Thứ Hai, 25 tháng 11, 2019

Ca dao, vè về Chuột (2)



CA DAO, VÈ VỀ CHUỘT (2) 

Bốn anh cùng chung một tên
Cùng đi một bước như in rành rành
Anh thì chiếm bảng đề danh
Anh thì hôi rích như hình cú ma
Anh thì lắm bạn thay là
Anh thì bé tí chẳng ma nào nhìn
Là những con gì?

Cà cưỡng bay cao
Chào mào bay thấp
Cu bay về ấp
Quạ bay về trời
Nghe tiếng chủ mời
Ra ăn thịt chuột
Thịt gà đang luộc
Thịt chuột đang hâm
Dọn thầy một mâm
Thầy ăn kẻo tối.

Cà cưỡng bay cao
Chào mào bay thấp
Cu bay về ấp
Trở mỏ về trời
Nghe thấy thầy mời
Về ăn thịt chuột
Mâm dưới nhẵn chuột
Mâm trên nhẵn đầu
Chín chả ngàn lâu
Con trâu ních hết.




Thứ Bảy, 23 tháng 11, 2019

Ca dao, vè về Chuột



CA DAO, VÈ VỀ CHUỘT

Anh kia quần áo đẹp sang
Cái nhà anh ở như hang chuột chù.

Bí ngô là cô đậu nành
Đậu nành là anh dưa chuột
Dưa chuột cậu ruột dưa gang
Dưa gang cùng hàng dưa hấu
Dưa hấu là cậu bí ngô
Bí ngô là cô đậu nành.

Bước sang tháng sáu giá chân
Tháng chạp nằm trần bức đổ mồ hôi
Con chuột kéo cày lồi lồi
Con trâu bốc gạo vào ngồi trong cong
Vườn rộng thì thả rau rong
Ao sâu vãi cải lấy ngồng làm dưa
Đàn bò đi tắm đến trưa
Một đàn con vịt đi bừa ruộng nương
Voi kia nằm dưới gậm giường
Cóc đi đánh giặc bốn phương nhọc nhằn
Chuồn chuồn thấy cám liền ăn
Lợn kia thấy cám nhọc nhằn bay qua
Bao giờ cho đến tháng ba
Ếch cắn cổ rắn tha ra ngoài đồng
Hùm nằm cho lợn liếm lông
Một chục quả hồng nuốt lão tám mươi
Nắm xôi nuốt trẻ lên mười
Con gà nậm rượu nuốt người lao đao
Lươn nằm cho trúm bò vào
Một đàn cào cào đuổi bắt cá rô
Thóc giống cắn chuột trong bồ
Một trăm lá mạ đổ vồ con trâu
Chim chích cắn cổ diều hâu
Gà con tha quạ biết đâu mà tìm.




Thứ Tư, 20 tháng 11, 2019

Trang Góc Nhỏ Văn Thơ - Những bóng ngưởi trên sân ga - Nguyễn Bính

Góc Nhỏ Văn Thơ


NHỮNG BÓNG NGƯỜI TRÊN SÂN GA - NGUYỄN BÍNH

Những cuộc chia lìa khởi tự đây,
Cây đàn sum họp đứt từng dây.
Những đời phiêu bạt, thân đơn chiếc,
Lần lượt theo nhau suốt tối ngày...

Có lần tôi thấy hai cô bé,
Sát má vào nhau khóc sụt sùi.
Hai bóng chung lưng thành một bóng,
“- Đường về nhà chị chắc xa xôi?”

Có lần tôi thấy một người yêu,
Tiễn một người yêu một buổi chiều,
Ở một ga nào xa vắng lắm!
Họ cầm tay họ, bóng xiêu xiêu.

Hai chàng tôi thấy tiễn chân nhau,
Kẻ ở sân toa, kẻ dưới tàu,
Họ giục nhau về ba bốn bận,
Bóng nhoà trong bóng tối từ lâu.

Có lần tôi thấy vợ chồng ai,
Thèn thẹn đưa nhau, bóng chạy dài,
Chị mở khăn giầu, anh thắt lại:
“- Mình về nuôi lấy mẹ, mình ơi!”

Có lần tôi thấy một bà già,
Đưa tiễn con đi trấn ải xa.
Tàu chạy lâu rồi, bà vẫn đứng,
Lưng còng đổ bóng xuống sân ga.

Có lần tôi thấy một người đi,
Chẳng biết vì đâu, nghĩ ngợi gì!
Chân bước hững hờ theo bóng lẻ,
Một mình làm cả cuộc phân ly.

Những chiếc khăn mầu thổn thức bay,
Những bàn tay vẫy những bàn tay,
Những đôi mắt ướt nhìn đôi mắt,
Buồn ở đâu hơn ở chốn này?

Tôi đã từng chờ những chuyến xe,
Đã từng đưa đón kẻ đi về.
Sao nhà ga ấy, sân ga ấy,
Chỉ để cho lòng dấu biệt ly?

Hà Nội, 1937


V ChiVu


Thứ Hai, 18 tháng 11, 2019

Trang Góc Nhỏ Văn Thơ - Hàn lộ

Góc nhỏ văn thơ


HÀN LỘ

Hôm nay (8/10) là khởi đầu của tiết Hàn Lộ, một trong 24 tiết khí của Âm Dương lịch phương Đông. Trước là 'Thu phân', sau là 'Sương giáng'. Hàn Lộ đánh dấu sự kết thúc của tháng Dậu và bắt đầu của tháng Tuất theo lịch Can Chi.

Hàn Lộ (寒露) dịch nghĩa đen là "Sương lạnh", lúc mặt trời ở xích kinh 195°, mưa dần ngớt đi, không khí lạnh dần, ban ngày trong trẻo, ban đêm sương đọng trên lá, do đó có tên Hàn Lộ. Trong "Nguyệt Lệnh Thất Thập Nhị Hậu Tập Giải" có nói: “Tháng Chín, sương đã lạnh, chuẩn bị đông kết”. Lúc này, nhiệt độ thấp hơn nhiều so với thời điểm Bạch Lộ, sương xuất hiện dày đặc hơn và không khí ban ngày lẫn ban đêm đều mang theo hơi lạnh.

Nguyễn Tử Thành đời Trần viết:

"Quy tứ chính sầu, thu chính hảo,
Nhất đoàn hàn lộ vị khai hoa."
(Day dứt ý về, thu thắm đẹp,
Nụ hoa chưa nở, hạt sương sa. - Nguyễn Trọng Nhàn dịch)


Belux Studio


Chủ Nhật, 17 tháng 11, 2019

Ca dao về công ơn thầy cô giáo



CA DAO VỀ CÔNG ƠN THẦY CÔ GIÁO

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa.

Bẻ lau làm viết chép văn
Âu Dương có mẹ dạy răn như thầy.

Chữ thầy trong cõi người ta
Dặm dài hoa nắng trời xa biển đầy.

Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy
Nghĩ sao cho bỏ những ngày ước mong.



Thứ Tư, 13 tháng 11, 2019

Tục ngữ về công ơn thầy cô giáo



TỤC NGỮ VỀ CÔNG ƠN THẦY CÔ GIÁO

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

Ăn vóc học hay.


Bán tự vi sư, nhất tự vi sư.

(Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy)



Chủ Nhật, 10 tháng 11, 2019

Những nhận định hay về văn học (3)

Photo by Nguyễn Xuân Diệu


NHỮNG NHẬN ĐỊNH HAY VỀ VĂN HỌC (3)

51. “Công việc của nhà văn là phát hiện ra cái đẹp ở chỗ không ai ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật, để cho người đọc một bài học trông nhìn và thưởng thức.” (Thạch Lam)

52. “Nghệ thuật bao giờ cũng là tiếng nói của tình cảm con người, là sự tự giãi bày và gửi gắm tâm tư.” (Lê Ngọc Trà)

53. “Một tác phẩm thật giá trị, phải vượt lên bên trên tất cả bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình… Nó làm cho người gần người hơn.” (Nam Cao)

54.  “Thi sĩ là một con chim sơn ca ngồi trong bóng tối hát lên những tiếng êm dịu để làm vui cho sự cô độc của chính mình.” (B. Shelly)

55. “Ðể trong lòng là chí, ngụ ra ý là thơ. Người có sâu, cạn cho nên thơ có mờ có tỏ, rộng hẹp khác nhau… Người làm thơ không ngoài lấy trung hậu làm gốc, ý nghĩa phải hàm súc, lời thơ phải giản dị.” (Nguyễn Cư Trinh)


Photo by Nguyễn Xuân Diệu


Thứ Bảy, 9 tháng 11, 2019

Những nhận định hay về văn học (2)

Photo by Vinh Phan


NHỮNG NHẬN ĐỊNH HAY VỀ VĂN HỌC (2)

26. “Thơ là sự sung mãn của tình cảm mãnh liệt.” (Ban-zắc)

27. “Thơ là chuyện đồng điệu.” (Tố Hữu)

28. “Thơ là tiếng gọi đàn.” (Xuân Diệu)

29. “Thơ sinh ra từ tình yêu và lòng căm thù, từ nụ cười trong sáng hay những giọt nước mắt cay đắng.” (Raxun Gamzatôp)

30.  “Phải phí tổn hàng ngàn cân quặng chữ
Chỉ thu về một chữ mà thôi
Những chữ ấy làm cho rung động
Triệu trái tim trong hàng triệu năm dài” (Maiakopxki)


Photo by Vinh Phan


Thứ Sáu, 8 tháng 11, 2019

Trang Góc Nhỏ Văn Thơ - Tặng biệt (kỳ 1) - Đỗ Mục

Trang Góc Nhỏ Văn Thơ


TẶNG BIỆT (KỲ 1) - Đỗ Mục (803 - 852)

"Phinh phinh niểu niểu thập tam dư,
Đậu khấu tiêu đầu nhị nguyệt sơ.
Xuân phong thập lý Dương Châu lộ,
Quyển thượng châu liêm tổng bất như."

Dịch nghĩa:

Mảnh mai yểu điệu, vừa hơn mười ba tuổi,
Như hoa đậu khấu chớm nở trên ngọn cây vào tháng hai.
Gió xuân thổi qua mười dặm đường Dương Châu,
Cuốn lên hết rèm châu, nhưng chẳng tìm thấy ai giống nàng.


Photo by Đặng Việt Dũng


Thứ Năm, 7 tháng 11, 2019

Thơ tranh Yêu người áo tím - Vĩnh Nguyên tặng

Thơ tranh Yêu người áo tím


Rất cảm ơn nhà thơ Vĩnh Nguyên đã tặng Thơ tranh Yêu người áo tím.

Thiếu nữ áo dài tím


Thứ Ba, 5 tháng 11, 2019

Những nhận định hay về văn học (1)

Photo by Trầm Mặc Nguyễn


NHỮNG NHẬN ĐỊNH HAY VỀ VĂN HỌC (1)

1. “Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện.” (Nam Cao)

2. “Qua giọng hát, anh nhận ra người hát
Qua nét khắc, anh nhận ra người thợ bạc” (Gamzatop)

3. “Có lúc thơ như trái núi cao không thể tới
Có lúc thành cánh chim sà đậu xuống bàn tay” (Gamzatop)

4. “Thơ là mở ra một cái gì đó mà trước khi có câu thơ đó, nhà thơ đó, dường như vẫn bị phong kín” (Nguyễn Tuân).

5. “Ý nghĩa của bài thơ đi bộ còn nhạc điệu thì bay cao” (R. Targore)


Photo by Trầm Mặc Nguyễn


Thứ Sáu, 1 tháng 11, 2019

Jun Vũ trang điểm theo phong cách Thái đẹp tuyệt vời



JUN VŨ

Sinh: 4 tháng 6, 1995, Hà Nội
Chiều cao: 1,62 m
Tên đầy đủ: Vũ Phương Anh