Hiển thị các bài đăng có nhãn Truyen ngan. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Truyen ngan. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 25 tháng 12, 2016

Truyện ngắn: Nữ thần Dê Trắng (Phần 4 - Hết)



NỮ THẦN DÊ TRẮNG (Phần 4 - Hết)

IV
Vua Lê Thái Tổ hỏi anh em Trịnh Long:

- Trước khi mất, quan Thái úy Tả tướng quốc có nói gì thêm không?

Phó tướng Trịnh Long cúi đầu vòng tay tâu:

- Dạ, bẩm tấu Hoàng thượng, trước khi mất Trần tướng quân có nhìn lên trời xanh và nói: “Tôi với Hoàng thượng cùng mưu cứu nước, cứu dân, nay sự nghiệp lớn đã thành, Hoàng thượng nghe lời gièm mà hại tôi. Hoàng thiên có biết không?”

Vua Lê thở dài:

- Hiểu ta chỉ có Trần Nguyên Hãn, trách ta cũng chỉ có Trần Nguyên Hãn!

Bọn quan Trịnh Hoàng Bá, Nguyễn Tông Chí, Lê Đức Dư, Lê Quốc Khí, Đinh Bang Bản… cùng vội bước ra tâu:

- Bẩm tấu Hoàng thượng, đó chỉ là những lời của kẻ phản nghịch! Xin Hoàng thượng đừng bận tâm!

Vua Lê Thái Tổ giận dữ quát:

- Các ngươi câm miệng hết cho trẫm! Những mật tấu đầy ác ý của các ngươi đã giết chết một bậc đại công thần của triều đình! Đừng mở lời sàm tâu nữa!




Chủ Nhật, 4 tháng 12, 2016

Truyện ngắn: Nữ thần Dê Trắng (Phần 3)



NỮ THẦN DÊ TRẮNG (Phần 3) 

III
Rạng sáng ngày 26 tháng 2 năm Kỷ Dậu (ngày 30 tháng 3 năm 1429 dương lịch), một chiếc thuyền lớn từ từ rời khỏi trang trại Sơn Đông theo dòng sông Lô xuôi về Đông Kinh (tên của vua Lê Thái Tổ đặt tên cho Thăng Long). Đất nước ta khi ấy đã sạch bóng quân thù, Lê Lợi đã chính thức lên ngôi vua (sử gọi là vua Lê Thái Tổ), đổi niên hiệu là Thuận Thiên. Trên thuyền người ta thấy Trần Nguyên Hãn ngồi trên một cái ghế lớn giữa thuyền, xung quanh có 42 lực sĩ cắp gươm đứng hầu. Chợt một lực sĩ bận trang phục phó tướng, có vẻ là người chỉ huy, bước ra cúi đầu nói với Trần Nguyên Hãn:

- Thưa quan Tả tướng quốc, ngài đành lòng theo chúng tôi về Đông Kinh ư?

- Hơn một năm trước ta đã từ quan rồi, ngươi đừng gọi ta như thế nữa, chức quan lớn quá ta không dám nhận. Ngươi cứ gọi ta là Trần trại chủ là được. Còn vì sao ta theo các ngươi về Đông Kinh ư? Lệnh vua khó cãi, ta không muốn phải mang tiếng là nghịch thần!

- Nhưng theo chúng tôi về triều ngài sẽ bị mang tội chết. Các quan trong triều như Trịnh Hoành Bá, Lê Quốc Khí, Đinh Bang Bản… cùng dâng sớ lên vua tố cáo là ngài cố ý tạo phản!

- Hoàng thượng là một bậc minh quân mà cũng nghe lời bọn giá áo túi cơm này ư? Khi ta cùng các tướng sĩ tử chiến cùng giặc Minh, phải đổ máu ngoài sa trường thì bọn chúng đang chui rúc ở xó xỉnh nào? Đúng là một lũ ngồi mát ăn bát vàng, chỉ biết ganh tị, kèn cựa với các bậc đại công thần!

- Bọn họ mật tâu với vua là ngài đã đóng nhiều thuyền lớn, rất tiện lợi khi đi lại trên sông biển. Ngài cũng tập hợp được rất nhiều quân lính dưới trướng cũ về trang trại của mình, ngày càng lộ rõ có ý muốn mưu đồ riêng, muốn xưng vương!

Trần Nguyên Hãn trầm ngâm hồi lâu rồi nói:

- Khi ta từ giã Hoàng thượng về quê. Hoàng thượng có hỏi ta sẽ làm gì? Ta tâu với Hoàng thượng hai việc. Một là ta sẽ làm lại nghề cũ bán dầu. Người dân quê ta thường mua quả dọc về phơi khô, giã mịn đóng thành bánh rồi ép ra dầu đem đi bán. Dầu quả dọc khi đổ vào một cái bát nhỏ, thả vào một ngọn bấc, đốt sẽ có một ngọn lửa đủ sáng với hương thơm nhè nhẹ, nổi tiếng khắp vùng Kinh Bắc. Nghĩa quân Lam Sơn nhiều người xuất thân là dân nghèo khó, không có một mảnh đất cắm dùi, sau khi thắng trận họ sẽ không có một nơi nào nương thân. Ta sẽ quy tụ họ về Sơn Đông dạy cho họ nghề ép dầu để mưu sinh. Hoàng thượng bảo là “Được!”. Nay rất nhiều người đều là quân lính cũ của Bình Định Vương, theo ta về đây lập nghiệp sao Hoàng thượng lại trách ta? Hai là tổ tiên của ta ngày xưa làm nghề chài lưới, thường đánh cá trên sông rồi dong buồm ra thẳng biển Đông và đến các đảo xa. Các hải đảo ngoài biển Đông đều là phên giậu của nước Đại Việt, giữ được đảo cũng là giữ vững được đất liền. Ta có tâu với Hoàng thượng sẽ mở xưởng thuyền đóng nhiều thuyền thật lớn để đưa ngư dân ra biển. Hoàng thượng mừng lắm bảo ta khi nào đóng được thuyền lớn, hai năm nữa phải đem thuyền đến Thăng Long cho Hoàng thượng xem. Không ngờ bây giờ thuyền lớn đã đóng xong rồi, ta chưa kịp dâng lên đã bị Hoàng thượng nghe lời gièm pha bắt tội!




Thứ Bảy, 16 tháng 7, 2016

Truyện ngắn: Nữ thần Dê Trắng (Phần 2)



NỮ THẦN DÊ TRẮNG (Phần 2)

II
Một tối mùa thu năm Đinh Mùi (năm 1427) tại doanh trại chủ tướng, Thái úy Trần Nguyên Hãn chủ trì họp các tướng sĩ nghĩa quân Lam Sơn đang vây hãm thành Xương Giang. Hãn nhìn bản đồ thành Xương Giang rất lâu rồi nói:

- Các tướng quân vây thành Xương Giang hơn nửa năm trời vẫn không hạ được thành khiến Bình Định Vương vô cùng lo lắng. Quân sư Nguyễn Trãi cũng ăn ngủ không yên. Nay Bình Định Vương sai ta cùng quan Tư mã Lê Sát, hai quan Thiếu úy Lý Triện và Nguyễn Lý đem quân đến trợ chiến. Nếu không chiếm được thành Xương Giang ta sẽ không còn mặt mũi nào về gặp Bình Định Vương, chỉ còn một cách tự sát để chịu tội vì đã phụ lòng tin tưởng của Người.

Các tướng cùng quỳ xuống hô lớn:

- Chúng tôi nguyện cùng liều chết với chủ tướng, quyết thắng trận này! Xin ngài an tâm!




Thứ Tư, 22 tháng 6, 2016

Truyện ngắn: Nữ thần Dê Trắng (Phần 1)



NỮ THẦN DÊ TRẮNG (Phần 1)
  
I
Một chiều thu Ất Mùi (năm 1415), đất nước ta khi ấy vẫn còn bị triều đình nhà Minh đánh chiếm và cai trị rất tàn ác. Trên con đường cái quan đi qua một khu rừng vắng cách thành Đông Quan về phía nam khoảng hai mươi dặm, có một chàng trai dáng vẻ lam lũ gánh đôi thùng dầu đang đi tìm khách mua. Quần áo chàng nhăn nhúm, còn chiếc nón lá chàng đội trên đầu che mưa nắng cũng méo mó và bẹp dúm trông rất thảm hại.


Bỗng từ xa có tiếng hò hét của một đám người đang đuổi theo một chiếc xe ngựa làm vang động cả khu rừng. Bọn người đuổi theo là đám quân lính nhà Minh khoảng hơn chục tên, dẫn đầu là một tên phó tướng dáng người rất vạm vỡ. Không bao lâu bọn chúng đã đuổi kịp chiếc xe ngựa, tên dẩn đầu thản nhiên vung kiếm giết chết người điều khiển xe ngựa và người tùy tùng. Sau đó bọn chúng phá cửa xe và lôi xuống một cô gái rất xinh đẹp bận trang phục màu trắng. Trong tiếng cười khả ố, man rợ của bọn giặc cướp nước và tiếng van xin yếu ớt tuyệt vọng của cô gái, bọn chúng lần lượt xé nát y phục của cô gái dự định cùng nhau làm nhục cô.


Dũng tướng Đặng Tất (cha của dũng tướng Đặng Dung) trong trận Bô Cô


Chủ Nhật, 3 tháng 5, 2015

Tử thần trắng



TỬ THẦN TRẮNG

Hít xong tép heroin cuối cùng, Phong bềnh bồng ngã người vào ghế, nhìn lên trần nhà nhăn nhở cười... Chợt nó ôm mặt khóc rưng rức: "Phong ơi mày hỏng mất rồi". Vài gã thanh niên ở bàn bên quay lại nhìn Phong với đôi mắt lờ đờ, lạ lẫm... Lục tìm con dao bấm trong túi, Phong rít qua kẽ răng: "Dung, tao sẽ giết mày!". Cô chủ quán tên Dung đang ngồi sau quầy nước. Cô có chiếc răng khểnh và đôi mắt thật đẹp. Đẹp đến mê hồn...



Thứ Năm, 6 tháng 11, 2014

Chuyện tình tự kể



CHUYỆN TÌNH TỰ KỂ

I
Năm 1983, lúc đó tôi vừa  tròn 21 tuổi, đang học Đại học Sư Phạm năm thứ ba. Nghe lời một cô bạn thân cùng lớp rủ, tôi và cô bạn đã cùng đạp xe đi coi bói ở một ngôi nhà nằm sâu trong một cái hẻm lầy lội của quận Gò Vấp

Thầy bói là một bà già mặt mày nhăn nheo, coi bói bằng bài tây, coi chỉ tay và bấm tử vi (nhiều tài dữ a!). Khi xem cho cô bạn tôi, không hiểu bà đã nói thế nào mà gương mặt của cô bạn tôi cứ đờ ra vì thán phục! Sau khi trả tiền xong, cô bạn tôi nghe lời bà thầy vội vã đạp xe đi tìm người yêu để "năn nỉ" cưới gấp (?).

- Nếu không sẽ hối hận không kịp!

Cô bạn giải thích xong là chạy biến ngay. À, bà già này ngoài nghề coi bói còn kiêm thêm làm "chuyên gia tư vấn về tình yêu" đây!

Bà ta hỏi tôi muốn coi gì. Tôi nói muốn coi về tình duyên. Bà ta nhìn mấy lá bài rồi phán:

- Số của cậu đào hoa lắm, đến năm 24 tuổi cậu sẽ cưới được vợ thôi!

- Bà nói tuổi tây hay tuổi ta?

- Tôi coi bằng bài tây dĩ nhiên nói tuổi tây cho cậu dễ tính!

- Vợ tôi đẹp không bà?

Bà thầy bói gật gù:

- Vợ cậu đẹp và dễ thương lắm!

- Thế bà có biết cô ấy đang làm gì ở đâu không? 




Thứ Hai, 20 tháng 2, 2012

Truyện ngắn: Valentine quên

Nữ diễn viên Hàn Quốc Soo Ae

VALENTINE QUÊN

1. Mình quen nhau vào một ngày Valentine, ngày mà em và anh cùng dự buổi họp mặt của một người bạn thân. Qua sự đùn đẩy của bạn bè hai đứa mình bị dồn lại phải ngồi cạnh nhau. Hầu hết đám bạn hôm ấy đều đã có đôi có cặp, chỉ riêng trong nhóm chỉ cỏn em và anh vẫn cô đơn... Em vẫn còn nhớ rất rõ lúc đó anh bận một chiếc áo sơ mi trắng sọc xanh rất hợp thời trang và khá đẹp trai! Dù ngồi bên em nhưng anh chỉ nhìn em vài cái lấy lệ rồi thản nhiên cười đùa trước sự châm chọc của bạn bè. Em vừa tự ái vừa ngạc nhiên: Không hiểu sao một người có ngoại hình khá, có thể dễ dàng quyến rũ các cô gái như anh, lại vẫn thích lối sống cô độc một mình? Tàn tiệc, trước khi chia tay, em hỏi tên anh rồi tự giới thiệu tên em là Quỳnh Như. Anh nghe một cách miễn cưỡng, khẽ cười mỉm rồi bỏ đi. Em hiểu, em hoàn toàn chẳng có gì để anh đáng phải lưu tâm và đáng nhớ cả...




Chủ Nhật, 2 tháng 10, 2011

Truyện ngắn: Nàng và hắn



NÀNG VÀ HẮN

1.
Họ đi học vẫn thường gặp nhau. Lúc thì chạy xe cùng chiều. Lúc thì chạy xe ngược chiều. Lúc thì cùng ngồi ăn ở một quán ăn, hoặc cùng ngồi uống ở một quán nước. Nhưng dù có mong muốn đến mấy hắn cũng vẫn chưa tìm được ra cách làm quen với nàng để có thể cùng nàng ngồi chung một bàn, trao đổi với nàng chung một câu chuyện.




Thứ Tư, 25 tháng 5, 2011

Truyện ngắn: Lễ thượng thọ



Truyện ngắn: LỄ THƯỢNG THỌ

I.
Cả nhà ông Ba vô cùng sửng sốt khi thấy ông Hai lặn lội từ thành phố xa xôi về thăm. Mà đúng là “lặn lội” thật! Sau khi đã mướn khách sạn ngoài tỉnh cho anh tài xế nghỉ ngơi và cũng tiện để chăm sóc cho chiếc xe du lịch đắt tiền, ông Hai đón ghe đi vào cồn. Do đi ghe không quen nên ông bị đám hành khách là bọn du thử du thực giành xuống ghe lấn té rớt xuống sông, người ông ướt lóp ngóp cứ như chuột lột.




Thứ Ba, 26 tháng 4, 2011

Truyện ngắn: Điều chưa biết

Cô giáo Bùi Thị Nhung

ĐIỀU CHƯA BIẾT

Trong một góc nhỏ của phòng giáo viên, cô Định đang tiếp một vị phụ huynh. Đối thoại giữa cô giáo Định và vị phụ huynh từ lúc đầu đã căng thẳng giờ lại càng căng thẳng hơn. Cô giáo Định luôn tỏ ra mềm mỏng nhưng vị phụ huynh, một người phụ nữ đã đứng tuổi, ăn bận sang trọng, có nét mặt từng trải, lại luôn tỏ ra rất khó chịu trước những câu trả lời của giáo viên bộ môn.


Thiếu nữ áo dài trắng

Thứ Bảy, 2 tháng 4, 2011

Truyện ngắn: Truyện trong ngày 20 tháng 11



TRUYỆN TRONG NGÀY 20 THÁNG 11

Buổi sáng ngày hai mươi tháng mười một Hoàng không đến trường dự lễ được. Tối hôm trước, Hoàng được tin một người bạn thân, cũng là một nhà giáo đã bỏ nghề, bị tai nạn khá nặng đang nằm phòng cấp cứu ở tận Biên Hòa. Hoàng mua sắm linh tinh vài thứ rồi nổ máy xe đến bệnh viện thăm bạn. Khi về lại Sài Gòn thì cũng đã gần mười một giờ trưa.



Thứ Năm, 20 tháng 1, 2011

Truyện thơ: Con đường xưa đi học

Thiếu nữ áo dài trắng

CON ĐƯỜNG XƯA ĐI HỌC

Con đường ngày xưa tôi đi học là một con đường chạy dọc theo một con sông nhỏ rất hiền lành của quê hương tôi. Là con đường vào những chiều thu có những áng mây lơ lững treo trên bầu trời màu xám, có những lớp cỏ mềm mại dưới bước chân màu xanh, có những vạt nắng thả nhẹ nhàng xuống chân đê màu vàng tươi như những cọng rơm…


Con đường đi học

Thứ Sáu, 7 tháng 1, 2011

Truyện thơ: Sám hối trước biển

Thiếu nữ áo dài vàng

SÁM HỐI TRƯỚC BIỂN

Tôi là một sinh viên nghèo lớn lên một ở vùng biển miền Trung. Cha tôi ngày xưa là một dân chài lão luyện. Trong một chuyến đi biển ông đã ra đi mãi mãi không về sau một cơn bão lớn. Mất cha, tôi và mẹ tôi bơ vơ như một ngôi nhà đã bị xiêu vẹo nay lại còn bị mất thêm nóc! Hai mẹ con phải nương tựa nhau mà sống. Tội nghiệp nhất là mẹ tôi. Mỗi sáng sớm khi thì bà ra bãi biển mua cá của ghe chài rồi đem ra chợ bán, khi thì đi cào nghêu mướn cho các chủ nghêu.


Ghe chài lưới

Chủ Nhật, 31 tháng 10, 2010

Truyện thơ: Lời thề màu hoa phượng



LỜI THỀ MÀU HOA PHƯỢNG

Thuở ấy tôi là một học sinh nhà nghèo vừa tròn mười tám tuổi chưa ý thức được tương lai. Tôi học không khá như các bạn cùng lứa. Nhiều người bảo tôi không được thông minh. Chỉ có thầy chủ nhiệm lớp 12 của tôi là có nhận xét khác. Thầy thường nói riêng với tôi:


- Mùa thi đến rồi, con hãy chịu khó cố gắng thêm trong học tập một chút nữa. Chỉ cần cố gắng thêm một chút nữa thôi! Con có thể sẽ đậu đại học để sau này giúp gia đình con thoát khỏi cảnh nghèo khó như bây giờ. Con rất giỏi về môn sinh học. Riêng hai môn toán và hóa học con học cũng tạm được. Con nên thi ngành Y.

Tôi nghe rồi chỉ để mỉm cười vì tôi tự nghĩ sức học mình chỉ có thế, tôi đậu tốt nghiệp được lớp 12 là mừng lắm rồi. Tôi đăng ký thi đại học chỉ cốt cho vui mà thôi. Còn thi vào ngành Y là điều hoàn toàn tôi không dám nghĩ.

Quê tôi ở miền sông nước nên chợ thường họp trên sông, người ta vẫn gọi là chợ nổi. Hè năm ấy khi đi chợ tôi vô tình quen một cô lái đò rất xinh đẹp. Tôi hỏi tên, nàng bảo nàng tên là Hoa Phượng.




Thứ Năm, 16 tháng 9, 2010

Truyện ngắn: Mật mã

Nắm tay yêu thương

MẬT MÃ

I.

Mấy ngày nay Oanh đi về thui thủi một mình. Long, chồng của Oanh đi công tác xa, nghe đâu phải tháp tùng theo giám đốc Kiên ký một hợp đồng quan trọng gì đó. Long năm nay đã ba mươi tám tuổi, nhưng sức sống và ý tưởng của anh vẫn còn rất trẻ trung. Là một người tài hoa lại luôn có những sáng kiến độc đáo, Long đã trở thành cánh tay phải của giám đốc lúc nào không hay. Giám đốc Kiên ngày càng quí trọng Long hơn. Và trong mắt của vị thủ trưởng này chiếc ghế phó giám đốc không sớm thì muộn cũng sẽ thuộc về Long, người trợ thủ đắc lực của ông.

Thiếu nữ áo đầm trắng ngồi che nửa mặt