skip to main
|
skip to sidebar
NHÀ THƠ A KHUÊ
Nhà thơ A Khuê (1948 – 13/8/2009) tên thật là Hoàng Văn Phúc sinh ra trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật, cha ông là danh vĩ cầm Hoàng Liêu, anh trai ông là nhạc sĩ Hoàng Lương. Nghệ danh A Khuê được nhà thơ đặt theo tên một cô gái mà ông yêu khi ông 15 tuổi.
Nhà thơ, nhạc sĩ A Khuê quê ở Hải Dương, từ nhỏ cha ông đã bắt ông học chơi vĩ cầm, ở vào giai đoạn tuổi thanh niên đã có lúc ông đi chơi nhạc kiếm tiền. Cuộc đời của nhà thơ A Khuê trải qua nhiều giai đoạn khá vất vả với nhiều lần chuyển chỗ ở: từ Quảng Ngãi chuyển vào Đà Nẵng, rồi về Đồng Nai. Sau đó ông lập gia đình và làm ruộng tại Sóc Trăng, sau đó ông quay lại sống cùng vợ con ở Đồng Nai cho đến lúc qua đời.
(sưu tầm)
NHÀ THƠ NGUYÊN SA
Nguyên Sa (1 tháng 3 năm 1932 tại Hà Nội – 18 tháng 4 năm 1998), tên thật là Trần Bích Lan, còn có bút danh Hư Trúc. Ông là một nhà thơ lãng mạn Việt Nam nổi tiếng từ thập niên 1950, với những tác phẩm nổi danh như "Áo lụa Hà Đông", "Paris có gì lạ không em", "Tuổi mười ba", "Tháng Sáu trời mưa"...
Tổ tiên Nguyên Sa gốc ở xã Hóa Khuê, huyện Hòa Vang, Thuộc Quảng nam (nay thuộc Quận Cẩm Lệ, Thành phố Đà nẵng), trải qua biến loạn năm Giáp Ngọ (Nhà Trịnh chiếm lấy Phú Xuân) thì di cư vào Gia Định rồi sau đó vào đầu đời Gia Long ra làm quan tại Thuận Hóa (Huế) đến hàm Công Bộ Thượng Thư. Ông cố ông làm quan đến chức Tri Phủ sau về hưu ở lại Hà nội cùng con cháu lập nghiệp tại đó. (Một người em ông cố của Nguyên Sa là ngài Trần Trạm làm quan trải qua các chức Phủ Doản Thừa Thiên, Tham Tri Bộ Lại, Thượng thư Bộ lại sau khi mất được ban tặng Hiệp Tá Đại Học Sỹ, Cáo thụ Vinh Lộc đại phu, thụy Văn Ý)
Sau khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ, gia đình ông tản cư đi Hà Đông. Tại đây, ông bị Việt Minh bắt giam khi mới 15 tuổi. Hồi cư về Hà Nội, gia đình cho ông qua Pháp du học vào năm 1949.
Năm 1953, ông đậu tú tái Pháp, lên Paris ghi danh học triết tại Đại học Sorbonne. Nhiều bài thơ nổi tiếng của ông được sáng tác trong thời gian này.
Năm 1955, ông lập gia đình với bà Trịnh Thúy Nga ở Paris. Đầu năm 1956, hai ông bà về nước, sống tại Sài Gòn.
Năm 1975, ông di tản đi Pháp. Ba năm sau, ông và gia đình qua Hoa Kỳ và ở California từ đó cho tới ngày qua đời.
Ông mất ngày 18 tháng 4 năm 1998.
(Theo Wikipedia)
DU LỊCH HUẾ TA ĐƯỢC LÀM VUA MỘT CÕI
Áo mão xênh xang, điện ngọc cung vàng
Cũng kẻ tung hô, cũng người tấu nhạc...
Ngự trên ngai vua cũng được đứng, được ngồi
Nhưng đứng ngồi phải nghe người hướng dẫn
Kiếp vua bù nhìn cũng khổ lắm em ơi!
2024
Thanh Trắc Nguyễn Văn
LỜI TỰA TẬP THƠ NGHÊU NGAO CA (2)
Nhưng có lẽ bài thơ làm cho những người đã sinh ra rồi lớn lên, hoặc đã từng sinh sống ở Sài Gòn xúc động nhất chính là bài thơ Khi người Sài Gòn yêu. Bài thơ là những đêm kí ức xưa của bọn sinh viên chúng tôi, tuy nghèo nhưng cực kì lãng mạn. Cái thời cả bọn cùng ngồi quay quần vòng tròn ngoài sân phòng trọ, đứa đệm ghi ta bập bùng, đứa hát theo những bản nhạc boléro buồn thật buồn:
"Người Sài Gòn biết yêu
Và biết hát
Áo lụa Hà Đông bay
Rợp mát mây trời
Chiều buông gió
Đêm về dừng quanh gác trọ
Rải ghi ta buồn
Đâu tầng tháp cổ tiếng mưa rơi?"
(Khi người Sài Gòn yêu)
Rất cảm ơn nhà thơ Vĩnh Nguyên đã tặng Thơ tranh Thu Hương.
ĐẠI VŨ THỜI HÀNH
Ngày 22 tháng 7 năm nay là khởi đầu của tiết "Đại thử" - một trong hai mươi bốn tiết khí của nông lịch phương Đông. Mỗi tiết khí lại phân ra ba hậu (sơ hậu, thứ hậu và mạt hậu). Mạt hậu của Đại thử gọi là "Đại vũ thời hành" (大雨時行), tạm dịch là "mưa to thường đến"
Lúc đại thử, tuy tiết trời oi bức, nóng nực, nhưng thời tiết cũng bắt đầu chuyển mình sang thu, do đó mưa lớn cũng đến bất chợt, khiến ta nhiều khi ngần ngại ra đường.
LỜI TỰA TẬP THƠ NGHÊU NGAO CA
Tuy không phải là bạn thân nhưng tôi rất thích thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn. Tính Thanh Trắc Nguyễn Văn rất bình dị không rượu chè, không thuốc lá để tạo cảm hứng sáng tác như các nhà thơ khác. Nhưng anh lại có một sở thích riêng rất giống tôi đó là thích uống cà phê và thường lê la ở các quán cà phê có các bể cá cảnh đẹp. Tình cờ gặp anh tôi hỏi khi nào ra tập thơ mới? Anh trả lời vừa mới được Hội Nhà Văn Tp.HCM tài trợ in thơ và tiện tay anh trao luôn bản thảo tập thơ Nghêu Ngao Ca nhờ tôi viết lời tựa!
Rất cảm ơn nhà thơ Võ Thị Như Mai đã tặng Thơ tranh Hoa sứ trắng.