Hiển thị các bài đăng có nhãn Nha Tho noi tieng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nha Tho noi tieng. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 19 tháng 7, 2020

Đồng Đức Bốn (thơ tuyển)

Đồng Đức Bốn
Đồng Đức Bốn


Nhà thơ Đồng Đức Bốn (30/3/1948 - 14/2/2006) được sinh ra trong một gia đình lao động nghèo ở ngoại ô Hải Phòng. Năm 1966, ông gia nhập lực lượng Thanh niên xung phong. Sau đó, ông làm thợ cơ khí (bậc 6 trên 7) tại Xí nghiệp Cơ giới của Tổng Công ty Xây dựng Bạch Đằng (Hải Phòng), Xí nghiệp Cơ khí 20-7 rồi Công ty Xuất nhập khẩu gia cầm Hải Phòng. Ông được làm đại diện cho công ty này tại Hà Nội và bắt đầu sáng tác thơ vào cuối những năm 1980. Ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Đồng Đức Bốn mất ngày 14 tháng 2 năm 2006 tại nhà riêng ở thôn Song Mai, xã An hồng, huyện An Hải, Thành phố Hải Phòng khi ông 58 tuổi bởi bệnh ung thư phổi.

Đồng Đức Bốn có nhiều đóng góp quan trọng trong thể loại thơ lục bát. Thơ lục bát của ông với cách ngắt nhịp, dùng từ và rất giàu hình ảnh với tứ thơ sâu sắc đã chinh phục được bạn đọc. Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp nhận xét về thơ của ông là trong khoảng 80 bài thơ, có khoảng 15 bài thơ cực hay, tài tử vô địch.


(Theo Thi Viện) 

Đồng Đức Bốn - tranh Nguyễn Xuân Hoàng
Đồng Đức Bốn - tranh Nguyễn Xuân Hoàng


Thứ Sáu, 18 tháng 10, 2019

Thơ Haiku của Matsuo Basho, Thái Bá Tân dịch (27)

Photo by Nguyễn Đình Tròn


261. Nhặt chè chưa?
Đừng quên ủ héo
Những đợt gió thu.

262. Trăng lưỡi liềm
Lát nữa
Bình minh hồng sẽ dậy.

263. Sống thanh đạm
Người ngắm trăng cô đơn
Hát về trà Nara.


Photo by Nguyễn Đình Tròn


Thứ Hai, 14 tháng 10, 2019

Thơ Haiku của Matsuo Basho, Thái Bá Tân dịch (26)

Photo by Nguyễn Đình Tròn


251. Lang thang cũng chẳng sao
Chừng nào
Hoa anh đào đang nở.

252. Cây chuối
Bão đánh tả tơi
Suốt đêm nghe mưa trên máng.

253. Say vì ngắm hoa
Người đàn bà
Cầm gươm, mặc áo giáp.


Photo by Nguyễn Đình Tròn


Thứ Năm, 1 tháng 8, 2019

Những bài thơ Mùa Hè hay nhất (nhiều tác giả) (2)



1. CHO EM VÀ MÙA HẠ 

Hình như bên kia là mùa thu
Ngàn lá rụng mang theo lời tiễn biệt
Nơi ký ức hóa vầng trăng đẫm ướt
Con dế buồn rũ cỏ hát tình ca.

Bên kia là năm tháng đi qua
Còn gặp lại cũng vô tình ánh mắt
Bông hồng ấy cuối chân trời tít tắp
Dẫu muộn phiền từng cánh mỏng manh rơi.

Bên kia là còn lại mình tôi
Mùa hạ và em xa vời ảo ảnh
Hoa cúc cháy trong nỗi niềm đa cảm
Thuở yêu em trong trắng vô ngần.

Bên kia là còn lại dòng sông
Cánh buồm anh nửa đời đi không hết
Em xa quá, mùa thu thì chẳng biết
Có người úp mặt khóc hoàng hôn.

Lẽ nào em không nhớ, lẽ nào quên
Giọt nước mắt đã tan thành hoài niệm
Thành muối mặn thành vô tư sóng biển
Để vơi đầy cùng năm tháng vì nhau.

Bên kia là còn lại nỗi đau
Khao khát ấy của một trời hoa phượng
Lẽ nào em, lẽ nào tôi hoang tưởng
Lá vàng thu tiếc nối giữa tay người.

Bên kia là day dứt khôn nguôi
Đồng vọng mãi lời chia tay thầm lặng
Phải mùa hạ dâng hết mình cho nắng
Nên mùa thu chớm lạnh đã se lòng.

Thì đừng buồn bốn phía mưa giăng
Bong bóng vỡ theo về nguồn cội
Ngắt cánh phù dung ngồi đếm tuổi
Thấy trong hư vô khuôn mặt của mình.

Thì ta quay về tìm lại dòng sông
Tìm lại xác thân phiêu bồng một thuở
Để thấp thoáng em hiện về đâu đó
Mùa hạ ấy xa như có thật trong đời...

Từ Dạ Thảo




Thứ Tư, 26 tháng 6, 2019

Những bài thơ Mùa Hè hay nhất (nhiều tác giả)




1. "MÙA HÈ NÀO GẶP GỠ..." 

Mùa hè nào gặp gỡ
Mùa hè nào chia ly
Mùa hè nào hội ngộ.

Tôi cầm trên tay hai mùa hè rực rỡ
Còn mùa hè cuối cùng rơi đi đâu?

Ai nhặt được mùa hè tôi đánh mất
Xin trả lại cho tôi
Xin trả lại cho tôi người yêu tôi
Dẫu chỉ là xác con ve sầu chết khô
Ấy chính là mùa hè của tôi
Ngủ quên trong nách lá
Những ngọt bùi tôi đã nếm trải
Những đắng cay tôi đã nếm trải
Những mùa hè bỏng rát sau lưng
Còn mùa hè cuối cùng tôi gặp lại
Trốn đi đâu ngoài tầm mắt tôi tìm?

Nguyễn Nhật Ánh




Thứ Ba, 28 tháng 5, 2019

A Khuê (thơ tuyển)



NHÀ THƠ A KHUÊ

Nhà thơ A Khuê (1948 – 13/8/2009) tên thật là Hoàng Văn Phúc sinh ra trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật, cha ông là danh vĩ cầm Hoàng Liêu, anh trai ông là nhạc sĩ Hoàng Lương. Nghệ danh A Khuê được nhà thơ đặt theo tên một cô gái mà ông yêu khi ông 15 tuổi.

Nhà thơ, nhạc sĩ A Khuê quê ở Hải Dương, từ nhỏ cha ông đã bắt ông học chơi vĩ cầm, ở vào giai đoạn tuổi thanh niên đã có lúc ông đi chơi nhạc kiếm tiền. Cuộc đời của nhà thơ A Khuê trải qua nhiều giai đoạn khá vất vả với nhiều lần chuyển chỗ ở: từ Quảng Ngãi chuyển vào Đà Nẵng, rồi về Đồng Nai. Sau đó ông lập gia đình và làm ruộng tại Sóc Trăng, sau đó ông quay lại sống cùng vợ con ở Đồng Nai cho đến lúc qua đời. 


(sưu tầm)



Thứ Sáu, 24 tháng 5, 2019

Nguyên Sa (thơ tuyển)



NHÀ THƠ NGUYÊN SA

Nguyên Sa (1 tháng 3 năm 1932 tại Hà Nội – 18 tháng 4 năm 1998), tên thật là Trần Bích Lan, còn có bút danh Hư Trúc. Ông là một nhà thơ lãng mạn Việt Nam nổi tiếng từ thập niên 1950, với những tác phẩm nổi danh như "Áo lụa Hà Đông", "Paris có gì lạ không em", "Tuổi mười ba", "Tháng Sáu trời mưa"...


Tổ tiên Nguyên Sa gốc ở xã Hóa Khuê, huyện Hòa Vang, Thuộc Quảng nam (nay thuộc Quận Cẩm Lệ, Thành phố Đà nẵng), trải qua biến loạn năm Giáp Ngọ (Nhà Trịnh chiếm lấy Phú Xuân) thì di cư vào Gia Định rồi sau đó vào đầu đời Gia Long ra làm quan tại Thuận Hóa (Huế) đến hàm Công Bộ Thượng Thư. Ông cố ông làm quan đến chức Tri Phủ sau về hưu ở lại Hà nội cùng con cháu lập nghiệp tại đó. (Một người em ông cố của Nguyên Sa là ngài Trần Trạm làm quan trải qua các chức Phủ Doản Thừa Thiên, Tham Tri Bộ Lại, Thượng thư Bộ lại sau khi mất được ban tặng Hiệp Tá Đại Học Sỹ, Cáo thụ Vinh Lộc đại phu, thụy Văn Ý)

Sau khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ, gia đình ông tản cư đi Hà Đông. Tại đây, ông bị Việt Minh bắt giam khi mới 15 tuổi. Hồi cư về Hà Nội, gia đình cho ông qua Pháp du học vào năm 1949.

Năm 1953, ông đậu tú tái Pháp, lên Paris ghi danh học triết tại Đại học Sorbonne. Nhiều bài thơ nổi tiếng của ông được sáng tác trong thời gian này.

Năm 1955, ông lập gia đình với bà Trịnh Thúy Nga ở Paris. Đầu năm 1956, hai ông bà về nước, sống tại Sài Gòn.

Năm 1975, ông di tản đi Pháp. Ba năm sau, ông và gia đình qua Hoa Kỳ và ở California từ đó cho tới ngày qua đời.

Ông mất ngày 18 tháng 4 năm 1998.


(Theo Wikipedia)



Chủ Nhật, 5 tháng 5, 2019

Nguyễn Tất Nhiên (thơ tuyển)



NHÀ THƠ NGUYỄN TẤT NHIÊN

Nguyễn Tất Nhiên sinh ngày 30 tháng 5 năm 1952 tại xã, Bình Trước, quận Châu Thành Biên Hòa.

Nguyễn Tất Nhiên theo học trường trung học Ngô Quyền từ năm 1963 cho tới năm 1970. Lúc mới vừa lên trung học đệ nhất cấp, Nguyễn Tất Nhiên đã làm thơ. Theo lời những người bạn cùng trường lúc đó, thơ của Nguyễn Tất Nhiên đã rất hay từ nhỏ. Lúc đó Nguyễn Tất Nhiên thành lập thi văn đoàn với bạn học là Đinh Thiên Phương, tên thật là Đinh Thiên Thọ. Cả hai thi sĩ học trò này cùng chung nhau xuất bản tập thơ Nàng thơ trong mắt năm 1966, khi đó Nguyễn Tất Nhiên được 14 tuổi. Trong tập thơ này Nguyễn Tất Nhiên lấy bút hiệu là Hoài Thi Yên Thi.

Thời gian này, Nguyễn Tất Nhiên đã gặp một cô gái người miền Bắc tên là Duyên và có với cô này một tình cảm nhẹ nhàng nhưng không thành công vì hoàn cảnh gia đình và cả tính nghệ sĩ của Tất Nhiên. Dù vậy, cô gái tên Duyên này cũng đã là cảm hứng cho Tất Nhiên sáng tác khá nhiều bài thơ "Khúc tình buồn", hay các bài "Cô Bắc Kỳ nho nhỏ", "Linh mục", "Em hiền như ma sơ".

Tâm hồn nghệ sĩ của Nguyễn Tất Nhiên đã bộc lộ từ lúc anh còn rất trẻ. Đầu óc của anh được miêu tả lúc nào cũng như mơ mộng suy nghĩ đâu đâu, không tập trung ngay cả khi đang học. Bạn bè thời gian này gọi đùa anh là Hải Ngáo hay Hải Khùng. Tương truyền, có một buổi sáng, Nguyễn Tất Nhiên đứng giữa ngã tư ở Biên Hòa như chỗ không người, bỏ tay trong túi quần nhìn lên trên trời.

Mối tình vô vọng với cô Duyên, nỗi đam mê, niềm đau khổ làm người đã tạo nên phong cách thơ của ông.

Theo lời kể của nhà thơ Thái Thụy Vy:

"Hồi chưa nổi tiếng, trời nắng chang chang mà anh ưa mặc cái manteau mua ở khu Dân sinh, mồ hôi nhễ nhại, ưa đạp xe đạp đi cua cô em Bắc Kỳ nho nhỏ tên Duyên..."

Sự nghiệp của Nguyễn Tất Nhiên thời gian đầu không mấy thành công. Cho đến khi thơ anh được một số thầy giáo gửi đăng báo Sáng tạo của Mai Thảo; rồi Phạm Duy, Nguyễn Đức Quang thấy đó mà phổ nhạc thì mới bắt đầu nổi tiếng.

Vào khoảng năm 1972 hoặc 1973, Nguyễn Tất Nhiên nhận được giấy gọi nhập ngũ vào trường Võ khoa Thủ Đức. Tuy nhiên mới vào Trung tâm 3 Quang Trung, ông đã được cho thôi về vì lý do tâm thần bất ổn.

Sau năm 1975, Nguyễn Tất Nhiên sống ở trong nước cho tới 1981. Trong thời gian này anh học đàn và sáng tác ca khúc với nhạc sĩ Nguyễn Hữu Nghĩa trong bốn năm.

Năm 1980, anh sang định cư tại Pháp, rồi cuối cùng sang Mỹ sống ở Quận Cam. Năm 1987, anh gia nhập Hội Nhà Văn Việt Nam Lưu Vong. Sau anh lấy vợ có tên là Minh Thủy, rồi có với nhau 2 đứa con trai.

Ngày 3 tháng 8 năm 1992, người ta thấy anh nằm chết trong một xe hơi cũ, đậu dưới bóng cây trong sân chùa tại California. Mộ Nguyễn Tất Nhiên nằm trong Vườn vĩnh cửu thuộc nghĩa trang Westminster phía tây Little Saigon (California), và thường được những người du khách Việt đến thăm viếng.

(Theo Wikipedia)




Thứ Tư, 27 tháng 2, 2019

Những bài thơ Mẹ hay nhất (nhiều tác giả)



1. MẸ TÔI 

mẹ tôi dòng dõi nhà quê
trầu cau thừ thuở chưa về làm dâu
áo sồi nâu, mấn bùn nâu
trắng trong dải yếm bắc cầu nên duyên.

cha tôi chẳng đỗ trạng nguyên
ông đồ hay chữ thường quên việc nhà
mẹ tôi chẳng tiếng kêu ca
hai tay đồng áng lợn gà nồi niêu.

chồng con duyên phận phải chiều
ca dao ru lúa câu Kiều ru con
gái trai bảy đứa vuông tròn
chiến tranh mình mẹ ngóng con, thờ chồng.

bây giờ phố chật người đông
đứa nam đứa bắc nâu sồng mẹ thăm
(tuổi già đi lại khó khăn
thương con nhớ cháu đêm nằm chẳng yên).

mẹ tôi tóc bạc răng đen
nhớ thương xanh thắm một miền nhà quê.

Nguyễn Trọng Tạo




Thứ Hai, 14 tháng 1, 2019

Vũ Tuyết Nhung



Nhà thơ nữ Vũ Tuyết Nhung sinh năm 1982, đang sống ở Thanh Hóa, nghề nghiệp nông dân.

1. ĐỢI

Sáng trưa chiều muộn
Chấm cơm vào ánh nhìn xa hút phía đường xa ngái
Đũa có đôi
Bát có đĩa
Mâm có chiếu
Một người có một mèo
Và những cơn gió lạc làm khách ăn cùng.

Người đàn bà mở lọ tăm
Lôi ra một chiếc
Thở dài nghĩ đến chiếc tăm bên cạnh mất bạn
Lại dõi mông lung phía lưng trời.

Đêm treo ký ức
Buông màn ánh mắt bờ vai
Đắp chăn một nụ hôn tạm biệt
Ném những ngày xưa lên gối.

Ru người đàn bà giấc ngủ dỗi hờn
Ru người đàn bà giấc mộng chân trời có hình chim én
Lãng đãng giấc thời gian
Bao mâm cơm muộn như chiều nay.

Bao mâm cơm nguội theo ngày mai
Vắt dài bóng lẻ
Cạn kiệt yêu tin những giấc mơ
Trên mâm cơm của những nàng Tô Thị
Trong bát em có hình anh!

2020 


Vũ Tuyết Nhung

Thiếu nữ áo yếm trắng, đầm sen

Thứ Hai, 12 tháng 11, 2018

Thơ Haiku của Matsuo Basho, Thái Bá Tân dịch (25)

Photo by Mei Dress


241. Từ bông mẫu đơn
Miễn cưỡng
Con ong chui ra.

242. Đi trên đường núi
Bỗng thấy lâng lâng
Bông hoa tím trong cỏ rậm.

243. Cả tướng quân
Cả hoa đã tới
Trên yên ngựa.


Photo by Mei Dress


Thứ Ba, 20 tháng 3, 2018

Thơ Haiku của Matsuo Basho, Thái Bá Tân dịch (24)

Photo by Kevin Le


231. Đám mây
Vướng vào mặt trời
Đàn chim tránh rét bay xuyên qua.

232. Người ta sống bằng gì
Trong ngôi nhà thấp tè sát đất
Dưới tán liễu mùa thu?

233. Đường dài sao!
Chiều thu xạm dần
Lại hoàn toàn vắng người.


Photo by Kevin Le


Chủ Nhật, 18 tháng 3, 2018

Thơ Haiku của Matsuo Basho, Thái Bá Tân dịch (23)

Photo by Kevin Le


221. Mưa xuân
Từ mái nhà nước chảy
Men theo tổ ong.

222. Ô che đầu
Gạt cành lá bước đi
Liễu vừa ra hoa.

223.Trước mặt –
Bốn chiếc cốc bình thường
Chỉ mình tôi ngắm hoa.


Photo by Kevin Le


Chủ Nhật, 14 tháng 1, 2018

Thơ Haiku của Matsuo Basho, Thái Bá Tân dịch (22)

Photo by Nguyen Long


211. Ngày mưa gió
Vạn vật ngập trong mùa thu
Làng quê vùng quan ải.

212. Rõ ràng trăng
Cũng cao như giá đất
Ở nơi bán chác này.

213. Chưa kịp bỏ tay che
Ngọn gió xuân
Đã chui vào nhánh mạ.


Photo by Nguyen Long


Thứ Sáu, 12 tháng 1, 2018

Thơ Haiku của Matsuo Basho, Thái Bá Tân dịch (21)

Photo by Nguyen Long


201. Hái cỏ bùa mê
Nấu canh gạo
Đã cuối năm.

202. Hãy đánh bóng trăng đêm nay
Đang chiếu từ mây
Để mọi người cùng ngắm.

203. Cùng cái lạnh
Gió đến nằm kề
Đứa bé bị bỏ rơi.


Photo by Nguyen Long


Thứ Năm, 14 tháng 12, 2017

Thơ Haiku của Matsuo Basho, Thái Bá Tân dịch (20)

Photo by Đình Lẫm


191. Như đóng búa
Thầy châm cứu
Châm kim vào vai trần.

192. Vượt hai trăm dặm dưới mây
Đến đây
Thưởng thức cái lạnh.

193. Bếp lò mùa đông
Người thợ làm bếp già nhanh thật
Tóc trên đầu đã bạc.


Photo by Đình Lẫm


Thứ Sáu, 24 tháng 11, 2017

Thơ Haiku của Matsuo Basho, Thái Bá Tân dịch (19)

Photo by Nguyễn Trùng Nhị


181. Đền Sumađêra
Tôi nghe sáo tự thổi
Trong rừng cây rậm.

182. Khi trồng
Phải nhẹ nhàng như nâng trẻ
Cây anh đào dại.

183. Đôi sao mắt tôi
Muốn ngắm hoa nở
Trên cây anh đào đang khóc.


Photo by Nguyễn Trùng Nhị


Chủ Nhật, 22 tháng 10, 2017

Thơ Haiku của Matsuo Basho, Thái Bá Tân dịch (18)

Photo by Tuan Speed


171. Mặt trời ngày đông
Bóng tôi đóng băng
Trên lưng ngựa.

172. Hoa anh đào vườn xưa
Khêu dậy trong tôi
Bao kỷ niệm.

173. Những muốn ở trần
Nhưng đành mặc áo
Gió lạnh thổi.


Photo by Tuan Speed


Thứ Sáu, 20 tháng 10, 2017

Thơ Haiku của Matsuo Basho, Thái Bá Tân dịch (17)

Photo by Nờ Pê


161. Những giọt mưa đá
Dính tuyêt
Là hoa văn mờ trên áo trắng.

162. Từ trên rơi xuống
Tuyết phủ dày ngọn tre
Cả thế giới đảo ngược.

163. Đang kỳ nở rộ
Chi mong hoa
Không bị chạm bởi bàn tay gió.

164. Gió xuân
Chiếc lược chải đều
Tóc liễu.


Photo by Huy Chương


Thứ Hai, 19 tháng 6, 2017

Thơ Haiku của Matsuo Basho, Thái Bá Tân dịch (16)

Photo by Huy Chương


151. Với bà lão
Cây anh đào già nở hoa
Là cái để nhớ.

152. Từ ban công ở Kyôtô
Chín mươi chín nghìn người
Ngắm hoa.

153. Mọi người ngày một già
Đám thanh niên Êbisu
Còn làm họ già thêm.

154. Hoa Iris tai thỏ
Thật giống bóng của nó
Dưới sông.


Photo by Huy Chương