Hiển thị các bài đăng có nhãn Du lich. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Du lich. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 4 tháng 2, 2017

Lễ hội đầu xuân và những hạt sạn

Nhiều du khách vào chùa vẫn mang dép dù có bảng cấm


LỄ HỘI ĐẦU XUÂN VÀ NHỮNG HẠT SẠN

Lại một mùa xuân thanh bình nữa đã và đang đi qua trên đất nước ta. Đầu xuân đi lễ hội, đi chùa là một nét văn hóa rất đẹp của người Việt đã có từ thời xa xưa. Những người đi lễ hội đều có những ý nguyện rất chung: một là tham quan danh lam thắng cảnh của quê hương; hai là vì tín ngưỡng, ba là cầu cho quốc thái dân an, cầu phúc và cầu lộc cho gia đình. Rất tiếc do ý thức văn hóa của người dân quá kém và tệ hại hơn là ngày lại càng đi xuống nên vô tình nhiều người, trong đó đa phần là các bạn trẻ, đã bộc lộ những thể hiện rất xấu và rất phản cảm khiến nhiều người phải ngán ngẩm.

Chùa Linh Quy Pháp Ấn (Lâm Đồng) là một nơi nổi tiếng thanh tịnh với nét đẹp không gian tĩnh mịch và tôn nghiêm. Nhưng đầu năm nay các nhà sư trong chùa Linh Quy Pháp Ấn đã phải “khóc ròng” vì rất nhiều khách thập phương đi lễ chùa mà hoàn toàn không có cái tâm của một người Phật tử chân chính. Nhiều cô gái rất xinh đẹp, chân dài nhưng lại bận những chiếc váy ngắn “rất gợi cảm” khi vào chùa, mặc dù trước cổng chùa đã có bảng cấm. Một người bạn của tôi đã nói nửa đùa nửa thật: “Các cô xinh đẹp như thế sao không rủ nhau đi quyến rũ các đại gia, lại cứ đi gây “xao xuyến” làm chi cho những người đã tu hành?”. Tôi đã từng được nghe một vị cao tăng giảng: Khi đi lễ chùa nếu ăn mặc gợi cảm quá mức sẽ vừa phạm giới uế tạp Phật đường, vừa phạm giới bất kính, dù người đó có mất công thờ cúng cũng không có ích gì!


Những người đẹp váy ngắn


Thứ Ba, 20 tháng 10, 2015

Nghe cô gái Huế xinh đẹp hát dân ca Huế



“Dập dềnh sóng vỗ mạn thuyền
Ngồi nghe ca Huế mà lòng bâng khuâng!
Tương tư với nguyệt cùng mây
Hỏi non nước ấy đắm say bao tình?”

Đến với Cố đô mà chưa nghe ca Huế trên sông Hương thì xem như chưa một lần đến với Huế. Còn gì thú vị khi được lênh đênh du thuyền trên dòng sông Hương thơ mộng thả hồn vào những điệu hò, những câu hát nam ai, nam bình sâu lắng… ắt hẳn sẽ làm bạn khó quên trong chuyến du lịch về miền Trung yêu dấu này.

(Video Thanh Trắc Nguyễn Văn)




Thứ Sáu, 2 tháng 10, 2015

Hồ Xuân Hương Đà Lạt sáng mù sương



HỒ XUÂN HƯƠNG ĐÀ LẠT SÁNG MÙ SƯƠNG

Hồ Xuân Hương là hồ nhân tạo do người đào, có chu vi chừng 5 km, rộng 25 ha, có hình trăng lưỡi liềm kéo dài hơn 2 km đi qua nhiều địa danh du lịch của thành phố Đà Lạt như: Vườn hoa thành phố, Công viên Yersin, Đồi Cù.



Thứ Bảy, 13 tháng 6, 2015

Du lịch: Khu Sinh thái Giáo dục Về Quê Củ Chi



KHU SINH THÁI GIÁO DỤC VỀ QUÊ, CỦ CHI, TP.HCM

Là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn tại huyện Củ Chi- TPHCM

Nơi học tập trải nghiệm sáng tạo, "vừa học vừa chơi" dành cho học sinh từ mầm non đến THPT

Địa chỉ: Đường Bầu Trâm, Ấp Thạnh An, Xã Trung An, Huyện Củ Chi, TPHCM

Ghi chú: Quốc lộ 22 - Tỉnh lộ 2 ( quẹo phải) vào đường Hồ Văn Tăng - (chạy hết đường), Quẹo trái, Tỉnh lộ 15 - Ngã tư Tân Quy, Đi thẳng 1Km. Bên trái có đường Bầu Trâm, quẹo trái 800m là tới.




Thứ Năm, 11 tháng 6, 2015

Du lịch: Khu du lịch Lan Vương Bến Tre



KHU DU LỊCH LAN VƯƠNG BẾN TRE

Khu Văn Hóa – Thể Thao – Du Lịch Lan Vương tọa lạc cạnh UBND xã Phú Nhuận 50m mặt tiền tỉnh lộ 887, thành phố Bến Tre có tổng diện tích trên 10ha. Do ông Trần Bá Sanh là chủ doanh nghiệp. Từ những mảnh ruộng hoang sơ, đã được thiết kế tạo thành Khu Văn Hóa – Thể Thao – Du Lịch sông nước miệt vườn, trong đó có hình thành nên dòng sông nhỏ trải dài cả khu. Đến với Lan Vương, quý khách không chỉ được thưởng thức các món ăn ngon, mà còn thích thú với không gian mở vô cùng mát mẻ với vườn cây, trái ngọt, hoa kiểng, xuồng chèo rất quyến rũ, nên thơ.



Thứ Bảy, 4 tháng 4, 2015

Du lịch: Múa Chăm - Múa đội nước ở tháp Ponagar



MÚA CHĂM - MÚA ĐỘI NƯỚC Ở THÁP PONAGAR

Đến với các làng Chăm, ta có thể bắt gặp hình ảnh người phụ nữ Chăm, đội thúng lúa từ ruộng lúa về làng, đội buk đi lấy nước ở bến sông. Từ những động tác thực tế trong sinh hoạt lao động ấy, người Chăm đã sáng tạo ra điệu múa "đội nước" (ndoa buk).



Thứ Ba, 17 tháng 3, 2015

Du lịch: Múa Chăm - Múa quạt ở Tháp Ponagar



MÚA CHĂM - MÚA QUẠT Ở THÁP PONAGAR

Theo quan niệm của người Chăm, chim công là biểu tượng của niềm vui, sự may mắn. Vì thế múa Biyen (chim công) luôn có trong các lễ hội, ngày vui của cộng đồng. Đây là điệu múa dân gian đặc sắc và tiêu biểu của nghệ thuật múa Chăm.




Thứ Năm, 4 tháng 9, 2014

Du lịch Côn Đảo (phần năm)

Côn Đảo

DU LỊCH CÔN ĐẢO (PHẦN 5) - CÔN ĐẢO VÙNG ĐẤT TÂM LINH
 

Ngày 17 tháng 10 âm lịch là ngày giỗ của bà Phi Yến (tên tục gọi là Lê Thị Răm), vợ chúa Nguyễn Ánh (sau này là vua Gia Long). Do ngăn cản Nguyễn Ánh không nên xuống thuyền đi cầu viện người Pháp đánh Tây Sơn, bà đã bị Nguyễn Ánh giam cầm tại Côn Đảo. Con của bà và Nguyễn Ánh là hoàng tử Cải đã bị Nguyễn Ánh trong một phút nóng giận ném xuống biển chết. Xác hoàng tử Cải được sóng biển đưa về Côn Đảo, tấp vào bãi Đầm Trầu. Người dân ở làng Cỏ Ống đã chôn và lập miếu thờ gọi là Miếu Cậu. Bà Phi Yến được dân làng giải cứu đã đến đau đớn đứng khóc mãi trước mộ con. Nhiều người đời sau đã tin câu hát sau là xuất phát từ câu chuyện trên:

“Lá đưa cây cải về trời
Rau răm ở lại chịu lời đắng cay”.

Bà Phi Yến ở lại làng Cỏ Ống chăm sóc mộ cho con. Cho đến một ngày nọ, làng An Hải có tổ chức một lễ đàn chay lớn. Họ đã cử người sang làng Cỏ Ống thỉnh bà Phi Yến về dự cho long trọng. Một tên vô lại ở làng An Hải tên là Biện Thi, thấy bà Phi Yến quá xinh đẹp nên lẻn vào nơi bà đang nghỉ để tính làm điều xằng bậy. Khi hắn nắm cánh tay bà, bà đã kịp tri hô cho dân làng đến cứu. Tuy tên Biện Thi chỉ mới nắm được cánh tay, nhưng bà Phi Yến cũng lấy làm tủi nhục nên tự chặt đứt cánh tay rồi tự vẫn. Cảm động trước lòng yêu nước và sự trung trinh của bà, người dân đã lập miếu thờ bà Phi Yến (gọi là miếu Bà) và miếu thờ hoàng tử Cải (gọi là miếu Cậu).


Du lịch Côn Đảo

Chủ Nhật, 24 tháng 8, 2014

Du lịch Côn Đảo (phần bốn)

Ảnh và tượng của cô Sáu trong Nhà tưởng niệm


DU LỊCH CÔN ĐẢO (PHẦN 4) - ANH HÙNG LIỆT SĨ VÕ THỊ SÁU

Anh hùng liệt sỹ Võ Thị Sáu sinh năm 1933 (có tài liệu ghi là 1935) tại xã Phước Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa (nay là huyện Long Đất thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu). Ở Côn Đảo, để tỏ lòng kính trọng người dân Côn Đảo vẫn thường gọi Võ Thị Sáu là cô Sáu. Lúc nhỏ tên thật của chị là Nguyễn Thị Sáu, có cha tên là Võ Văn Hợi và mẹ tên là Nguyễn Thị Đậu. Sinh ra từ một gia đình nghèo nhưng rất giàu lòng yêu nước, Võ Thị Sáu cùng các người anh đã sớm tham gia vào các hoạt động bí mật ở địa phương.

Năm 1947, lúc mới 14 tuổi, Võ Thị Sáu đã được tổ chức tin tưởng và cho tham gia vào đội Công an xung phong Đất Đỏ. Nhờ thông minh và tài trí, Võ Thị Sáu tuy còn nhỏ tuổi, nhưng cũng đã hoàn thành được nhiều nhiệm vụ xuất sắc giúp cho đội Công an xung phong Đất  Đỏ chủ động đề phòng và tấn công địch một cách rất hiệu quả. Ngay những ngày đầu mới tham gia tổ chức, Võ Thị Sáu đã phát hiện sớm tên nữ gián điệp Sáu Thoại, một tên chỉ điểm nguy hiểm của giặc Pháp, chị đã báo cáo cho tổ chức xử lý. Tháng 7 năm 1948, chị lại kịp thời phát hiện tên Sớm đã phản bội tổ chức và đang dẫn đường cho quân Pháp vào tấn công căn cứ. Nhờ thông tin kịp thời của chị, đội Công an xung phong Đất  Đỏ đã thoát khỏi nguy hiểm trong gang tấc, tiếp tục chiến đấu với giặc. 


Biển Côn Đảo

Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2013

Du lịch Côn Đảo (phần ba)

Du lịch Côn Đảo
DU LỊCH CÔN ĐẢO (PHẦN BA)  - CHUỒNG CỌP PHÁP, CHUỒNG CỌP MỸ VÀ CHUỒNG BÒ

Chuồng Cọp Pháp được thực dân Pháp và bọn tay sai người Việt bí mật xây dựng từ năm 1940. Chuồng Cọp Pháp có nhiều phòng biệt giam, là nơi dùng để giết lần mòn ý chí và sức khỏe của những người tù. Người tù bị nhốt dưới lớp song sắt kiên cố, căn phòng thì chật hẹp. Bên trên có bọn cai ngục luôn đi lại quấy rối. Chúng rắc vôi bột xuống thân thể người tù rồi dội tiếp nước bẩn làm cho người tù bị rụng tóc, lở loét toàn thân, da bị hủy hoại hở từng mảng thịt, có nhiều người tù do đuối sức không kịp che mặt nên bị mù cả mắt (vôi bột gặp nước sẽ sôi nóng lên làm người tù bị bỏng). Theo người hướng dẫn viên khu Nhà tù Côn Đảo cho biết, có rất  nhiều tù nhân do sức khỏe yếu vì tù đày, vì lao dịch bị đưa vào Chuồng Cọp chưa được một ngày thì chết.

Nữ tù nhân trong Chuồng Cọp Pháp bị đổ vôi
bột lên người, lên đầu tóc

Chủ Nhật, 21 tháng 4, 2013

Du lịch Côn Đảo (phần 2)

Côn Đảo

DU LỊCH CÔN ĐẢO (PHẦN 2) - NHÀ BẢO TÀNG CÔN ĐẢO VÀ TRẠI PHÚ HẢI

Đến Côn Đảo là để thăm nhà tù Côn Đảo, nơi có biết bao người con anh hùng của đất nước đã hy sinh tại đây, họ đã dũng cảm dùng đến hơi thở cuối cùng dù thân thể đã bị kiệt sức vì cùm trói, để đấu tranh với bọn cai tù độc ác. Nhà tù Côn Đảo là một khu nhà tù tại Côn Đảo được người Pháp bắt đầu cho xây dựng từ ngày 1 tháng 2 năm 1862, nhằm biệt giam những tội phạm đặc biệt nguy hiểm cho chế độ thực dân Pháp như tù chính trị, tội phạm bị tử hình... Nơi đây thời Pháp thuộc đã từng giam giữ rất nhiều những nhân vật cộng sản cao cấp như Tôn Đức Thắng, Phạm Hùng, Nguyễn Văn Linh, Lê Duẩn... và những người ái quốc nổi tiếng chống lại chính phủ thuộc địa như Nguyễn An Ninh, Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Lã Xuân Oai... 

Phòng giam tập thể - Trại Phú Hải

Thứ Tư, 17 tháng 4, 2013

Du lịch Côn Đảo (phần 1)

Du lịch Côn Đảo

DU LỊCH CÔN ĐẢO (PHẦN 1) - ĐẾN CÔN ĐẢO

Chúng tôi cất cánh từ phi trường Tân Sân Nhất rất sớm, trước sáu giờ sáng. Trên máy bay, tôi và nhiều bạn đồng hành đã vô cùng thú vị, khi lần đầu tiên được ngắm nhìn cảnh bình minh trên mây với những ánh nắng ban mai màu hồng rực qua cửa sổ máy bay.

Máy bay hạ cánh xuống sân bay Cỏ Ống của Côn Đảo cũng rất sớm, trước bảy giờ sáng. Theo tài liệu, đường băng hạ cánh của sân bay Cỏ Ống không dài, chỉ vào khoảng 1800 mét. Đặc điểm của loại đường băng này, khiến cho máy bay đến Côn Đảo cũng như Phú Quốc, chỉ tiếp nhận được loại máy bay cánh quạt ATR (máy bay tầm ngắn loại nhỏ hai động cơ tuốc bin cánh quạt, chỉ chở được dưới một trăm hành khách). Hiện giờ ở Côn Đảo hiện chỉ có hai hãng máy bay đang hoạt động là Air Mekong và Vietnam Airlines, gồm các tuyến bay nối liền Côn Đảo với các thành phố lớn trong nước như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ.


Hòn Tài


Chủ Nhật, 17 tháng 6, 2012

12 tấm ảnh tượng Phật Thích Ca trên Núi Chúa - Bà Nà


12 TẤM ẢNH TƯỢNG PHẬT THÍCH CA TRÊN NÚI CHÚA - BÀ NÀ

Trên đỉnh Bà Nà - Núi Chúa thuộc tỉnh Đà Nẵng có một tượng Phật khổng lồ rất lớn và rất đẹp. Tượng Phật uy nghi cao 27 mét, là tượng Phật ngồi ở trước sân của chùa Linh Ứng Bà Nà.

Chùa Linh Ứng Bà Nà được khánh thành vào năm 2004. Tôi nhớ vào khoảng tháng 8 năm 2003 tôi lên Bà Nà lần đầu tiên, lúc đó phải đi bằng xe chuyên dụng nhỏ vì chưa có cáp treo như bây giờ, tượng Phật đã gần như hoàn chỉnh. Lúc đó vào đầu thu, lại là hoàng hôn vì mặt trời đã bắt đầu là là đường chân trời, sương khói tỏa mù mịt khắp chùa Linh Ứng đang xây dựng dở dang.

Đứng dưới chân tượng Phật nhìn lên cứ mười giây mặt tượng Phật lại nhòa đi vì sương khói. Sau mười giây sương khói tan đi, mặt tượng Phật lại hiện ra trầm mặc uy nghi. Cảnh huyền ảo khiến du khách cứ ngỡ như đang ở cảnh Niết Bàn. Vài năm sau này tôi đến Bà Nà vào buổi sáng và buổi chiều thì không còn gặp cảnh này nữa. Chắc có lẽ khí hậu trên trái đất đang nóng dần lên nên sương mù trên núi Bà Nà cũng ít đi chăng?


Xin mời các bạn xem 12 tấm ảnh tôi chụp tượng Phật Thích Ca khổng lồ ở Bà Nà:


Thứ Hai, 11 tháng 6, 2012

Chùa Tam Thanh và nàng Tô Thị ở Lạng Sơn



CHÙA TAM THANH VÀ NÀNG TÔ THỊ Ở LẠNG SƠN

1. Chùa Tam Thanh

Tôi đến viếng chùa Tam Thanh vào giữa trưa hè nắng gắt. Nhưng thật bất ngờ khi vừa vào trong khuôn viên của chùa tôi lại thấy cảm giác dịu mát ngay. Có lẽ do chùa nằm sâu trong hang động lại có nhiều cây xanh che mát nên đã góp phần nào "giải nhiệt" cho khách thập phương.

Chùa Tam Thanh nằm trong động núi đá (nên còn được gọi tên khác là Động Tam Thanh) thuộc địa phận phường Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn.

Chủ Nhật, 23 tháng 10, 2011

Du lịch: Lãng mạng chợ đêm Sa Pa



LÃNG MẠN CHỢ ĐÊM SA PA

Theo một số người hiểu biết thì chợ đêm Sa Pa chỉ họp vào tối thứ bảy mỗi tuần. Nhưng khi ở Sa Pa mặc dù là tối thứ tư chúng tôi thấy vẫn có chợ Sa Pa đêm. Thế là tôi và mấy người bạn cùng rủ nhau đi chợ... 


Nhà thờ Đá Sa Pa


Thứ Năm, 20 tháng 10, 2011

Du lịch: Đi chợ Sa Pa


ĐI CHỢ SA PA

Thị trấn Sa Pa nằm ở tận cùng biên giới Tây Bắc nước ta, thuộc tỉnh Lào Cai. Sa Pa ở độ cao 1600 mét so với mực nước biển. Du khách đi chợ Sa Pa có một cái thú vị là được đi chợ ở một trong những cái chợ cao nhất ở miền Bắc Việt Nam
.



Chủ Nhật, 9 tháng 10, 2011

Du lịch: Những điều còn bất cập trong Khu di tích Đền Hùng



NHỮNG ĐIỀU CÒN BẤT CẬP TRONG KHU DI TÍCH ĐỀN HÙNG
 
"Dù ai đi ngược về xuôi.
Nhớ ngày giỗ tổ mùng 10 tháng 3"

Khu di tích Đền Hùng thuộc thôn Cổ Tích - xã Hy Cương - huyện Lâm Thao - tỉnh Phú Thọ, là nơi thờ cúng các vua Hùng. Đền Hùng cách trung tâm thành phố Việt Trì 7 km về phía Bắc, cách thủ đô Hà Nội 90 km. Đền Hùng được xây dựng trên núi Hùng, có độ cao 175 m so với mặt nước biển. Toàn bộ Khu di tích có Cổng đền, Đền Hạ, Nhà bia, Chùa Thiên Quang, Đền Trung, Đền Thượng, Đền Giếng, Đền Tổ Mẫu Âu Cơ và Bảo tàng Hùng Vương. Khu di tích được xây dựng hài hòa trong cảnh thiên nhiên, có địa thế cao rất ngoạn mục, hùng vĩ, đất đầy khí thiêng của sơn thủy hội tụ. 

 
Đền Giếng

Thứ Ba, 23 tháng 8, 2011

Hồ Dầu Tiếng thơ mộng và đẹp hoang sơ



HỒ DẦU TIẾNG THƠ MỘNG VÀ ĐẸP HOANG SƠ

Hồ Dầu Tiếng là một hồ công trình thủy lợi có đầu tiên từ năm 1979 với mục đích ban đầu là cung cấp nước tưới tiêu và sinh hoạt cho các tỉnh lân cận . Hồ được đầu tư khởi công xây dựng lớn hơn từ ngày 29/4/1981 và hoàn thành vào ngày 10/1/1985. Để xây dựng công trình thế kỷ này, tỉnh Tây Ninh đã huy động hầu hết thanh niên tham gia đào hồ Dầu Tiếng.



Thứ Bảy, 20 tháng 8, 2011

Chùa Một Cột, ngôi chùa cổ gần 1000 năm

Chùa Một Cột

CHÙA MỘT CỘT, NGÔI CHÙA CỔ GẦN 1000 NĂM 

Đến Hà Nội, khách du lịch thường đi thăm Lăng Hồ Chủ Tịch. Bên trong khuôn viên Lăng Hồ Chủ Tịch – Khu di tích Phủ Chủ Tịch – Di tích Nhà sàn Bác Hồ - Nhà Bảo Tàng Hồ Chí Minh, còn có chùa Một Cột, một trong những ngôi chùa đặc sắc nhất của Việt Nam. Chùa Một Cột hiện giờ thuộc phường Điện Biên, quận Ba Đình, thành phố thủ đô Hà Nội. 

Chùa Một Cột