Thứ Tư, 22 tháng 4, 2020

Trang Góc Nhỏ Văn Thơ - Trụ sở Hội văn nghệ Việt Nam 1949

Góc Nhỏ Văn Thơ


TRỤ SỞ HỘI VĂN NGHỆ VIỆT NAM 1949

Đây là bức ảnh chụp bởi nhiếp ảnh gia Trần Văn Lưu (1917 - 2003) "người khắc ghi lịch sử văn nghệ kháng chiến" ở trước trụ sở Hội Văn Nghệ Việt Nam vào năm 1949. Từ trái sang phải là Ngô Tất Tố, Nguyễn Xuân Sanh, Tố Hữu, Xuân Diệu, Thế Lữ, Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Tuân.

Những năm 1949 – 1950, Hội Văn nghệ Việt Nam và Báo Văn Nghệ trú tại xóm Chòi, xã Mỹ Trạng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Nguyễn Tuân kể lại: “Hồi kháng chiến ở Việt Bắc, Hội Văn Nghệ đóng ở hai nơi. Hồi đầu đóng ở xóm Chòi, gần Đại Từ. Khu ATK đóng ở châu Tự Do cũng trong địa phận Thái Nguyên. Khi ta mở chiến dịch Điện Biên Phủ, đề phòng địch phá vùng Đại Từ, cơ quan chuyển về Ghềnh Quýt – Tuyên Quang."


Linh Ngọc


Thứ Ba, 21 tháng 4, 2020

Phố cổ - Thanh Trắc Nguyễn Văn - nhạc: Giai điệu Thi ca

Photo by Sáng Lilian


PHỐ CỔ
Nhạc: Giai điệu Thi Ca
Thơ: Thanh Trắc Nguyễn Văn
Video: Giai điệu Thi Ca




Thứ Hai, 20 tháng 4, 2020

Sông Son trong thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn - Chu Thị Hảo

Photo by Nguyễn Đình Tròn


GIẤC ĐẠI NGÀN, CÁI DUYÊN CỦA NHÀ THƠ LAN THANH

Trở vào miền Trung, đến Phong Nha Kẻ Bàng, nhà thơ tái hiện khung cảnh sơn thủy hữu tình, sông nước, rừng núi, mây trời:

Sông Son xanh
nước biếc xanh
rừng ôm núi
tiếc mỏng manh mây trời

(Phong Nha Kẻ Bàng)

Ấn tượng đầu tiên của nữ sĩ khi đặt chân đến Phong Nha Kẻ Bàng là hình ảnh Sông Son xanh. Tả thế dường như chưa đủ, nhà thơ thêm “nước biếc xanh; rừng ôm núi; tiếc mỏng manh mây trời”. Câu thơ có sắc xanh biếc của nước, xanh đậm của núi rừng, điểm xuyết trên nền xanh ấy là một chút mây trời mỏng manh tạo nên vẻ đẹp thơ mộng, lãng mạn cho dòng Sông Son.

Đọc đến đây, người đọc nhớ tới hai câu thơ của Thanh Trắc Nguyễn Văn “Sông Son son sắt nào quên/ Giọng hò Xứ Quảng cứ chênh vênh sầu” (Tạm biệt Phong Nha). Nếu câu thơ của tác giả Lan Thanh nghiêng về biểu tượng thị giác thì câu thơ của Thanh Trắc Nguyễn Văn nghiêng về cảm nhận “tấm lòng son”, tấm lòng thủy chung, sắt son của con người Quảng Bình.

(Trích - Chu Thị Hảo)


Photo by Nguyễn Đình Tròn


Thứ Sáu, 17 tháng 4, 2020

Trang Góc Nhỏ Văn Thơ - Học sinh - Huy Cận

Góc Nhỏ Văn Thơ


HỌC SINH - HUY CẬN (1940)

Tuổi học trò là một giai đoạn lưng lửng kỳ lạ. Ta cảm giác như mình đã từng yêu đậm sâu, yêu nồng nhiệt nhất lúc chỉ vừa bước qua ngưỡng cửa hoa niên, nhưng cũng có khi tìm thấy mình vụng dại, bâng khuâng với muôn vàn câu hỏi "đó có thật là yêu?". Tuổi trẻ lại là khi ta hừng hực nhất để đổi thay thế giới, nhưng cũng bất lực chưa từng đổi thay được chính mình. Mời các bạn đọc qua bài thơ "Học trò" của nhà thơ Huy Cận, trích trong  tập Lửa Thiêng (1940), để cùng tôi nhớ về một thời đã, đang hoặc sắp sửa trôi qua...


Susan Nguyen


Thứ Năm, 16 tháng 4, 2020

Phổ nhạc: Chiều trên sông Hàn, nhạc: Thanh Ngọc

Nhạc phổ thơ Chiều trên sông Hàn


Xin giới thiệu nhạc phẩm Chiều trên sông Hàn của nhạc sĩ Thanh Ngọc. Nhạc phẩm này được phổ nhạc từ bài thơ cùng tên của Thanh Trắc Nguyễn Văn. Vô cùng cảm ơn chị Thanh Ngọc

Photo by Phương Thảo


Thứ Tư, 15 tháng 4, 2020

Trao đổi với bạn thơ Nguyễn Khôi về bài thơ Tháng Ba



TRAO ĐỔI VỚI BẠN THƠ NGUYỄN KHÔI VỀ BÀI THƠ THÁNG BA

Nguyễn Khôi: Bài thơ bình thường thôi...
Thơ hay là phải "ý" mới và "tứ" lạ kia... ở đây thì "ý" cũ, "tứ" chả có gì lạ cả?

Đến cái câu:
"Em về tìm tháng ba
"Hái màu hoa điệp cũ"
thì không thực tế với tháng ba, vì mùa bông điệp, hoa phượng là tháng 5 kia (nó gắn với Học trò và Thầy giáo)?

Chao ôi, thơ hay quả là khó...
Nghệ thuật làm nên bài thơ, nhưng trái tim mới là Thi sĩ là thế?




Thứ Ba, 14 tháng 4, 2020

Những trích dẫn hiện thực từ Nam Cao

Nma Cao


NHỮNG TRÍCH DẪN HIỆN THỰC TỪ NAM CAO

🍂“Yên thân như vậy để làm gì? Làm để có ăn, ăn để sống, sống để đợi chết.. cả cuộc đời chỉ thu gọn vào bằng ấy việc thôi ư? Và có sung sướng gì cái kẻ suốt đời chỉ biết chúi mũi vào cái cối xay bột, chẳng bao giờ dám nhìn xa hơn một chút, thu hẹp cuộc sống và sự hiểu biết của mình vào trong cái phạm vi nhỏ hẹp của mảnh đất con con của mình!...”
(Sống mòn)

🍂“Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau ích kỷ che lấp mất...”
(Lão Hạc)


Photo by Đào Vĩnh Hà


Thứ Hai, 13 tháng 4, 2020

Trang Góc Nhỏ Văn Thơ - Chuyện tình Lưu Quang Vũ và người vợ đầu tiên - NSUT Tố Quyên

Góc Nhỏ Văn Thơ


CHUYỆN TÌNH LƯU QUANG VŨ VÀ NGƯỜI VỢ ĐẦU TIÊN - NSUT TỐ UYÊN

Không thường được nhắc đến như Xuân Quỳnh với tư cách là bạn đời của Lưu Quang Vũ, nhưng nghệ sĩ ưu tú Tố Uyên mới là người vợ đầu tiên ông cưới về khi ông 21 tuổi. Hai người quen nhau từ thuở nhỏ, cùng sinh hoạt tại đội ca múa Cung Thiếu nhi Hà Nội.

Tố Uyên khi ấy có nhan sắc được bao người theo đuổi, lại là một diễn viên, nghệ sĩ múa nổi tiếng qua những tác phẩm như "Con chim vành khuyên" (giải đặc biệt của ban giám khảo Liên hoan phim Quốc tế Carlovy Vary), "Cô giáo vùng cao"... cùng nhiều vở múa lớn.

"Giữa bao chàng trai hâm mộ, tôi chọn Vũ vì chúng tôi thân thiết từ bé. Tôi nhận thấy Vũ có tài từ những ngày đó. Trong tình yêu, hiếm có ai yêu cuồng nhiệt và thiết tha như Vũ"


Photo by Đào Vĩnh Hà


Chủ Nhật, 12 tháng 4, 2020

Trang Góc Nhỏ Văn Thơ - Ngạn ngữ Ba Tư

Góc Nhỏ Văn Thơ


NGẠN NGỮ BA TƯ

“Khi một vị hiền nhân phương Đông được Sultan (vua của xứ Hồi Giáo) yêu cầu khắc lên nhẫn một câu nói thể hiện rõ nhất bản chất của sự thay đổi không ngừng trong kiếp người, ông đã khắc dòng chữ: — 'Và điều này, rồi cũng sẽ qua.' Khó có ngôn từ nào vừa sâu sắc, vừa phù hợp hơn để nói lên sự xoay vần của cuộc đời, sự dao động không ngừng từ tốt đến xấu, từ xấu đế tốt, vốn đã là đặc điểm bất biến trong lịch sử nhân loại từ thuở sơ khai.”

Trong những ngày cuối năm, bất kể quanh ta là niềm hân hoan, hay nỗi sầu miên và tiếng thở dài, tôi thường ngẫm nghĩ về câu nói "Điều này rồi cũng sẽ qua" trong ngạn ngữ Ba Tư.

"Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua,
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già"


Photo by Lee Style


Thứ Bảy, 11 tháng 4, 2020

Trang Góc Nhỏ Văn Thơ - Nanh Trắng - Jack London

Góc Nhỏ Văn Thơ


NANH TRẮNG - JACK LONDON

Nanh Trắng là tên một tiểu thuyết của nhà văn Mỹ Jack London (1876 –1916), kể về hành trình thuần hóa của một chú sói hoang tại lãnh thổ Yukon và Tây Bắc (Canada) trong thời kỳ "Cơn sốt vàng Klondike" thập niên 1890.

Tác phẩm lần đầu được đăng thành từng phần trên tạp chí Outing từ tháng 5 đến tháng 10 năm 1906, sau đó được xuất bản thành sách vào tháng 10 cùng năm. Nó thường được xem là một cuốn 'truyện đồng hành' (với cùng một chủ đề) với tác phẩm nổi tiếng nhất của London - Tiếng gọi nơi hoang dã (1903), vốn kể về một chú chó bị bắt cóc và dần tìm lại bản năng hoang dã để sống sót trong thiên nhiên.


Photo by Đào Vĩnh Hà