Thứ Năm, 28 tháng 9, 2017

Ca dao, tục ngữ địa danh Quảng Nam - Đà Nẳng (3)

Thiếu nữ áo dài trắng và hoa gạo

CA DAO, TỤC NGỮ ĐỊA DANH QUẢNG NAM - ĐÀ NẲNG (3) 

Kể từ đồn Nhứt kể vô,
Liên Chiểu, Thủy Tú, Nam Ô, xuống Hàn,
Hà Thân, Quán Cái, Mân Quang.
Miếu Bông, Cẩm Lệ là đàng vô ra.
Ngó lên chợ Tổng bao xa,
Bước qua Phú Thượng, Ðai la, Cồn Dầu
Cẩm Sa, Chơ Vãi, Câu Lâu.
Ngó lên đường cái, thấy cầu Giáp Năm.
Bây chừ, thiếp viếng, chàng thăm,
Ở cho trọn nghĩa, cắn tăm nằm chờ .

Kể cầu Ông Bộ kể ra,
Cây Trâm,Trà Lý, bước qua Bàu Bàu,
Tam kỳ, Chợ Vạn bao lâu,
Ngó qua đường cái, thấy lầu Ông Tây,
Chiên Ðàn, Chợ Mới là đây,
Kế Xuyên mua bán, đông, tây rộn ràng
Hà Lam gần sát Phủ Ðàng,
Phía ngoài bãi cát, Hương An nằm dài,
Cầu cho gái sắc, trai tài .
Ðồng tâm xây dựng, tương lai huy hoàng.


Thiếu nữ áo dài trắng và hoa sen

Chủ Nhật, 24 tháng 9, 2017

Giới thiệu tập thơ Lục bát tôi của Đặng Nguyệt Anh





GIỚI THIỆU TẬP THƠ CỦA NHÀ THƠ ĐẶNG NGUYỆT ANH

Rất cảm ơn nhà thơ nữ Đặng Nguyệt Anh đã tặng Thanh Trắc Nguyễn Văn tập thơ "Lục bát tôi", do Nhà xuất bản Hội Nhà Văn cấp giấy phép, của chị. Xin được trân trọng giới thiệu tập thơ đến các bạn yêu thơ trong và ngoài nước. Kính chúc nhà thơ Đặng Nguyệt Anh có thêm nhiều sáng tác mới.

Thanh Trắc Nguyễn Văn





Thứ Sáu, 15 tháng 9, 2017

Trang Góc Nhỏ Văn Thơ - Gánh hàng hoa

Góc Nhỏ Văn Thơ


GÁNH HÀNG HOA - NHẤT LINH - KHÁI HƯNG

Gánh hàng hoa là tiểu thuyết ngắn, nhẹ nhàng nhưng nhiều ý nghĩa của 2 cây bút chủ lực của Tự Lực Văn Đoàn - Nhất Linh và Khái Hưng. Tuy nội dung không mới mẻ, nhưng chính cái giản dị, yên ả mà lôi cuốn qua lời kể chậm rãi của hai nhà văn, lại khiến tâm hồn ta rung cảm cùng nhân vật, để rồi ngộ ra một điều gì đấy, giống như Văn, giống như Minh, giống như Liên, để tự chữa lành bản thân mình.


Photo by Trung Vq


Thứ Năm, 14 tháng 9, 2017

Trang Góc Nhỏ Văn Thơ - Tổ quốc

Góc Nhỏ Văn Thơ


TỔ QUỐC - THANH THẢO

Vệt nắng mỏng trước sân mái gà cục tác
Con tôi ngủ trong nôi văng vẳng tiếng còi tàu
Bữa cơm gia đình tôi trộn bắp trộn sắn bảy mươi phần trăm
Mùa xuân những cơn bão hung hãn bất ngờ ập tới
Trầm tĩnh như rừng kia như biển kia
Tổ Quốc tôi đứng lên trước bầy xâm lăng phương bắc
Những dãy núi cong cánh cung những nỏ thần khủng khiếp
Lại tung hàng loạt mũi tên xuyên ngực quân thù
Ải Nam Quan ngọn khói xưa Nguyễn Trãi nuốt nước mắt quay về
Mười năm nằm gai nếm mật
Hẻm Chi Lăng lầm lì sông Kỳ Cùng bốc cháy
Pháo đã giăng từ ngàn vạn điểm cao
Quân di chuyển những dòng sông chảy ngược
Mây uy nghi Yên Tử thuở nào
Còn in dáng Trần Nhân Tông mắt dõi về phương bắc
Tính nước cờ ung dung trên cao
Sông Kỳ Cùng những tảng đá lên hơi
Đùa với mặt trời trong nước
Tôi chỉ đến tắm một lần. Nhưng đó là Tổ Quốc
Chảy lặng thầm suốt cuộc đời tôi
Những câu lượn câu sli đêm chợ Kỳ Lừa
Chén rượu nồng thơm sắc màu thổ cẩm
Vó ngựa gõ dòn lâng lâng sương khuya
Khẩu súng chống tăng ghì chặt vào vai
Anh xạ thủ H’Mông mười tám tuổi
Khi lũ giặc đang điên cuồng lao tới
Một chấm nhỏ trên bản đồ một chấm nhỏ thiêng liêng
Phút người lính đứng bật lên cắm chặt chân vào đất
Phút ấy, đất dưới chân anh là Tổ Quốc
Quả đạn rời nòng trong chớp mắt
Xe tăng cháy ngang đồi lũ giặc lùi xa
Anh lính trẻ mỉm cười lau mồ hôi trên mặt
Gương mặt dịu lành như Tổ Quốc chúng ta.
-


Photo by Cao Thanh Lâm


Thứ Ba, 12 tháng 9, 2017

Trang Góc Nhỏ Văn Thơ - Thời xa vắng

Góc Nhỏ Văn Thơ


THỜI XA VẮNG

Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên nhận định: văn chương sau năm 1945 không có nhiều chuyển biến, chủ yếu xoay quanh đề tài về chiến tranh, lý tưởng cách mạng. Các tác phẩm thường dựng nên hình ảnh tập thể, nhân vật chung chung, không có tên gọi, hình hài, số phận. Cho đến năm 1986, tiểu thuyết "Thời Xa Vắng" của cố nhà văn Lê Lựu ra đời, đánh dấu công cuộc văn học thời kỳ Đổi mới thông qua việc khắc họa thân phận con người cụ thể, đi sâu vào nội tâm.
"Giang Minh Sài từ tên nhân vật, được xem như một tính từ nói về thân phận con người một thời, không được làm chủ số phận, không được sống thật với chính mình. Đó là chiều sâu của tác phẩm, là sự xuất sắc của Lê Lựu".


Photo by Nguyễn Đình Tròn


Chủ Nhật, 10 tháng 9, 2017

Nghị luận xã hội về vấn đề "Học hỏi là việc làm suốt đời" (10)

Photo by Nguyễn Đình Tròn


NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ VẤN ĐỀ "HỌC HỎI LÀ VIỆC LÀM SUỐT ĐỜI" (10)

Trong xã hội hiện đại, việc học được coi là nhiệm vụ bắt buộc của mọi công dân. Vậy vì sao việc học lại quan trọng đến thế? Bàn về giá trị của việc học, có ý kiến cho rằng: “Học hỏi là việc làm suốt đời”. Học hỏi chính là việc tiếp thu kiến thức trên nhiều lĩnh vực, tìm tòi và sáng tạo những tri thức mới, rèn luyện bản thân.


Photo by Nguyễn Đình Tròn


Thứ Bảy, 9 tháng 9, 2017

Ca dao, tục ngữ địa danh Quảng Nam - Đà Nẵng (2)



CA DAO, TỤC NGỮ ĐỊA DANH QUẢNG NAM - ĐÀ NẲNG (2)

Đà Nẵng tàu lớn vào ra
Hội An phố xá đông người bán buôn. 


Đá than thì ở Nông Sơn
Bông Miêu vàng bạc, Quế Sơn có chè
Thanh Châu buôn bán nghề ghe
Thanh Hà vôi ngói, mía che Đa Hoà
Phú Bông dệt lụa, dệt sa
Kim Bồng thợ mộc, Ô Gia thợ rừng.

Ðất Quảng Nam, chưa mưa đà thấm
Rươụ hồng đào chưa nhấm đà say
Ðối vớI ai ơn trọng, nghĩa dày
Một hột cơm cũng nhớ
Một gáo nước đầy vẫn chưa quên.


Đất Quảng Nam chưa mưa đà thấm
Rượu hồng đào chưa nhấm đà say.
Hai đứa ta ơn trọng nghĩa dày,
Chưa nên câu duyên nợ đã mấy trăm ngày nhớ thương.




Thứ Ba, 5 tháng 9, 2017

Trang Góc Nhỏ Văn Thơ - Thú đau thương

Góc Nhỏ Văn Thơ


THÚ ĐAU THƯƠNG

Trong cuốn Văn Học Việt Nam (1900 - 1945), Phan Cự Đệ bình về thơ mới: "Cái nguy hại lâu dài và khó chữa của Thơ Mới là nó làm cho người ta say sưa trong cái buồn vơ vẩn, trong cái cô đơn, chán nản. Lưu Trọng Lư viết: "Hãy lịm người trong thú đau thương." và Xuân Diệu viết: "Rồi bị thương người ta giữ gươm đau, không muốn chữa, không chịu lành thú độc" (Dại khờ). Đau thương mà trở thành cái "thú" thì người ta cũng không muốn chữa cho lành nữa."


Photo by Trần H. Hải


Thứ Hai, 4 tháng 9, 2017

Nghị luận xã hội về vấn đề "Học hỏi là việc làm suốt đời" (9)

Photo by Trần Quốc Hiếu


NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ VẤN ĐỀ "HỌC HỎI LÀ VIỆC LÀM SUỐT ĐỜI" (9)

Nhà triết học vĩ đại nước Nga, V.I.Lê-nin từng nói: “Học, học nữa, học mãi”. Câu nói ấy đã trở thành phương châm giáo dục cho biết bao nhà trường. Điều đó khiến chúng ta suy ngẫm về việc, học hỏi là làm việc suốt đời.


Photo by Trần Quốc Hiếu


Chủ Nhật, 3 tháng 9, 2017

Phổ nhạc: Ghen hờn, nhạc: Triều Châu



Xin giới thiệu nhạc phẩm "Ghen hờn" của nhạc sĩ Triều Châu. Nhạc phẩm này được phổ nhạc từ bài thơ GHEN của Thanh Trắc Nguyễn Văn.