Thứ Sáu, 20 tháng 9, 2019
Trang Góc Nhỏ Văn Thơ - Vỡ đê - Đồng Đức Bốn
VỠ ĐÊ
Ối mẹ ơi vỡ đê rồi…
Đồng ta trắng xóa cả trời nước trong
Trâu bò thất thểu long đong
Trên bè tre rối bòng bong xoong nồi
Ối mẹ ơi vỡ đê rồi
Mộ cha liệu có lên trời được không
Sao chưa thấy chiếc thuyền rồng
Chở con với mẹ qua giông bão này
(Đồng Đức Bốn)
Nhãn:
Ban tron van nghe
Thứ Năm, 19 tháng 9, 2019
Thơ 0387: Yêu chưa?

YÊU CHƯA?
Yêu chưa?
Chưa biết yêu chưa...
Chưa chờ
Chưa hẹn
Chỉ vừa thương thương...
Chưa mơ chung gối
Chung giường
Chỉ mong chung bóng cuối đường thiên di...
2019
Thanh Trắc Nguyễn Văn

---------------------------------------------------------------
Ghi chú: ảnh minh họa sưu tầm từ internet
Nhãn:
Tho chua in
,
Tho luc bat
Thứ Tư, 18 tháng 9, 2019
Thứ Ba, 17 tháng 9, 2019
Trang Góc Nhỏ Văn Thơ - Thơ viết ở biển - Hữu Thỉnh
THƠ VIẾT Ở BIỂN - HỮU THỈNH - THƯ MÙA ĐÔNG 1994
"Biển, nỗi nhớ và em" là tên bài hát của nhạc sĩ Phú Quang phổ từ bài "Thơ viết ở biển" của nhà thơ Hữu Thỉnh. Sinh thời, Hữu Thỉnh rất tâm đắc tài năng sáng tác của Phú Quang, đặc biệt là các bài phổ thơ "Phú Quang hiểu được tiếng nói của thơ ca, lấy được chất nhạc sẵn có trong thơ để làm thơ ca vang lên". Ông cho rằng bản thân Phú Quang cũng là một nhà thơ, vì những lời viết trong bài hát thường chấp cánh cho bài gốc hay hơn, đi tới một chân trời nghệ thuật toàn vẹn hơn.
Nhạc sĩ Phú Quang chia sẻ "Một ngày, khi ngồi trên biển Vũng Tàu, chợt nhớ đến bài thơ của nhà thơ Hữu Thỉnh. Và tôi đã viết thành bài hát "Biển, nỗi nhớ và em". Tôi chỉ sửa một câu của anh Thỉnh "Gió không phải là roi mà quất núi phải mòn" thành "Gió âm thầm không nói, mà sao núi phải mòn". Bởi trong đầu mình lúc đó chập chờn hình ảnh một người phụ nữ…"
Nhãn:
Ban tron van nghe
Thứ Hai, 16 tháng 9, 2019
Trang Góc Nhỏ Văn Thơ - Hình rêu bóng nhớ - Hoàng Cầm - Bùi Tằng Việt
HÌNH RÊU BÓNG NHỚ - HOÀNG CẦM - BÙI TẰNG VIỆT
Nhớ người đến mức nhìn rêu mọc trên tường nhà cũng nhớ, đấy là nỗi nhớ như thế nào?
Có lẽ giống như lời bài hát "One more time, One more chance" của Masayoshi Yamazaki: "tôi vẫn luôn tìm kiếm, bóng hình em hiện hữu nơi đâu, ở góc sạp báo, ở ngã giao đường tàu, ở thị trấn lúc bình minh... dù tôi biết điều đó là không thể."
Cả Thái Bình Dương là giọt lệ
Một người đi biệt một hành tinh.
Nhãn:
Ban tron van nghe
Chủ Nhật, 15 tháng 9, 2019
Trang Góc Nhỏ Văn Thơ - Nhớ con sông quê hương - Tế Hanh
NHỚ CON SÔNG QUÊ HƯƠNG - TẾ HANH
Quê hương mỗi người khác nhau, nhưng cớ sao đọc bài thơ "Nhớ con sông quê hương" (1956) của Tế Hanh, ai cũng như nhìn thấy quê hương mình...
Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng
Chẳng biết nước có giữ ngày, giữ tháng
Giữ bao nhiêu kỷ niệm giữa dòng trôi?
Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi!
Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ
Sông của quê hương, sông của tuổi trẻ
Sông của miền Nam nước Việt thân yêu
Nhãn:
Ban tron van nghe
Thứ Bảy, 14 tháng 9, 2019
Bài thơ Lời vượn mẹ - Cảm nhận của bạn Paul Wuyn
BÀI THƠ LỜI VƯỢN MẸ - CẢM NHẬN CỦA BẠN PAUL WUYN
Paul Wuyn nói...
Giữa lúc người với người mà chúng còn giết nhau một cách thê thảm không hề thương tiếc thì sự quan tâm tới cuộc sống của loài súc vật (vượn) của bạn là một sự... phung phí lòng trắc ẩn.
Paul Wuyn
thanhtracnguyenvan nói...
Cảm ơn ý kiến của bạn Paul Wuyn. Đây là ý kiến của tôi:
Trong một tác phẩm văn học luôn có nhiều tầng đa nghĩa: nghĩa đen, nghĩa bóng 1, nghĩa bóng 2...
Chuyện tình Lương Sơn Bá - Chúc Anh Đài của Trung Quốc không phải đơn giản chỉ là chuyện tình đau buồn sướt mướt của chàng Lương nàng Chúc, mà đó là phản ảnh xã hội Trung Quốc thời phong kiến rất tàn ác: đôi trẻ đã chết hóa thành đôi bướm họ lại giết chết lần nữa; hồn hai người chết hóa thành hai cái cây tựa bên nhau họ lại nhổ và đốt, rồi đem một tro cây vứt xuống vực sâu, một tro cây đem lên núi cao để hồn hai người không được gần nhau.
Truyện Liêu Trai Chí Dị của Bồ Tùng Linh không phải chỉ là để kể truyện ma vớ vẩn, cái mà tác giả muốn nói là "ma có khi nhân nghĩa còn hơn người, còn người nhiều khi còn ác và tàn độc hơn quỷ ma".
Truyện Kiều của Nguyễn Du không phải chỉ nói về cuộc đời đau khổ của nàng Kiều mà muốn nói về xã hội tàn bạo của chế độ phong kiến...
Thanh Trắc Nguyễn Văn
Nhãn:
Loi tri an doc gia
Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2019
Cảm nhận của bạn Lam Diễm
CẢM NHẬN CỦA BẠN LAM DIỄM
Lam Diễm
Thưa Thầy, tất cả những cô chú anh chị vào xem bài Thầy đều đã để lại bình luận đầy cảm xúc rồi ạ.. Nên em không bình luận theo nữa . Em gửi tặng thầy một hình ảnh đẹp ( cũng có thể coi là Hình Ảnh Đi Cùng Năm Tháng của lớp lớp thanh niên). Hy vọng một ngày không xa, em và những người yêu mến thơ của Thầy sẽ được thưởng thức một sáng tác về đề tài Người Lính. Được không ạ?
Lam Diễm
Thanh Trắc Nguyễn Văn
Lam Diễm Cảm ơn ý kiến của em nhưng quan trọng là báo có chọn đăng bài hay không em à. Tác giả vô danh đơn độc như tôi gởi 10 bài thơ mà báo chọn đăng 1 bài là mừng lắm rồi. Còn gởi 10 bài thơ mà không được đăng một bài thơ nào cả thì đó là chuyện thường ngày vẫn luôn xảy ra em ạ!
Thanh Trắc Nguyễn Văn
Nhãn:
Loi tri an doc gia
Thứ Năm, 12 tháng 9, 2019
Trang Góc Nhỏ Văn Thơ - Tôi yêu tiếng Việt miền Nam - Bàng Bá Lân
TÔI YÊU TIẾNG VIỆT MIỀN NAM - BÀNG BÁ LÂN
Tình cảm trong lòng người vốn khác nhau, nhưng có một loại tình yêu lại giống nhau ở hàng triệu con người. Một tình yêu kết nối ngàn vạn trái tim, tình yêu tiếng Việt, tình yêu quê hương!
"Tôi yêu tiếng Việt miền Nam,
Yêu con sông rộng, yêu hàng dừa cao.
Yêu xe thổ mộ xôn xao
Trên đường khúc khuỷu đi vào miền quê.
Tôi yêu đồng cỏ nắng se,
Nhà rơm trống trải, chiếc ghe dập dềnh.
Tôi yêu nắng loá châu thành,
Trận mưa ngắn ngủi, gió lành hiu hiu.
Nơi đây tôi mến thương nhiều,
Miền Nam nước Việt mỹ miều làm sao!
Xa xôi hằng vẫn ước ao
Vào thăm vựa lúa xem sao, hỡi mình!
Chừ đây tình đã gặp tình,
Tưởng như trong đại gia đình đâu xa.
Người xem tôi tựa người nhà,
Người kêu thân mật tôi là: Thầy Hai!
*
Đồng bào Nam Việt ta ơi!
Tôi yêu cặp mắt làn môi thiệt thà.
Nước non vẫn nước non nhà,
Bắc Nam xa mấy vẫn là anh em!"
Sài Gòn, 1954
Nhãn:
Ban tron van nghe
Thứ Tư, 11 tháng 9, 2019
Trang Góc Nhỏ Văn Thơ - Mai phi
MAI PHI
Thời Đường Huyền Tông (Đường Minh Hoàng), có một vị phi tần rất thích hoa mai, chỗ ở cũng trồng nhiều hoa mai, nên được vua đặt tên là Mai phi (梅妃). Mai phi không chỉ xinh đẹp, còn biểu diễn khúc múa Kinh hồng vũ mô phỏng theo chim hồng nhạn bay lượn. Mỗi khi mùa đông đến, hoa mai nở hoa, Mai phi ung dung vận một bộ đồ thanh khiết, thưởng hoa đàm thơ, ung dung tự tại, được xưng tụng là "Tranh họa cũng không thể họa lại được".
Vị Mai Phi này tên thật là Giang Thái Tần (江采蘋), người Phủ Điền, Phúc Kiến. Giang Thái Tần từ nhỏ đã thông minh hơn người, 9 tuổi đọc thông mấy phần trong Kinh thi, từng nói với cha rằng tuy là phận nữ nhi, nhưng theo đó làm chí. Phụ thân nàng là Giang Trọng Tốn liền lấy tên bài Thái tần trong phần Thiệu Nam (Kinh Thi) để đặt tên cho con mình.
Nhãn:
Ban tron van nghe
Đăng ký:
Bài đăng
(
Atom
)