Thứ Ba, 6 tháng 12, 2016

Tục ngữ - Thành ngữ (có chú giải) (14)

Thiếu nữ áo đầm xanh

TỤC NGỮ - THÀNH NGỮ (CÓ CHÚ GIẢI) (14)

141. Hột cơm còn dính kẽ răng

(Dị bản)
Miếng cơm còn dính kẽ răng

 
Cơm (được người khác cho) ăn còn dính ở kẽ răng (đã mở miệng chê bai hoặc phản bội).

142. Xấu như ma cũng thể trà con gái

Trà: Độ tuổi, lứa tuổi.

143. Tâng hẩng như chó mất dái

Tâng hẩng: Chưng hửng.

 
Thiếu nữ áo đầm trắng

Thứ Hai, 5 tháng 12, 2016

Tục ngữ - Thành ngữ (có chú giải) (13)

Thiếu nữ áo đầm trắng trước biển

TỤC NGỮ - THÀNH NGỮ (CÓ CHÚ GIẢI) (13)

131. Bắc cầu mà noi, ai bắc cầu mà lội

Noi: Đi (từ cổ).

132. Ba keo thì mèo mở mắt

Keo: Một trận đấu trong thể thao, đặc biệt là trong môn đấu vật.

Ba keo thì mèo mở mắt: Vật thua ba keo thì trợn tròn mắt ra như mắt mèo. Ý câu này nói vật thua luôn ba keo thì bấy giờ mới biết thân mình là yếu và mới biết sợ người khoẻ hơn.

133. Ăn ở trần, mần mặc áo

Lúc ăn thì cởi trần ra mà ăn cho khỏe, đến khi làm thì làm (mần) thì (cứ như) vướng víu quần áo. Câu này hàm ý chê những người lười biếng, làm ít ăn nhiều.




Chủ Nhật, 4 tháng 12, 2016

Truyện ngắn: Nữ thần Dê Trắng (Phần 3)



NỮ THẦN DÊ TRẮNG (Phần 3) 

III
Rạng sáng ngày 26 tháng 2 năm Kỷ Dậu (ngày 30 tháng 3 năm 1429 dương lịch), một chiếc thuyền lớn từ từ rời khỏi trang trại Sơn Đông theo dòng sông Lô xuôi về Đông Kinh (tên của vua Lê Thái Tổ đặt tên cho Thăng Long). Đất nước ta khi ấy đã sạch bóng quân thù, Lê Lợi đã chính thức lên ngôi vua (sử gọi là vua Lê Thái Tổ), đổi niên hiệu là Thuận Thiên. Trên thuyền người ta thấy Trần Nguyên Hãn ngồi trên một cái ghế lớn giữa thuyền, xung quanh có 42 lực sĩ cắp gươm đứng hầu. Chợt một lực sĩ bận trang phục phó tướng, có vẻ là người chỉ huy, bước ra cúi đầu nói với Trần Nguyên Hãn:

- Thưa quan Tả tướng quốc, ngài đành lòng theo chúng tôi về Đông Kinh ư?

- Hơn một năm trước ta đã từ quan rồi, ngươi đừng gọi ta như thế nữa, chức quan lớn quá ta không dám nhận. Ngươi cứ gọi ta là Trần trại chủ là được. Còn vì sao ta theo các ngươi về Đông Kinh ư? Lệnh vua khó cãi, ta không muốn phải mang tiếng là nghịch thần!

- Nhưng theo chúng tôi về triều ngài sẽ bị mang tội chết. Các quan trong triều như Trịnh Hoành Bá, Lê Quốc Khí, Đinh Bang Bản… cùng dâng sớ lên vua tố cáo là ngài cố ý tạo phản!

- Hoàng thượng là một bậc minh quân mà cũng nghe lời bọn giá áo túi cơm này ư? Khi ta cùng các tướng sĩ tử chiến cùng giặc Minh, phải đổ máu ngoài sa trường thì bọn chúng đang chui rúc ở xó xỉnh nào? Đúng là một lũ ngồi mát ăn bát vàng, chỉ biết ganh tị, kèn cựa với các bậc đại công thần!

- Bọn họ mật tâu với vua là ngài đã đóng nhiều thuyền lớn, rất tiện lợi khi đi lại trên sông biển. Ngài cũng tập hợp được rất nhiều quân lính dưới trướng cũ về trang trại của mình, ngày càng lộ rõ có ý muốn mưu đồ riêng, muốn xưng vương!

Trần Nguyên Hãn trầm ngâm hồi lâu rồi nói:

- Khi ta từ giã Hoàng thượng về quê. Hoàng thượng có hỏi ta sẽ làm gì? Ta tâu với Hoàng thượng hai việc. Một là ta sẽ làm lại nghề cũ bán dầu. Người dân quê ta thường mua quả dọc về phơi khô, giã mịn đóng thành bánh rồi ép ra dầu đem đi bán. Dầu quả dọc khi đổ vào một cái bát nhỏ, thả vào một ngọn bấc, đốt sẽ có một ngọn lửa đủ sáng với hương thơm nhè nhẹ, nổi tiếng khắp vùng Kinh Bắc. Nghĩa quân Lam Sơn nhiều người xuất thân là dân nghèo khó, không có một mảnh đất cắm dùi, sau khi thắng trận họ sẽ không có một nơi nào nương thân. Ta sẽ quy tụ họ về Sơn Đông dạy cho họ nghề ép dầu để mưu sinh. Hoàng thượng bảo là “Được!”. Nay rất nhiều người đều là quân lính cũ của Bình Định Vương, theo ta về đây lập nghiệp sao Hoàng thượng lại trách ta? Hai là tổ tiên của ta ngày xưa làm nghề chài lưới, thường đánh cá trên sông rồi dong buồm ra thẳng biển Đông và đến các đảo xa. Các hải đảo ngoài biển Đông đều là phên giậu của nước Đại Việt, giữ được đảo cũng là giữ vững được đất liền. Ta có tâu với Hoàng thượng sẽ mở xưởng thuyền đóng nhiều thuyền thật lớn để đưa ngư dân ra biển. Hoàng thượng mừng lắm bảo ta khi nào đóng được thuyền lớn, hai năm nữa phải đem thuyền đến Thăng Long cho Hoàng thượng xem. Không ngờ bây giờ thuyền lớn đã đóng xong rồi, ta chưa kịp dâng lên đã bị Hoàng thượng nghe lời gièm pha bắt tội!




Thứ Bảy, 3 tháng 12, 2016

Tục ngữ - Thành ngữ (có chú giải) (12)

Thiếu nữ áo dài trắng nón lá

TỤC NGỮ - THÀNH NGỮ (CÓ CHÚ GIẢI) (12)

121. Chưa làm vòng đã mong ăn thịt

Bẫy vòng: Một loại bẫy dùng dây, thường dùng để bẫy thú rừng cỡ nhỏ (sóc, chồn…).

122. Trai bạc mắt, gái thâm môi,
Những người lông bụng chớ chơi bạn cùng

 
123. Chưa nóng nước đã đỏ gọng

Chỉ những người nhát gan, như tôm cua luộc chưa nóng nước đã sợ, gọng (càng) đã đỏ lên.


Thiếu nữ áo dài trắng nón lá

Thứ Sáu, 2 tháng 12, 2016

Tục ngữ - Thành ngữ (có chú giải) (11)

Lê Vũ Quỳnh Trâm áo dài trắng

TỤC NGỮ - THÀNH NGỮ (CÓ CHÚ GIẢI) (11)

111. Của ruộng đắp bờ

Lấy đất ở dưới ruộng đắp lên bờ ruộng. Nghĩa bóng: Người thân cho nhau thì chẳng mất mát đi đâu, chẳng thiệt thòi gì. Cũng có nguồn giải thích: Giúp đỡ lo liệu cho người khác mà dùng chính tiền của của người ấy thì chẳng mất mát gì mà lại được tiếng.

112. Của mòn, con lớn

Nuôi con phải tốn công tốn của.

113. Của làm ăn no,
Của cho ăn thêm


Chỉ có của cải tự mình làm ra mới ăn tiêu được thỏa thuê.

 
Lê Vũ Quỳnh Trâm áo dài trắng