Thứ Ba, 8 tháng 12, 2015

Linh Napie áo yếm và hoa sen



Họ tên thật: Hồ Thị Thùy Linh

Nickname: Linh Napie

Ngày sinh của cô: 05/09/1991

Trường: Khoa Quản trị kinh doanh, ĐH Kĩ thuật- Công nghệ TP.HCM

Công việc chính của cô: người mẫu ảnh, diễn viên

Sở thích của cô: Kinh doanh, du lịch, thể thao, nghe nhạc, xem film.


Linh Napie

Thứ Hai, 7 tháng 12, 2015

Thơ của bạn thơ Nguyễn Cảnh Bình

Mẹ và con

SAO CHỜ
         (đồng cảm với bài thơ Mẹ của Thanh Trắc Nguyễn Văn)
Sao chờ hết bước đa đoan
Mới tìm dáng Mẹ cơ hàn tháng năm
Công dưỡng dục đức sinh thành
Mẹ thành bóng hạc... ngọt lành mới hay
Phận làm con tính sao đây
Nước mắt... thêm tủi những ngày đã qua
                        

(Bình Dương)

Nguyễn Cảnh Bình


Mẹ và con

Chủ Nhật, 6 tháng 12, 2015

Đồng dao dân gian (Phần 32)

Lê Thị Ngọc Huyền áo trắng, chong chóng vàng

ĐỒNG DAO DÂN GIAN (32)

307. Trời mưa lâm râm
Cây trâm có trái
Con gái có duyên
Đồng tiền có lỗ
Bánh tổ thì ngon
Bánh giòn thì béo
Cái kéo thợ may
Cái cày làm ruộng
Cái xuổng đắp bờ
Cái lờ đơm cá
Cái ná bắn chim
Cái kim may áo
Cái giáo đi săn
Cái khăn bịt đầu
Cái cầu đi chợ
Có vợ đàn ông
Có chồng con gái
Có trái mù u
Ông cu đi câu
Để trâu ăn lúa
Bắt được thì chặt đầu đuôi
Còn hai con mắt đem nuôi mẹ già.


Lê Thị Ngọc Huyền áo trắng

Thứ Bảy, 5 tháng 12, 2015

Đồng dao dân gian (Phần 31)

Lê Thị Ngọc Huyền áo trắng

ĐỒNG DAO DÂN GIAN (31)

300. Mụ sên đi chợ
Mụ rổ ở nhà
Bắt gà làm thịt
Bắt vịt chặt đuôi
Bắt ruồi chặt cánh
Đòn gánh có mấu
Con sấu có tai
Con nai có sừng
Bánh chưng thì ngọt
Roi mót thì đau
Hàng trầu hàng cau
Là hàng con gái
Hàng bánh hàng trái
Là hàng bà già
Hàng hương hàng hoa
Là hàng ông Bổn.

301. Ông giẳng ông giăng
Xuống chơi với tôi
Có bầu có bạn
Có ván cơm xôi
Có nồi cơm nếp
Có nẹp bánh chưng
Có lưng hũ rượu
Có chiếu bám đu
Thằng cu xí xóa
Bắt trai bỏ giỏ
Cái đỏ ẵm em
Đi xem đánh cá
Có rá vo gạo
Có gáo múc nước
Có lược chải đầu
Có trâu cày ruộng
Có muống thả ao
Có sao trên trời.


Lê Thị Ngọc Huyền áo đỏ

Thứ Tư, 25 tháng 11, 2015

Về sự bất thường của những nhân vật trong Truyện Kiều

Tranh của họa sĩ Mai Trung Thứ


VỀ SỰ BẤT THƯỜNG CỦA NHỮNG NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN KIỀU

Hầu như chúng ta ai cũng đã đọc truyện Kiều, thương xót cho thân phận một cô gái khuê các bị rơi vào lầu xanh vì chữ hiếu. Nhưng có lẽ chúng ta ít ai tìm hiểu sâu xa về các nhân vật trong truyện Kiều.

Hôm nay chúng tôi thử làm cái việc mà có thể bị những người tôn thờ Truyện Kiều cho là “bới bèo ra bọ”. Nhưng khi một cuốn sách được coi là đại tác phẩm thì cuốn sách đó phải chịu đựng được mọi cuộc thử lửa. Trong bài ngắn này, chúng tôi cũng chỉ muốn xem xét một số nhân vật quan trọng với những bất thường của họ.

Trước hết, chúng tôi nhận xét hai nhân vật chính là Thúy Kiều và Kim Trọng. Sau đó chúng tôi sẽ tìm hiểu thêm một vài nhân vật phụ.
Thúy Kiều

Về Thúy Kiều, Nguyễn Du đã tả như sau :

Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn.
Làn thu thủy, nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.
Một hai nghiêng nước nghiêng thành,
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai.
Thông minh vốn sẵn tính trời,
Pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm.
Cung, thương lầu bậc ngũ âm,
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương.
Khúc nhà tay lựa nên chương,
Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân.
Phong lưu rất mực hồng quần,
Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê.

Như vậy, chúng ta biết rằng Thúy Kiều đẹp, thông minh và tài hoa. Theo quan niệm của cổ nhân, người đã đẹp lại có nhiều tài tất sẽ bị trời đất ghen, đầy đọa cho bõ ghét. Thúy Kiều vừa đẹp lại vừa tài hoa làm sao thoát khỏi kiếp đoạn trường. Có những điềm hoặc lời nói báo trước cho Kiều biết đời nàng sẽ nhiều gian truân. Năm nàng còn thơ ngây, một thầy tướng đã đoán :

Anh hoa phát tiết ra ngoài,
Nghìn thu bạc mệnh một đời tài hoa.

Rồi sau khi dự hội Ðạp Thanh, nàng lại mơ thấy Ðạm Tiên cho biết nàng “cùng hội cùng thuyền” với Ðạm, nghĩa là cũng sẽ trở thành một kỹ nữ :

Mà xem trong sổ đoạn trường có tên.
Âu đành quả kiếp nhân duyên,
Cũng người một hội một thuyền đâu xa.


Tranh của nữ họa sĩ Ngọc Mai


Thứ Ba, 24 tháng 11, 2015

Thơ 0349: Nhớ Mẹ



NHỚ MẸ
 

Tôi mua một bát canh riêu
Đem về dâng Mẹ cuối chiều mưa bay
Mẹ tôi giờ khói hương gầy
Năm gian nhà trống hỏi ngày xưa đâu?
 

2014
(Tập thơ Nghêu Ngao Ca - NXB Hội Nhà Văn 2018)
                  

Thanh Trắc Nguyễn Văn