Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2016

Tự truyện: Một ngày ở Phòng dò bài

Cô Kim Mai và học sinh tại Phòng dò bài lúc 12 giờ


MỘT NGÀY Ở PHÒNG DÒ BÀI

Những cánh phượng hồng ngoài cửa sổ Phòng dò bài đỏ rực và đung đưa theo gió. Kim đồng hồ đã chỉ vào con số 11 giờ trưa. Những học sinh dò bài môn hóa đã xong, cô Trinh và các em học sinh lần lượt ra về. Vài em học sinh khác lại vào, cô Nguyệt sắp xếp cho các em ngồi ở cuối phòng.

Chỉ còn vài tuần nữa là thi đại học và thi tốt nghiệp THPT quốc gia, chúng tôi là những giáo viên được nhà trường phân công giúp đỡ cho những em học sinh yếu kém và lười học bài. Nhiệm vụ chúng tôi là mỗi sáng vào Phòng dò bài giúp các em học lại bài và giảng dạy lại những lỗ hổng kiến thức cho các em. Phòng dò bài được trưng dụng từ Hội trường của nhà trường, có sức chứa khoảng gần 100 em học sinh. Công việc tưởng chừng đơn giản nhưng không đơn giản chút nào. Nhiều em làm tôi giật mình vì sự chủ quan của các em:

- Em viết cho thầy các công thức tìm lực đàn hồi và chu kỳ của con lắc lò xo! 




Thứ Tư, 20 tháng 7, 2016

Nghị luận bàn về giá trị của thời gian (7)

Phượng Ớt

NGHỊ LUẬN BÀN VỀ GIÁ TRỊ THỜI GIAN (7)

Hiện nay rất nhiều người chưa biết cách sử dụng thời gian đúng đắn, phù hợp vì vậy để phản ánh thực trạng này có ý kiến cho rằng "thế mới biết vàng có giá mà thời gian là vô giá ".


Phượng Ớt


Thứ Ba, 19 tháng 7, 2016

Trang Góc Nhỏ Văn Thơ - Đò lèn, Nguyễn Duy

Góc Nhỏ Thơ Văn


Dẫu tôi cảm nhận sự ấm áp trong hình tượng "bếp lửa bà nhen" của Bằng Việt, hoặc khoan khoái với sự dịu dàng của người bà chân chất, nhẹ nhàng trong "Dưới bóng hoàng lan" của Thạch Lam, thì có lẽ, người bà khiến tôi xúc động và day dứt nhất là người bà trong "Đò Lèn" của Nguyễn Duy.

Thiếu nữ áo dài đỏ


Thứ Bảy, 16 tháng 7, 2016

Truyện ngắn: Nữ thần Dê Trắng (Phần 2)



NỮ THẦN DÊ TRẮNG (Phần 2)

II
Một tối mùa thu năm Đinh Mùi (năm 1427) tại doanh trại chủ tướng, Thái úy Trần Nguyên Hãn chủ trì họp các tướng sĩ nghĩa quân Lam Sơn đang vây hãm thành Xương Giang. Hãn nhìn bản đồ thành Xương Giang rất lâu rồi nói:

- Các tướng quân vây thành Xương Giang hơn nửa năm trời vẫn không hạ được thành khiến Bình Định Vương vô cùng lo lắng. Quân sư Nguyễn Trãi cũng ăn ngủ không yên. Nay Bình Định Vương sai ta cùng quan Tư mã Lê Sát, hai quan Thiếu úy Lý Triện và Nguyễn Lý đem quân đến trợ chiến. Nếu không chiếm được thành Xương Giang ta sẽ không còn mặt mũi nào về gặp Bình Định Vương, chỉ còn một cách tự sát để chịu tội vì đã phụ lòng tin tưởng của Người.

Các tướng cùng quỳ xuống hô lớn:

- Chúng tôi nguyện cùng liều chết với chủ tướng, quyết thắng trận này! Xin ngài an tâm!




Thứ Năm, 14 tháng 7, 2016

Nghị luận bàn về giá trị của thời gian (6)

Phượng Ớt


NGHỊ LUẬN BÀN VỀ GIÁ TRỊ THỜI GIAN (6)

Tài nguyên lớn nhất và có giá trị nhất của con người chính là thời gian. Bởi thế, không có sự tiết kiệm nào ý nghĩa bằng việc tiết kiệm thời gian. Để răn dạy con người tiết kiệm thời gian, ông cha ta đã viết nên câu tục ngữ “thời gian là vàng”. Tiết kiệm thời gian là sử dụng thời gian cho những công việc mang lại ý nghĩa chân thực trong chính cuộc sống của mỗi chúng ta và cho người khác.


Phượng Ớt