skip to main
|
skip to sidebar
TỤC NGỮ - THÀNH NGỮ (CÓ CHÚ GIẢI) (6)
51. Chớ đánh rắn trong hang, chớ đánh đại bàng trên núi.
(Dị bản)
Chớ đánh rắn trong hang, chớ đánh đại bàng trên mây.
(Dị bản)
Chớ đánh rắn trong hang,
Chớ đánh đại bàng trên chín tầng mây.
52. Ăn như sư, ở như phạm.
Ăn uống thiếu thốn đơn giản (như sư), ở nơi rách rưới bẩn thỉu (như tù nhân).
53. Mắt thứ hai, tai thứ bảy.
Thứ hai đầu tuần, ai đi làm cũng mắt mũi kèm nhèm vì buồn ngủ và mệt mỏi. Thứ bảy (ngày làm việc cuối cùng trong tuần dưới thời bao cấp), ai cũng đợi kẻng báo hết giờ làm để đi về.
TỤC NGỮ - THÀNH NGỮ (CÓ CHÚ GIẢI) (5)
41. Năng may hơn dày giẻ.
Bán hàng giá rẻ nhưng nhiều người mua (năng may) thì có lợi mau giàu hơn là bán mắc (dày giẻ) mà ít người mua. Cũng có nguồn giải thích: cần cù lao động (năng may) thì hơn là làm giàu bất chính ("dày giẻ" được hiểu là ăn cắp vải của khách).
42. Năm Tỵ, năm Ngọ ai có nấy ăn.
43. Nước trong không có cá
Người tốt quá không ai chơi.
Gửi gắm đôi dòng tới tác giả bài thơ MỜI RƯỢU TRƯƠNG CHI bằng những ca từ của một bài hát của Loan Thảo nhé.
TRƯƠNG CHI MỴ NƯƠNG
(họa bài thơ Mời Rượu Trương Chi của Thanh Trắc Nguyễn Văn)
Tình là oan trái muôn đời,
Người là người chết tình người thiên thu.
Tình tương tư… đẹp như thơ,
Đời ai có được giấc mơ lâu tàn.
Đêm khuya trăng khuyết vầng tan,
Mái chèo khua mặt sông, thân không nhà.
Đời cô đơn kiếp phù hoa,
Đêm khuya buồn nỉ non hòa sáo ai?
Dòng sông lơ đãng… sao mai,
Nỗi đau chàng chịu, nối dài thế gian.
Nàng là công chúa giàu sang
Chàng cùng tiếng sáo trao nàng tình tôi.
Nàng, người tâm hữu nghe rồi,
Mong thuyền đài các, sông trôi vui lời.
Lầu son gác tía… lệ rơi,
Mắt buồn thơ thẩn rối bời tâm can.
Lặng nghe gió vạn lời ngàn,
Nhạc từ đâu? khiến mơ màng... tình lang.
Sao đời luôn lắm trái ngang?
Thế nhân sao cứ đùa sang hai người!
Trần Nguyên Anh
NGHE ĐÀN...
(họa bài thơ Nghe Đàn Vọng Cổ Trên Sông Hậu của Thanh Trắc Nguyễn Văn)
Nghe đàn...
Tài tử điệu ca
Trên dòng sông Hậu miền xa ta ngồi
Nghe đàn...
Ngắm Lục bình trôi
Tri âm tri kỷ bồi hồi...bóng vang
Nghe đàn...
Ôn cảnh lầm than
Quê hương thuở ấy xác tàn ...nguy cơ !
Nghe đàn...
Vũ khúc đường tơ
Âm giai thanh thản lững lờ mây bay
Nghe đàn...
Muối mặn gừng cay
Cuộc đời xa xót vơi đầy buốt lưng !
Nghe đàn...
Con cháu Bà Trưng
Noi gương liệt nữ tiếng lừng núi non ...
Nghe đàn...
Lòng sắt dạ son
Đợi chờ chung thủy gửi hồn vào... Thơ !
Nghe đàn ...
Trong thoáng mộng mơ
Cùng nàng vai sánh bước hài khoan thai...
Nghe đàn...
Duyên hợp trúc mai
Đã yêu đừng nghĩ trong ngoài-dại khôn
Nghe đàn...
Xuân nhịp cánh dồn
Dòng sông tha thiết ngập hồn phương Nam !
Nguyễn Xuân Huy
Xin giới thiệu nhạc phẩm HOA VÔNG VANG của nhạc sĩ Triều Châu. Nhạc phẩm này được phổ nhạc từ bài thơ cùng tên của Thanh Trắc Nguyễn Văn.
NGHỊ LUẬN XÃ HỘI BÀN VỀ LỐI SỐNG BẢO THỦ
Lối sống bảo thủ không quá xa lạ trong mỗi người. Bảo thủ được hiểu là khăng khăng với quan điểm của mình, luôn cho rằng mình đúng và không để tâm đến ý kiến của những người xung quanh.
CA DAO VIẾT TỪ BÀI THƠ ĐƯỜNG
Bạn có biết bài ca dao quen thuộc "Cày đồng đang buổi ban trưa" thật ra là bản dịch của bài thơ "Mẫn Nông", viết bởi thi nhân thời Trung Đường - Lý Thân.
Vốn dĩ ca dao là thể loại văn học dân gian được truyền miệng, thường dưới dạng thơ lục bát có vần điệu cho dễ nhớ, dễ đọc; nên việc thuở xưa ông cha ta đọc bài thơ "Mẫn nông" rồi dịch ra tiếng Việt, sau đó truyền miệng cho nhau cũng là việc bình thường.
"Sừ hoà nhật đương ngọ
Hãn trích hoà hạ thổ
Thuỳ tri bàn trung san
Lạp lạp giai tân khổ."
Tạm dịch là:
Cày lúa lúc ngày đang giữa trưa,
Mồ hôi rơi xuống hòa dưới đất
Có ai biết rằng bữa ăn trên mâm
Từng hạt, từng hạt đều là cay đắng khổ cực.