Thứ Bảy, 29 tháng 7, 2017

Tục ngữ về Địa Danh



NHỮNG CÂU TỤC NGỮ VỀ ĐỊA DANH

Ai về Phú Hội, Phước Thiên
Chôm chôm xóm Hố, sầu riêng xóm Vườn.

Ăn cơm làng Giống
Cá bống Cầu Da
Con Gái Chua, Va
Lấy chồng Tàu, Đọ .

Ăn Kẻ Gủ, ngủ Kẻ Rét .

Bưởi Đại Trà, cam Đồng Dụ, gà Văn Cú.

Bao giờ Thiên Mã sang sông.
Thì làng Vĩnh Lại mới không công hầu.

Biên Hòa có bưởi Thanh Trà
Thủ Đức nem nướng, Điện Bà Tây Ninh.

Bát Tràng làm bát; Kiêu Kỵ dát vàng.

Cua Phụng Pháp, rau muống Hiên Ngang.

Cam xã Đoài, xoài Bình Định.

Chim mía Xuân Phổ, cá bống sông Trà

Kẹo gương Thu Xà, mạch nha Mộ Đức.

Cha đánh mẹ treo cũng không bỏ chùa Keo ngày rằm.

Con gái còn son không bằng tô don Vạn Tường.



Thứ Bảy, 22 tháng 7, 2017

Phổ nhạc: Con thuyền giấy, nhạc: Nhã Thanh



Xin giới thiệu nhạc phẩm "Con thuyền giấy" của nhạc sĩ Nhã Thanh. Nhạc phẩm này được phổ nhạc từ bài thơ cùng tên của Thanh Trắc Nguyễn Văn.



Thứ Năm, 20 tháng 7, 2017

Trang Góc Nhỏ Văn Thơ - Truân chuyên

Góc Nhỏ Văn Thơ


TRUÂN CHUYÊN

"Thuở trời đất nổi cơn gió bụi,
Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên"
(diễn nôm Chinh phụ ngâm khúc - Phan Huy Ích / Đoàn Thị Điểm)

Truân chuyên (hay Truân chiên) có nguồn gốc từ chữ 迍邅 trong tiếng Hán.


Photo by Trần Quốc Hiếu


Chủ Nhật, 16 tháng 7, 2017

Nghi vấn về áo dài nữ sinh màu hồng phấn trong bài thơ Thiên sứ của Thanh Trắc Nguyễn Văn

Thơ tranh Thiên sứ


NGHI VẤN VỀ ÁO DÀI NỮ SINH MÀU HỒNG PHẤN

"Đâu sân trường Thiên Phước
Đâu lầu trường Đức Minh
Chuông nhà thờ chầm chậm
Vọng tiếng buồn tâm linh?
Chuông vang lời sương khói
Ta về tìm đức tin.

Em về đeo thánh giá
Dắt ta kẻ tội đồ
Sáng danh là Thiên Chúa
Tội danh là... làm thơ!
Bờ vai em tròn nhỏ
Đưa ta đến dại khờ!

Em bông hồng Thiên sứ
Xuống từ miền trăng sao
Bầu má đỏ hồng đào
Tà áo dài hồng phấn
Để hồn ta lận đận
Để tình ta lao đao."

(Trích Thiên sứ - Thanh Trắc Nguyễn Văn)

Đã có một anh bạn nhắn tin bảo tôi, thơ của tác giả viết không đúng: "Nữ sinh phải bận áo dài trắng, sao lại áo dài hồng phấn? Màu hồng phấn là màu gì?"


Photo by Nguyenew


Thứ Bảy, 15 tháng 7, 2017

Nghị luận xã hội về vấn đề "Học hỏi là việc làm suốt đời" (6)

Dân Trần


NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ VẤN ĐỀ "HỌC HỎI LÀ VIỆC LÀM SUỐT ĐỜI" (6)

Đã từ bao thế kỉ nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam, học tập là một quyền lợi chính đáng của mỗi con người được sinh ra, lớn lên và tồn tại trên mặt đất này. Nhất là trong thế kỉ 21, thế kỉ của tri thức, thì sự học chẳng những là quyền lợi của mỗi con người để họ sinh tồn mà còn là trách nhiệm của họ với sự phát triển của một quốc gia, thế nhưng dường như ở Việt Nam và cũng như trên thế giới, nhiều người vẫn không hiểu hoặc cố tình không chịu hiểu "Học tập là một cuốn vở không có trang cuối" để thoái thác trách nhiệm đó.


Photo by Quốc Bảo


Thứ Sáu, 14 tháng 7, 2017

Ca dao, tục ngữ địa danh Bắc Ninh



CA DAO, TỤC NGỮ ĐỊA DANH BẮC NINH

Ai về Nội Duệ, Cầu Lim
Nghe câu quan họ, đi tìm người thương.

Ai về phố Hội sông Cầu
Để thương, để nhớ, để sầu cho ai?
Để sầu cho khách vãng lai
Để thương, để nhớ cho ai, để sầu?

Anh có về Kinh Bắc quê em
Mà nghe quan họ, mà xem làng nghề
Quê em có lịch có lề
Có sông tắm mát có nghề cửi canh.

Ăn cơm mỗi bữa ba gà
Có về Kẻ Á với ta thì về
Kẻ Á thanh cảnh nhiều bề
Có ao tắm mát, lắm nghề thảnh thơi
Tháng tám thì được xem bơi
Tháng giêng xem hội mình ơi hỡi mình.

An Lãng bánh đúc, bánh đa,
Ngân Cầu bánh bỏng, Hương La bánh bèo.




Thứ Năm, 13 tháng 7, 2017

Trang Góc Nhỏ Văn Thơ - Sáng trăng

Góc Nhỏ Văn Thơ


SÁNG TRĂNG

"Sáng trăng" (tên tiếng Pháp "Clair de Lune") là truyện ngắn của Guy de Maupassant, văn hào nổi tiếng người Pháp (mà khán giả Việt Nam có thể quen thuộc với câu chuyện "Bố của Simon", từng học trong chương trình SGK). Câu chuyện được xuất bản lần đầu vào những năm 1880. Guy de Maupassant nổi tiếng trong việc đào sâu vào những ngóc ngách của con người, những phức tạp của cuộc sống và xã hội bằng văn chương của mình.


Tuan Nguyen Photography