Chủ Nhật, 28 tháng 5, 2017

Thơ của bạn thơ Cao Nghiêm



TÌNH HỒNG

Cô nàng bé nhỏ ở bên sông
Đến tuổi tròn trăng đã kén chồng
Áo sắc hoa cà nhiều kẻ mộng
Khăn màu lá cỏ lắm người trông
Đầu Xuân chạy tới trao cành mận
Cuối hạ bơi sang tặng nhánh hồng
Xúc động nhìn tôi cười khẽ nói
Qua làng chọn hái nắm trầu không?

Cao Nghiêm




Thứ Bảy, 20 tháng 5, 2017

Ca dao về địa danh Hà Nội



CA DAO ĐỊA DANH HÀ NỘI 

Ai về Hà Nội, ngược nước Hồng Hà
Buồm giong ba ngọn vui đà nên vui.

Hà Nội băm sáu phố phường
Hàng Gạo, hàng Ðường, hàng Muối trắng tinh
Từ ngày ta phải lòng mình
Bác mẹ đi rình đã mấy mươi phen
Làm quen chẳng được nên quen
Làm bạn mất bạn ai đền công cho.

Lụa này là lụa Cổ Đô
Chính tông lụa cống các cô ưa dùng.

Ổi Quảng Bá, cá hồ Tây
Hàng Đào tơ lụa làm say lòng người.

Ước gì anh biến thành hoa
Nhờ em cô gái Ngọc Hà chăm nom.




Thứ Sáu, 19 tháng 5, 2017

Ca dao về Địa Danh



NHỮNG CÂU CA DAO VỀ ĐỊA DANH

Ai về Quảng Ngãi mà xem
Bãi tơ vàng óng đồng ken lúa vàng
Xóm thôn sực nức mùi đàng
Nhắp chè Tam Bảo luận bàn văn chương.

Bắp với khoai tuy rằng khác giống
Nhưng cùng sống trên cục đất giồng
Anh với em đồng vợ đồng chồng,
Tát biển Đông cũng cạn, đập núi Hồng cũng tan.

Chim bay về núi Sơn Trà,
Chồng Nam vợ Bắc ai mà muốn xa.
Sự này cũng tại mẹ cha,
Cho nên đũa ngọc mới xa mâm vàng.




Thứ Năm, 18 tháng 5, 2017

Trang Góc Nhỏ Văn Thơ - A.A. Milne

Góc Nhỏ Văn Thơ


A.A. MILNE

"Nếu cậu sống một trăm năm, mình muốn được sống một trăm năm trừ đi một ngày, để mình sẽ chẳng bao giờ phải sống thiếu cậu."


Photo by Đình Lẫm


Thứ Ba, 16 tháng 5, 2017

Nghị luận xã hội về vấn đề "Học hỏi là việc làm suốt đời" (3)

Photo by Trung Vq


NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ VẤN ĐỀ "HỌC HỎI LÀ VIỆC LÀM SUỐT ĐỜI" (3)

Xã hội không ngừng phát triển, công nghệ khoa học tiên tiến cũng thay đổi nhanh như vũ bão từng ngày. Bởi vậy, để có thể làm chủ công nghệ, làm chủ được máy móc thì con người cần không ngừng học tập và tiếp thu thêm tri thức mới. Học tập là một quá trình không ngừng nghỉ và "học hỏi là việc làm suốt đời" của con người, kiến thức là vô hạn và không có ai có thể thông thái được tất cả những tri thức ấy, vì vậy bất kì ai muốn phát triển bản thân, sự nghiệp thì đều cần phải học.


Vậy học tập là gì, tại sao đó lại là công việc mà con người ta phải làm không ngừng nghỉ cho đến hết cuộc đời mình? Học là quá trình tích lũy tri thức từ sách vở, là tiếp thu những tri thức đúng đắn đã được những thế hệ trước khám phá ra. Thế nhưng, việc học không chỉ dừng lại ở việc học trong sách vở mà chúng ta có thể học ở bất cứ đâu, bất kỳ lúc nào có thể. Nhiều người lầm tưởng chỉ có đến trường, chỉ có ghi chép sách vở mới thực sự là học thế nhưng học phải đi đôi với hành, chúng ta cũng cần học tập từ việc trải nghiệm thực tế, học cách cư xử, điều chỉnh bản thân, học các kỹ năng mềm, học tập từ người khác.

Photo by Trung Vq


Thứ Hai, 15 tháng 5, 2017

Nghị luận xã hội về vấn đề "Học hỏi là việc làm suốt đời" (2)

Photo by Jpg Nguyen


NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ VẤN ĐỀ "HỌC HỎI LÀ VIỆC LÀM SUỐT ĐỜI" (2)

Học vấn có chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả lại ngọt ngào. Học vấn do người siêng năng đạt được. Có người ví học tập như con thuyền đi trên nước, không tiến ắt sẽ lùi. Để đạt được học vấn, con người cần phải nỗ lực học tập không ngừng trong suốt cuộc đời của mình.

Học hỏi là con đường hình thành nên học vấn và cũng là cơ sở để đánh giá về một người nào đó. Ta càng học hỏi được nhiều, kiến thức của ta càng nhiều, cuộc đời này của ta sẽ càng thêm ý nghĩa. Điều ta học không chỉ là kiến thức lí thuyết mà còn là kinh nghiệm trong thực tế hàng ngày, là cách đối nhân xử thế, cách sống hòa nhập, hiện đại và có ích.


Photo by Jpg Nguyen


Chủ Nhật, 14 tháng 5, 2017

Cô giáo Ngọc Giang và món xôi Trạng Nguyên

Xôi Trạng Nguyên do cô giáo Ngọc Giang nấu.


CÔ GIÁO NGỌC GIANG VÀ MÓN XÔI TRẠNG NGUYÊN 

Cứ đến tháng 5, cô Nguyễn Thị Ngọc Giang, giáo viên dạy môn địa lý Trường THPT Võ Thị Sáu (Q.Bình Thạnh, TP.HCM), lại làm vài đĩa xôi đem vào lớp đãi học sinh của mình.

Là giáo viên dạy môn địa nhưng cô Ngọc Giang rất thích nấu ăn, những món ăn cô làm vừa được trang trí rất khéo vừa rất ngon miệng, không kém gì những đầu bếp thực thụ ở các nhà hàng. Người viết là một trong những người đã may mắn được thưởng thức những “tuyệt phẩm ẩm thực” của cô. Chỉ là những món ăn dân dã, nguyên liệu thực phẩm rất dễ kiếm nhưng nói chung đều rất tuyệt vời!



Thứ Sáu, 12 tháng 5, 2017

Danh ngôn về Mẹ



DANH NGÔN VỀ MẸ 

Bạn có thể lừa một vài người trong tất cả mọi lần, và bạn có thể lừa mọi người trong một vài lần, nhưng bạn không thể lừa mẹ.
(Ngạn ngữ Anh)

Các cô gái phải làm sao khi không có người mẹ giúp đỡ họ vượt qua những rắc rối?
(Louisa May Alcott)

Chúa trời không thể ở mọi nơi cùng một lúc, vì vậy người đã tạo ra những bà mẹ.
(Rudyard Kipling)

Có vợ là có lời khuyên chí lí, có mẹ vợ là được tiếp đón ân cần nhưng không có gì hơn 1 người mẹ hiền.
(L.Tolstoi)

Hạnh phúc thay cho người nào được Thượng Đế ban tặng cho một người mẹ hiền.
(Lamartime)

Lòng người mẹ là vực thẳm mà đáy được trải bằng lòng khoan dung hiền dịu.
(Balzac)




Thứ Năm, 11 tháng 5, 2017

Ca dao về Mẹ (3)



CA DAO VỀ MẸ (3) 

Ai về tôi gửi buồng cau
Buồng trước kính mẹ, buồng sau kính thầy
Ai về tôi gửi đôi giày
Phòng khi mưa gió để thầy mẹ đi.

Ai rằng công mẹ như non
Thật ra công mẹ lại còn lớn hơn.

Bắt con vịt nước nhổ lông
Miếng nạc phần chồng
Miếng xương phần mẹ
Miếng lòng phần con.

Biển đông còn lúc đầy vơi
Chớ lòng cha mẹ suốt đời tràn dâng.

Con ơi, mẹ bảo con này
Học buôn học bán cho tày người ta
Con đừng học thói chua ngoa
Họ hàng ghét bỏ, người ta chê cười
Dù no dù đói cho tươi
Quên ăn bớt ngủ liệu bề lo toan
Phòng khi đóng góp việc quan
Đồng tiền bát gạo lo toan cho chồng
Trước là đẹp mặt cùng chồng
Sau là họ mạc cũng không chê cười
Con ơi! nhớ bấy nhiêu lời!

Chim đa đa đậu nhánh đa đa,
Chồng gần em không lấy, lại lấy chồng xa,
Lỡ mai cha yếu mẹ già,
Bát cơm đôi đũa, bộ kỷ trà ai nâng?




Thứ Bảy, 6 tháng 5, 2017

Phổ nhạc: Nụ tầm xuân, nhạc: Triều Châu



Xin giới thiệu nhạc phẩm "Nụ tầm xuân" của nhạc sĩ Triều Châu. Nhạc phẩm này được phổ nhạc từ bài thơ cùng tên của Thanh Trắc Nguyễn Văn.



Thứ Năm, 4 tháng 5, 2017

Phổ nhạc: Tình có hay không, nhạc: Triều Châu



Xin giới thiệu nhạc phẩm "Tình có hay không" của nhạc sĩ Triều Châu. Nhạc phẩm này được phổ nhạc từ bài thơ "Tình có hay không?" của Thanh Trắc Nguyễn Văn.



Thứ Ba, 2 tháng 5, 2017

Ca dao về Mẹ (2)



CA DAO VỀ MẸ (2)

Bao giờ cá lý hóa long
Đền ơn cha mẹ ẵm bồng xưa nay.

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Con tôi khát sữa bú tay
Ai cho bú thép ngàn ngày mang ơn.

Con ho lòng mẹ tan tành
Con sốt lòng mẹ như bình nước sôi.

Chiều chiều ngó ngược ngó xuôi
Ngó không thấy mẹ ngùi ngùi nhớ thương.

Chiều chiều xách giỏ hái rau
Ngó lên mả mẹ ruột đau như dần.

Chim trời ai dễ đếm lông
Nuôi con ai dễ kể công tháng ngày.