Thứ Tư, 3 tháng 2, 2016

Tục ngữ - Thành ngữ (có chú giải) (2)

Thiếu nữ áo bà ba choàng khăn rằn


TỤC NGỮ - THÀNH NGỮ (CÓ CHÚ GIẢI) (2)

11. Vào rừng thủ tục chỉ gục mà thôi
 
12. Sông Cầu nói đâu bỏ đấy

Sông Cầu: Một nhãn hiệu thuốc lá bình dân phổ biến thời bao cấp.


Bao thuốc lá Sông Cầu và Sa Pa
13. Sa Pa đứng xa mà nhìn,
Du Lịch nhích lại gần hơn


Sa Pa, Du Lịch: Hai nhãn hiệu thuốc lá phổ biến thời bao cấp, Sa Pa bình dân còn Du Lịch cao cấp.


Nguyễn Thị Hằng áo dài hồng, nón lá


Nguyễn Thị Hằng áo dài hồng, nón lá

14. Sang như trưởng tàu,
Giàu như nhân viên,
Điên như hành khách


Mô tả tình trạng tàu Thống Nhất trong thời bao cấp.

15. Đi xe cố vấn,
Mặc áo chuyên gia,
Ăn uống qua loa,
Ấy là cán bộ.


Mô tả hài hước cán bộ cấp thấp ("cán bộ quèn") thời bao cấp. "Xe cố vấn" tức là xe đạp vỡ, gãy, phải vấn (quấn) lại. Áo "chuyên gia" nghĩa là áo rách hở cả da thịt.

16. Ghế thì ít mà đít thì nhiều.

17. Nhà thơ làm kinh tế,
Thống chế đi đặt vòng.


Mô tả hài hước việc nhà thơ Tố Hữu giữ chứ vụ Phó Thủ tướng phụ trách kinh tế còn Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm Chủ tịch Ủy ban Dân số và Sinh đẻ có kế hoạch những năm 1980.

18. Ăn quận Năm,
Nằm quận Ba,
Xa hoa quận Nhất,
Cướp giật quận Tư.


Ở Sài Gòn trước đây (và thành phố Hồ Chí Minh trong thời bao cấp), quận 5 có nhiều quán ăn ngon, quận 3 có nhiều biệt thự, quận 1 có nhiều hàng xa xỉ phẩm, còn quận 4 có nhiều băng nhóm du đãng.

19. Bóp vú đàn ông còn xem hơn văn công quần chúng.

Văn công: Diễn viên biểu diễn nghệ thuật sân khấu quân đội.

20. Thủ kho to hơn thủ trưởng. 


(sưu tầm từ Nguồn: Ca dao Mẹ)

Nguyễn Thị Hằng áo dài hồng, nón lá

--------------------------------------------------
Tục ngữ - Thành ngữ (có chú giải) (2) (3) (4)

Ghi chú: ảnh minh họa sưu tầm từ internet

Không có nhận xét nào :