skip to main
|
skip to sidebar
Xin giới thiệu nhạc phẩm ĐÔI KHI của nhạc sĩ Triều Châu. Nhạc phẩm này được phổ nhạc từ bài thơ cùng tên của Thanh Trắc Nguyễn Văn.
CHỈ LÀ CHUYỆN THƯỜNG TÌNH - TÂM VĂN
"Thế giới này rộng lớn là thế, đi đến cùng trời cuối đất cũng không gặp được anh; nhưng đồng thời thế giới cũng quá ư là nhỏ bé, gặp ai, cũng thấy giống anh.
Tay nắm tay bước trên thảm đỏ, cùng với người mình yêu, sống đến đầu bạc răng long, bên nhau trọn đời, là giấc mộng biết bao người ước ao.
CA DAO, VÈ VỀ CHUỘT (2)
Bốn anh cùng chung một tên
Cùng đi một bước như in rành rành
Anh thì chiếm bảng đề danh
Anh thì hôi rích như hình cú ma
Anh thì lắm bạn thay là
Anh thì bé tí chẳng ma nào nhìn
Là những con gì?
Cà cưỡng bay cao
Chào mào bay thấp
Cu bay về ấp
Quạ bay về trời
Nghe tiếng chủ mời
Ra ăn thịt chuột
Thịt gà đang luộc
Thịt chuột đang hâm
Dọn thầy một mâm
Thầy ăn kẻo tối.
Cà cưỡng bay cao
Chào mào bay thấp
Cu bay về ấp
Trở mỏ về trời
Nghe thấy thầy mời
Về ăn thịt chuột
Mâm dưới nhẵn chuột
Mâm trên nhẵn đầu
Chín chả ngàn lâu
Con trâu ních hết.
CA DAO, VÈ VỀ CHUỘT
Anh kia quần áo đẹp sang
Cái nhà anh ở như hang chuột chù.
Bí ngô là cô đậu nành
Đậu nành là anh dưa chuột
Dưa chuột cậu ruột dưa gang
Dưa gang cùng hàng dưa hấu
Dưa hấu là cậu bí ngô
Bí ngô là cô đậu nành.
Bước sang tháng sáu giá chân
Tháng chạp nằm trần bức đổ mồ hôi
Con chuột kéo cày lồi lồi
Con trâu bốc gạo vào ngồi trong cong
Vườn rộng thì thả rau rong
Ao sâu vãi cải lấy ngồng làm dưa
Đàn bò đi tắm đến trưa
Một đàn con vịt đi bừa ruộng nương
Voi kia nằm dưới gậm giường
Cóc đi đánh giặc bốn phương nhọc nhằn
Chuồn chuồn thấy cám liền ăn
Lợn kia thấy cám nhọc nhằn bay qua
Bao giờ cho đến tháng ba
Ếch cắn cổ rắn tha ra ngoài đồng
Hùm nằm cho lợn liếm lông
Một chục quả hồng nuốt lão tám mươi
Nắm xôi nuốt trẻ lên mười
Con gà nậm rượu nuốt người lao đao
Lươn nằm cho trúm bò vào
Một đàn cào cào đuổi bắt cá rô
Thóc giống cắn chuột trong bồ
Một trăm lá mạ đổ vồ con trâu
Chim chích cắn cổ diều hâu
Gà con tha quạ biết đâu mà tìm.

NHỮNG BÓNG NGƯỜI TRÊN SÂN GA - NGUYỄN BÍNH
Những cuộc chia lìa khởi tự đây,
Cây đàn sum họp đứt từng dây.
Những đời phiêu bạt, thân đơn chiếc,
Lần lượt theo nhau suốt tối ngày...
Có lần tôi thấy hai cô bé,
Sát má vào nhau khóc sụt sùi.
Hai bóng chung lưng thành một bóng,
“- Đường về nhà chị chắc xa xôi?”
Có lần tôi thấy một người yêu,
Tiễn một người yêu một buổi chiều,
Ở một ga nào xa vắng lắm!
Họ cầm tay họ, bóng xiêu xiêu.
Hai chàng tôi thấy tiễn chân nhau,
Kẻ ở sân toa, kẻ dưới tàu,
Họ giục nhau về ba bốn bận,
Bóng nhoà trong bóng tối từ lâu.
Có lần tôi thấy vợ chồng ai,
Thèn thẹn đưa nhau, bóng chạy dài,
Chị mở khăn giầu, anh thắt lại:
“- Mình về nuôi lấy mẹ, mình ơi!”
Có lần tôi thấy một bà già,
Đưa tiễn con đi trấn ải xa.
Tàu chạy lâu rồi, bà vẫn đứng,
Lưng còng đổ bóng xuống sân ga.
Có lần tôi thấy một người đi,
Chẳng biết vì đâu, nghĩ ngợi gì!
Chân bước hững hờ theo bóng lẻ,
Một mình làm cả cuộc phân ly.
Những chiếc khăn mầu thổn thức bay,
Những bàn tay vẫy những bàn tay,
Những đôi mắt ướt nhìn đôi mắt,
Buồn ở đâu hơn ở chốn này?
Tôi đã từng chờ những chuyến xe,
Đã từng đưa đón kẻ đi về.
Sao nhà ga ấy, sân ga ấy,
Chỉ để cho lòng dấu biệt ly?
Hà Nội, 1937

HÀN LỘ
Hôm nay (8/10) là khởi đầu của tiết Hàn Lộ, một trong 24 tiết khí của Âm Dương lịch phương Đông. Trước là 'Thu phân', sau là 'Sương giáng'. Hàn Lộ đánh dấu sự kết thúc của tháng Dậu và bắt đầu của tháng Tuất theo lịch Can Chi.
Hàn Lộ (寒露) dịch nghĩa đen là "Sương lạnh", lúc mặt trời ở xích kinh 195°, mưa dần ngớt đi, không khí lạnh dần, ban ngày trong trẻo, ban đêm sương đọng trên lá, do đó có tên Hàn Lộ. Trong "Nguyệt Lệnh Thất Thập Nhị Hậu Tập Giải" có nói: “Tháng Chín, sương đã lạnh, chuẩn bị đông kết”. Lúc này, nhiệt độ thấp hơn nhiều so với thời điểm Bạch Lộ, sương xuất hiện dày đặc hơn và không khí ban ngày lẫn ban đêm đều mang theo hơi lạnh.
Nguyễn Tử Thành đời Trần viết:
"Quy tứ chính sầu, thu chính hảo,
Nhất đoàn hàn lộ vị khai hoa."
(Day dứt ý về, thu thắm đẹp,
Nụ hoa chưa nở, hạt sương sa. - Nguyễn Trọng Nhàn dịch)