Thứ Tư, 25 tháng 11, 2015

Về sự bất thường của những nhân vật trong Truyện Kiều

Tranh của họa sĩ Mai Trung Thứ


VỀ SỰ BẤT THƯỜNG CỦA NHỮNG NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN KIỀU

Hầu như chúng ta ai cũng đã đọc truyện Kiều, thương xót cho thân phận một cô gái khuê các bị rơi vào lầu xanh vì chữ hiếu. Nhưng có lẽ chúng ta ít ai tìm hiểu sâu xa về các nhân vật trong truyện Kiều.

Hôm nay chúng tôi thử làm cái việc mà có thể bị những người tôn thờ Truyện Kiều cho là “bới bèo ra bọ”. Nhưng khi một cuốn sách được coi là đại tác phẩm thì cuốn sách đó phải chịu đựng được mọi cuộc thử lửa. Trong bài ngắn này, chúng tôi cũng chỉ muốn xem xét một số nhân vật quan trọng với những bất thường của họ.

Trước hết, chúng tôi nhận xét hai nhân vật chính là Thúy Kiều và Kim Trọng. Sau đó chúng tôi sẽ tìm hiểu thêm một vài nhân vật phụ.
Thúy Kiều

Về Thúy Kiều, Nguyễn Du đã tả như sau :

Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn.
Làn thu thủy, nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.
Một hai nghiêng nước nghiêng thành,
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai.
Thông minh vốn sẵn tính trời,
Pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm.
Cung, thương lầu bậc ngũ âm,
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương.
Khúc nhà tay lựa nên chương,
Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân.
Phong lưu rất mực hồng quần,
Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê.

Như vậy, chúng ta biết rằng Thúy Kiều đẹp, thông minh và tài hoa. Theo quan niệm của cổ nhân, người đã đẹp lại có nhiều tài tất sẽ bị trời đất ghen, đầy đọa cho bõ ghét. Thúy Kiều vừa đẹp lại vừa tài hoa làm sao thoát khỏi kiếp đoạn trường. Có những điềm hoặc lời nói báo trước cho Kiều biết đời nàng sẽ nhiều gian truân. Năm nàng còn thơ ngây, một thầy tướng đã đoán :

Anh hoa phát tiết ra ngoài,
Nghìn thu bạc mệnh một đời tài hoa.

Rồi sau khi dự hội Ðạp Thanh, nàng lại mơ thấy Ðạm Tiên cho biết nàng “cùng hội cùng thuyền” với Ðạm, nghĩa là cũng sẽ trở thành một kỹ nữ :

Mà xem trong sổ đoạn trường có tên.
Âu đành quả kiếp nhân duyên,
Cũng người một hội một thuyền đâu xa.


Tranh của nữ họa sĩ Ngọc Mai


Thứ Ba, 24 tháng 11, 2015

Thơ 0349: Nhớ Mẹ



NHỚ MẸ
 

Tôi mua một bát canh riêu
Đem về dâng Mẹ cuối chiều mưa bay
Mẹ tôi giờ khói hương gầy
Năm gian nhà trống hỏi ngày xưa đâu?
 

2014
(Tập thơ Nghêu Ngao Ca - NXB Hội Nhà Văn 2018)
                  

Thanh Trắc Nguyễn Văn



Thứ Năm, 19 tháng 11, 2015

Ngẫm và nghĩ 0119

Bang Pham Photgraphy


NGẪM VÀ NGHĨ 0119

NHỮNG DẤU HIỆU CƠ THỂ BẠN ĐANG "KHÁT" VITAMIN

1. Thiếu vitamin A: Cơ thể mệt mỏi, quáng gà, khô mắt, viêm dạ dày, viêm ruột non, lợi dễ bị chảy máu, làn da cực kỳ xấu và thiếu sức sống, xuất hiện mụn trứng cá.

2. Thiếu vitamin B1: Mất ngủ, cơ thể mệt mỏi, yếu cơ, dễ bị kích động, sụt cân và dễ gặp các vấn đề về tim mạch, hệ tiêu hóa.

3. Thiếu vitamin B2: Viêm niêm mạc ở miệng hoặc môi( nhiệt miệng), viêm da, rối loạn chức năng cơ quan sinh dục.

4. Thiếu vitamin B3: Đau đầu,mất ngủ,  thiếu hụt năng lượng, hơi thở có mùi, dễ gặp các vấn đề về đường ruột và giảm cảm giác thèm ăn.

5. Thiếu vitamin B5: Viêm da, biếng ăn, táo bón, hạ đường huyết, viêm loét tá tràng, kiệt sức, tê liệt, đâu nhức tay chân.


Bang Pham Photgraphy


Chủ Nhật, 15 tháng 11, 2015

Video nhạc Phố cổ, nhạc sĩ: Nguyễn Quốc Tây



Video nhạc Phố cổ, thơ: Thanh Trắc Nguyễn Văn, nhạc sĩ: Nguyễn Quốc Tây.

Chân thành cảm ơn nhạc sĩ Nguyễn Quốc Tây đã phổ nhạc bài thơ này. 



Thứ Hai, 9 tháng 11, 2015

Nghị luận xã hội bàn về tính kiên định của con người (7)

Photo by Mây Concept


NGHỊ LUẬN XÃ HỘI BÀN VỀ TÍNH KIÊN ĐỊNH CỦA CON NGƯỜI (7)

Lòng kiên nhẫn là phẩm chất cao đẹp mà chúng ta cần có. Kiên nhẫn có nghĩa là trạng thái thể hiện sự chịu đựng, cố gắng không ngừng, không vội vàng, hấp tấp, không dễ dàng bỏ cuộc. Những người kiên nhẫn thường sẽ điềm đạm, sâu sắc và sẽ đạt được thành công trong cuộc sống. Điều này đã được cha ông ta đúc kết trong những câu ca dao, tục ngữ như "Có công mài sắt, có ngày nên kim", "Kiến tha lâu cũng đầy tủ", "Tích tiểu thành đại, góp gió thành bão".


Photo by Mây Concept


Chủ Nhật, 8 tháng 11, 2015

Nghị luận xã hội bàn về tính kiên định của con người (6)

Photo by Mây Concept


NGHỊ LUẬN XÃ HỘI BÀN VỀ TÍNH KIÊN ĐỊNH CỦA CON NGƯỜI (6)

“Có công mài sắt, có ngày nên kim” – câu ca dao nói về tính kiên trì được bao đời con cháu Việt Nam lưu truyền đến ngày hôm nay. Nó ngắn gọn nhưng có ý nghĩa rất sâu xa mà cha ông ngày xưa muốn nói với chúng ta.


Photo by Mây Concept


Thứ Bảy, 7 tháng 11, 2015

Đồng dao dân gian (Phần 30)


Thiếu nữ áo dài trắng, nón lá, ôm cặp, hoa phượng đỏ

ĐỒNG DAO DÂN GIAN (30)

287. Cái con chim chích
Nó rích cành chanh
Tôi lấy mảnh sành
Tôi vành cho chết
Gặp ba ngày tết
Làm ba mâm đầy
Ông thầy ăn một
Bà cốt ăn hai
Cái thủ cái tai
Mang lên biếu chú
Chú hỏi thịt gì
Thịt con chim chích
Nó rích cành chanh.

288. Cái bống đi chợ Cầu Cần
Thấy ba ông bụt cởi trần nấu cơm
Ông thì xới xới, đơm đơm
Ông thì ứ hự, nồi cơm không còn.

289. Cái bống đi chợ Cầu Cần
Thấy hai ông bụt ngồi vần nồi cơm
Ông thì xới xới, đơm đơm
Ông thì giữ mãi nồi cơm chẳng vần.


Thiếu nữ xinh trong vườn hoa

Thứ Sáu, 6 tháng 11, 2015

Đồng dao dân gian (Phần 29)

Thiếu nữ áo dài hồng

ĐỒNG DAO DÂN GIAN (29)

275. Nựng nựng nà nà
Con đi với bà
Chóng ngoan chóng lớn
Chóng lớn đi cày
Lấy đầy bát cơm
Lấy rơm đun bếp
Lớn đi xúc tép
Cho bà bát canh
Lớn đi trồng chanh
Cho bà bát giấm
Lớn con đi tắm
Đỡ phải phiền bà
Nựng nựng nà nà.

276. Thì la thì lảy,
Con gái bảy nghề,
Ngồi lê là một,
Dựa cột là hai,
Theo trai là ba,
Ăn quà là bốn,
Trốn việc là năm,
Hay nằm là sáu,
Láu táu là bảy.

278. Ăn một bát cơm,
Nhớ người cày ruộng,
Ăn đĩa rau muống,
Nhớ người đào ao,
Ăn một quả đào,
Nhớ người vun gốc,
Ăn một con ốc,
Nhớ người đi mò,
Sang đò,
Nhớ người chèo chống,
Nằm võng,
Nhớ người mắc dây,
Đứng mát gốc cây,
Nhớ người trồng trọt.


Thiếu nữ áo dài hồng

Thứ Năm, 5 tháng 11, 2015

Nghị luận xã hội bàn về tính kiên định của con người (5)

Photo by Mây Concept


NGHỊ LUẬN XÃ HỘI BÀN VỀ TÍNH KIÊN ĐỊNH CỦA CON NGƯỜI (5)

Em từng nghe được ở đâu đó nói rằng:" tài năng siêu việt không phải là thứ cần thiết để đảm bảo thành công trong bất kì điều gì - không chỉ là sức mạnh thực thi, mà là ý chí để lao động một cách hăng hái và bền bỉ", quả thật, lòng kiên trì nhẫn nại có một vài trò rất quan trọng trong việc quyết định đến thành công của mỗi người.


Photo by Mây Concept


Thứ Ba, 3 tháng 11, 2015

Thơ của bạn thơ Phạm Sinh (2)


YÊU
        (họa bài thơ Yêu của Thanh Trắc Nguyễn Văn)
Yêu sao để lại nỗi sầu
Yêu rồi nhung nhớ trong đầu vọng mơ
Yêu thương đêm mộng ngày chờ
Yêu trong thầm lặng bao giờ mới thôi...

19.9.019

Phạm Sinh