làm thông phán tòa sứ ở Huế. Ông hoạt động yêu nước, đã hai lần đi dự lớp huấn luyện tại Côn Minh (Trung Quốc). Chữ của ông nghè Đàn đẹp nổi tiếng. Du khách ở xa đến Huế có thói quen đi tìm cho được cụ Phan Bội Châu để xin một câu đối, rồi ra tận Quảng Trị tìm ông Hoàng Hữu Đàn để nhờ viết hộ câu đối. Đó là món quà trang nhã, kỉ niệm một chuyến đi xa được người đương thời ưa chuộng...'" (Thư pháp - Hoàng Phủ Ngọc Tường)
149. Nói ngang cành bứa
(Dị bản)
Ngang như chà bứa
Bứa: Một loài cây có cành đâm ngang, lá có chất chua nên thường được dùng làm rau gia vị hoặc nấu canh chua, quả ăn được.
Chà: Cành cây có nhiều nhánh nhỏ, thường dùng để rào hoặc thả dưới nước cho cá đến ở. Miền Trung có chỗ gọi là nè (cành nè, cây nè).
150. Anh em ai đầy nồi ấy
(sưu tầm từ Nguồn: Ca dao Mẹ)
--------------------------------------------------
Tục ngữ - Thành ngữ (có chú giải) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10)
(11) (12) (13) (14)
Ghi chú: ảnh minh họa sưu tầm từ internet
Đăng ký:
Đăng Nhận xét
(
Atom
)
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét