Thứ Ba, 31 tháng 5, 2016

Tạp văn: Hãy nghe lời người lớn tuổi



HÃY NGHE LỜI NGƯỜI LỚN TUỔI

Những người lớn tuổi là những đã trải nghiệm cả đời người trong hành trình thời gian nên có rất nhiều kinh nghiệm sống phong phú. Ông bà chúng ta đã dạy không sai, qua câu tục ngữ rất hay lưu truyền lại cho đời sau: “Kính lão đắc thọ”. Tiếc thay, có lẽ do cuộc sống công nghệ thông tin hiện nay quá phát triển, nên nhiều gia đình và nhiều người tuổi còn rất trẻ lại quên mất điều này.



Thứ Bảy, 21 tháng 5, 2016

Nghị luận xã hội bàn về lối sống bảo thủ (3)

Photo by Onglaodanh Ca


NGHỊ LUẬN XÃ HỘI BÀN VỀ LỐI SỐNG BẢO THỦ (3)

Danh ngôn có câu: “Một trí óc bảo thủ là một trí óc đang chết dần”. Tác hại mà tư tưởng bảo thủ gây ra với mỗi tập thể, mỗi xã hội là rất rõ ràng. Tác hại của tư tưởng bảo thủ sẽ càng lớn khi nó được áp đặt vào người khác, áp đặt vào tập thể. Do đó sẽ rất nguy hại nếu người mang tư tưởng bảo thủ giữ chức vụ cao, nhất là những người giữ vai trò chủ trì, chủ chốt ở từng cơ quan, đơn vị, địa phương.


Photo by Onglaodanh Ca


Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2016

Nghị luận xã hội bàn về lối sống bảo thủ (2)

Photo by Thùy Dương Trần


NGHỊ LUẬN XÃ HỘI BÀN VỀ LỐI SỐNG BẢO THỦ (2)

Bảo thủ đồng nghĩa với sự cố chấp, ương ngạnh, độc tôn quan điểm của bản thân. Nó được biểu hiện cụ thể ở việc coi thường ý kiến của mọi người xung quanh, đặt cái tôi lên lợi ích chung của tập thể, luôn cho rằng suy nghĩ của mình là đúng đắn nhất.


Photo by Thùy Dương Trần


Thứ Năm, 19 tháng 5, 2016

Giới thiệu Tuyển tập thơ Thơ tình Việt Nam chọn lọc



Giới thiệu tuyển tập thơ THƠ TÌNH VIỆT NAM CHỌN LỌC 

Xin giới thiệu tuyển tập thơ mới THƠ TÌNH VIỆT NAM CHỌN LỌC do NXB Văn Học ấn hành năm 2014.


Thứ Tư, 18 tháng 5, 2016

Thơ bạn thơ Phạm Hường: Nhớ Thương Câu Hát

Thiếu nữ áo yếm trắng


NHỚ THƯƠNG CÂU HÁT
              
(cảm tác từ bài thơ Mùa Thu Quan Họ của Thanh Trắc Nguyễn Văn)
Nhớ thương câu hát ngọt ngào
Anh đi chiến trận ước ao tìm về
Miếng trầu đượm nghĩa phu thê
Lên duyên chồng vợ lời thề sao quên

Êm đềm trăng xuống mạn thuyền
Ta say câu hát trao duyên hữu tình
Em cười nón thúng đẹp xinh
Phải duyên anh bắc cầu tình em qua
Sân đình rộn tiếng câu ca
Đi xa anh nhớ diêt da ân nồng

Hỡi cô má đỏ môi hồng
Cho anh xin hỏi có chồng hay chưa
Miếng trầu hò hẹn tay đưa
Mời anh mời chị ta thưa họ hàng

Anh về Trải chiếu mẹ sang
Rước em làm vợ họ hàng chung vui...
Bỗng nghe câu hát Thương đời
Đừng như bèo dạt mây trôi nhé chàng

Phạm Hường


Thiếu nữ áo yếm trắng


Thứ Ba, 17 tháng 5, 2016

Ngẫm và nghĩ 0137

Photo by Thùy Dương Trần


TÔN TRỌNG NGƯỜI KHÁC LÀ TÔN TRỌNG CHÍNH MÌNH

1. Khi bạn không sống trong hoàn cảnh của người khác, bạn thường nói rất hay.
2. Trước khi phán xét người khác thì nên tự hỏi mình có giỏi hơn người kia không?
3. Thay vì phán xét, chúng ta nên học cách đánh giá, góp ý. Nếu không làm được, đừng nói gì.
4. Khó mà biết lẽ biết lời. Biết ăn biết ở hơn người giàu sang. Suy nghĩ thật kỹ trước khi nói.
5. Hãy hành xử như cách bạn muốn người khác đối xử với mình. Tôn trọng người khác chính là tôn trọng chính mình.

Hãy là chính mình: Ngừng để tâm đến cái nhìn và suy nghĩ của người khác

Đúng không các bạn?

(sưu tầm)


Photo by Thùy Dương Trần


--------------------------------------------------
Ghi chú: ảnh Photo by Thùy Dương Trần minh họa sưu tầm từ internet

Thứ Hai, 16 tháng 5, 2016

Suy nghĩ về một bài ca dao và thái độ của người dân trước thời cuộc

Ảnh quân Pháp đánh triều Nguyễn



SUY NGHĨ VỀ MỘT BÀI CA DAO VÀ THÁI ĐỘ CỦA NGƯỜI DÂN TRƯỚC THỜI CUỘC

Hồi còn nhỏ tôi được học một bài ca dao:

''Con cò đậu ở bờ tre,
Thằng Tây nó bắn cò què một chân.
Mai cò ra chợ Đồng Xuân,
Chú khách mới hỏi sao chân cò què.
Cò rằng tôi đứng bờ tre,
Thằng tây nó bắn tôi què một chân''

Bài ca dao này cứ ám ảnh tôi mãi, không phải vì nó có nội dung hay nghệ thuật đặc sắc gì mà vì thông điệp không rõ ràng của nó đối với người đọc. Tôi nhớ sách giáo khoa (không nhớ rõ lớp nào và năm nào) có giải thích: - qua nhân vật con cò tố cáo tội ác của giặc Pháp!


Vinh Phan Photography


Chủ Nhật, 15 tháng 5, 2016

Phổ nhạc: Đôi sao nhỏ, Triều Châu



Xin giới thiệu nhạc phẩm ĐÔI SAO NHỎ của nhạc sĩ Triều Châu. Nhạc phẩm này được phổ nhạc từ bài thơ cùng tên của Thanh Trắc Nguyễn Văn.

Thiếu nữ ngồi áo dài vàng, hoa loa kèn

Thứ Năm, 12 tháng 5, 2016

4 điểm nhận biết người có tài thực sự

Tranh Trung Quốc


4 ĐIỂM NHẬN BIẾT NGƯỜI CÓ TÀI THỰC SỰ

Đối với một người mà nói, địa vị cao hay thấp, sự nghiệp lớn hay nhỏ, thân phận quý tiện ra sao mấu chốt đều ở chỗ người ấy thực sự có tài đức hay không. Một người là bậc hiền tài thường có những đức tính đáng quý sau.

1. Người có tài thực sự, làm việc gì cũng quang minh chính đại

Người được xưng là hiền tài phải là người bước đi trên con đường chính đạo, làm việc phải quang minh chính đại, sáng tỏ rõ ràng. Cổ ngữ nói: “Ngẩng đầu không hổ với Trời, cúi đầu không thẹn với người”. Cho nên, trong làm người hay làm việc, cổ nhân vô cùng coi trọng đức tính ngay thẳng, chính trực, không ở đằng sau lưng người khác mà làm tổn hại lợi ích của họ.

Từ xưa đến nay, bậc chính nhân quân tử có tu dưỡng đạo đức, hành vi tư tưởng của họ phải như thanh thiên bạch nhật, quang minh lỗi lạc, không có hành vi ám muội nào cần phải giấu, còn tài hoa và năng lực của họ phải như châu ngọc, không dễ dàng hiển lộ ra ngoài làm loá mắt người khác. Cổ nhân cho rằng, người mà hành vi ám muội, lén lút thì không được coi là có tài mà chỉ là mưu kế của kẻ tiểu nhân.


Photo by Pham Dung


Thứ Ba, 10 tháng 5, 2016

Quân tử không còn, biết tìm thục nữ ở nơi đâu?

Tranh trong cuốn “Họa Lệ Chu Thúy Tú”, Hác Đạt triều Thanh

QUÂN TỬ KHÔNG CÒN, BIẾT TÌM THỤC NỮ Ở NƠI ĐÂU?

Câu nói “Yểu điệu thục nữ, quân tử hảo cầu” xuất xứ từ “Thi kinh – Quan thư – Chu nam” được Khổng Tử gọi là “Tư vô tà” (suy nghĩ trong sáng). Ở Trung Quốc, phàm là người học qua mấy năm đèn sách đều biết câu nói này. “Thục” là một chữ trong tên thường dùng của nữ giới ở Trung Quốc, tuy nhiên, trong mười năm Cách mạng Văn hóa kia là ngoại lệ.

Trong Cách mạng Văn hóa, ngay cả chữ “Thục” này cũng bị xem là cổ hủ phải “phá” bỏ. Cái gọi là “Phá tứ cựu”, chính là phá hoại văn hóa truyền thống, nhưng do Trung Cộng luôn giỏi bịa đặt giả dối để tuyên truyền, giỏi chơi trò chữ nghĩa, chữ “Phá” là trái ngược với chữ “Lập”, “Phá hoại” một trận văn hóa rồi khoác thêm một cái mặt nạ tràn ngập ý vị triết học.


Thiếu nữ ngồi áo trắng


Chủ Nhật, 8 tháng 5, 2016

Tục ngữ - Thành ngữ (có chú giải) (6)

Đôi thuyền đậu trên sông

TỤC NGỮ - THÀNH NGỮ (CÓ CHÚ GIẢI) (6)

51. Chớ đánh rắn trong hang, chớ đánh đại bàng trên núi.

(Dị bản)
Chớ đánh rắn trong hang, chớ đánh đại bàng trên mây.

(Dị bản)
Chớ đánh rắn trong hang,
Chớ đánh đại bàng trên chín tầng mây.

52. Ăn như sư, ở như phạm.


Ăn uống thiếu thốn đơn giản (như sư), ở nơi rách rưới bẩn thỉu (như tù nhân).

53. Mắt thứ hai, tai thứ bảy.

Thứ hai đầu tuần, ai đi làm cũng mắt mũi kèm nhèm vì buồn ngủ và mệt mỏi. Thứ bảy (ngày làm việc cuối cùng trong tuần dưới thời bao cấp), ai cũng đợi kẻng báo hết giờ làm để đi về.
 

Thiếu nữ áo dài trắng nón lá

Thứ Bảy, 7 tháng 5, 2016

Tục ngữ - Thành ngữ (có chú giải) (5)

Kéo xe trâu dưới sông

TỤC NGỮ - THÀNH NGỮ (CÓ CHÚ GIẢI) (5)

41. Năng may hơn dày giẻ.

Bán hàng giá rẻ nhưng nhiều người mua (năng may) thì có lợi mau giàu hơn là bán mắc (dày giẻ) mà ít người mua. Cũng có nguồn giải thích: cần cù lao động (năng may) thì hơn là làm giàu bất chính ("dày giẻ" được hiểu là ăn cắp vải của khách).

42. Năm Tỵ, năm Ngọ ai có nấy ăn.

43. Nước trong không có cá
Người tốt quá không ai chơi.

 
Quăng lưới

Thứ Sáu, 6 tháng 5, 2016

Thơ của bạn thơ Trần Nguyên Anh

Thiếu nữ áo yếm nâu ngồi xích đu

Gửi gắm đôi dòng tới tác giả bài thơ MỜI RƯỢU TRƯƠNG CHI bằng những ca từ của một bài hát của Loan Thảo nhé.

Thiếu nữ áo yếm nâu

TRƯƠNG CHI MỴ NƯƠNG
                     (họa bài thơ Mời Rượu Trương Chi của Thanh Trắc Nguyễn Văn)
Tình là oan trái muôn đời,
Người là người chết tình người thiên thu.
Tình tương tư… đẹp như thơ,
Đời ai có được giấc mơ lâu tàn.

Đêm khuya trăng khuyết vầng tan,
Mái chèo khua mặt sông, thân không nhà.
Đời cô đơn kiếp phù hoa,
Đêm khuya buồn nỉ non hòa sáo ai?

Dòng sông lơ đãng… sao mai,
Nỗi đau chàng chịu, nối dài thế gian.
Nàng là công chúa giàu sang
Chàng cùng tiếng sáo trao nàng tình tôi.

Nàng, người tâm hữu nghe rồi,
Mong thuyền đài các, sông trôi vui lời.
Lầu son gác tía… lệ rơi,
Mắt buồn thơ thẩn rối bời tâm can.

Lặng nghe gió vạn lời ngàn,
Nhạc từ đâu? khiến mơ màng... tình lang.
Sao đời luôn lắm trái ngang?
Thế nhân sao cứ đùa sang hai người!

Trần Nguyên Anh


Thiếu nữ áo yếm nâu

Thứ Năm, 5 tháng 5, 2016

Thơ của bạn thơ Nguyễn Xuân Huy (2)

Thiếu nữ áo dài trắng đàn tỳ bà


NGHE ĐÀN...
      (họa bài thơ Nghe Đàn Vọng Cổ Trên Sông Hậu của Thanh Trắc Nguyễn Văn)
Nghe đàn...
Tài tử điệu ca
Trên dòng sông Hậu miền xa ta ngồi

Nghe đàn...
Ngắm Lục bình trôi
Tri âm tri kỷ bồi hồi...bóng vang

Nghe đàn...
Ôn cảnh lầm than
Quê hương thuở ấy xác tàn ...nguy cơ !

Nghe đàn...
Vũ khúc đường tơ
Âm giai thanh thản lững lờ mây bay

Nghe đàn...
Muối mặn gừng cay
Cuộc đời xa xót vơi đầy buốt lưng !

Nghe đàn...
Con cháu Bà Trưng
Noi gương liệt nữ tiếng lừng núi non ...

Nghe đàn...
Lòng sắt dạ son
Đợi chờ chung thủy gửi hồn vào... Thơ !

Nghe đàn ...
Trong thoáng mộng mơ
Cùng nàng vai sánh bước hài khoan thai...

Nghe đàn...
Duyên hợp trúc mai
Đã yêu đừng nghĩ trong ngoài-dại khôn

Nghe đàn...
Xuân nhịp cánh dồn
Dòng sông tha thiết ngập hồn phương Nam !

Nguyễn Xuân Huy


Thuyền trên sông

Thứ Hai, 2 tháng 5, 2016

Phổ nhạc: Hoa Vông Vang, nhạc Triều Châu

Nhạc phẩm Hoa Vông Vang, nhạc Triều Châu, thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn

Xin giới thiệu nhạc phẩm HOA VÔNG VANG của nhạc sĩ Triều Châu. Nhạc phẩm này được phổ nhạc từ bài thơ cùng tên của Thanh Trắc Nguyễn Văn.

Thiếu nữ áo bà ba vàng

Chủ Nhật, 1 tháng 5, 2016

Nghị luận xã hội bàn về lối sống bảo thủ

Photo by Wedding Vân Anh


NGHỊ LUẬN XÃ HỘI BÀN VỀ LỐI SỐNG BẢO THỦ

Lối sống bảo thủ không quá xa lạ trong mỗi người. Bảo thủ được hiểu là khăng khăng với quan điểm của mình, luôn cho rằng mình đúng và không để tâm đến ý kiến của những người xung quanh.


Photo by Wedding Vân Anh