Thứ Ba, 23 tháng 6, 2020

Bình bài thơ Chiều Sông Đuống của Thanh Trắc Nguyễn Văn

Thanh Hương áo yếm nâu, hoa sen

BÌNH BÀI THƠ CHIỀU SÔNG ĐUỐNG CỦA THANH TRẮC NGUYỄN VĂN

Giới thiệu Nhà Thơ: Nguyễn Văn Tạo

Bút Danh: Thanh Trắc Nguyễn Văn


Tác Phẩm: CHIỀU SÔNG ĐUỐNG


Nhà Thơ: Thanh Trắc Nguyễn Văn tên thật là Nguyễn Văn Tạo gốc người Nam Định. Sinh ra và lớn lên tại Thành Phố Hồ Chí Minh. Anh là hội viên Hội Nhà Văn Thành Phố Hồ Chí Minh. Hội viên Câu Lạc Bộ Thơ Việt Nam.


Là giáo viên môn Vật Lý và giảng dạy tại trường Trung Học Phổ Thông Võ Thị Sáu- Thành Phố Hồ Chí Minh từ năm 1986 đến nay. Tuy được đào tạo sư phạm khoa học tự nhiên nhưng Thanh Trắc Nguyễn Văn lại có tố chất thơ ca thiên bẩm với một tâm hồn lãng mạn.


Thanh Hương áo yếm nâu, hoa sen


Thanh Hương áo yếm nâu, hoa sen

Thơ của anh được ký dưới các Bút Danh:

Thanh Trắc Nguyễn Văn, Hà Thanh Chương, Nguyễn Thuận Thảo đã xuất hiện trên mặt báo từ những năm 1990. Từ 1997 đến nay cả nghìn tác phẩm của anh đã được in ấn và đến với bạn đọc trong những tuyển tập của Ngành Giáo Dục, các ấn phẩm của một số tỉnh thành như Đồng Nai, Đồng Tháp, Thành Phố Hồ Chí Minh do các Nhà Xuất Bản tên tuổi như Nhà Xuất Bản Văn Học, NXB Hội Nhà Văn, NXB Văn Hóa Văn Nghệ, NXB Văn Hóa Dân Tộc, NXB Trẻ phát hành.


Bên cạnh đó anh cũng có hàng loạt tuyển tập riêng được phát hành trong giai đoạn 1997 đến 2013.


Thanh Hương áo yếm nâu, hoa sen

Với vốn hiểu biết sâu rộng, cách dùng từ giản dị mà đầy tính nghệ thuật. Thơ của Thanh Trắc Nguyễn Văn đã được độc giả đón nhận một cách nồng hậu. Các thi phẩm của anh luôn để lại trong lòng người đọc những cảm nhận sâu sắc.

Trong Chương Trình: Góc Tác Giả Và Tác Phẩm của HƯƠNG SẮC TÌNH YÊU tuần này. Đức Hoàn xin thay mặt nhóm biên tập giới thiệu với quý Bạn Đọc một tác phẩm điển hình đầy chất văn học  mang tựa đề: CHIỀU SÔNG ĐUỐNG của nhà thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn.Trong tuyển tập thơ Khúc Xạ Mùa Thương được NXB Thanh Niên phát hành năm 2006.

  
Thanh Hương áo yếm nâu, hoa sen

CHIỀU SÔNG ĐUỐNG

Em phương nào xa sông Đuống
Để mùa thu mất nắng vàng
Ta hong thơ thành mây trắng
Triền đê hóa khói lang thang.

Sương đã phủ mờ năm tháng
Thuyền ai xuôi giữa bập bềnh?
Tay vốc nước tìm kỷ niệm
Sóng cựa mình lắc bấp bênh.

Câu em ca xưa quan họ
“Người ơi người ở đừng về...”
Nay không về xin muốn ở
Sao lạnh đôi bờ sông quê?

Trăng vừa treo đầu đỉnh nhớ
Sợi buồn giăng vướng bãi chờ
Chuồn chuồn bay đâu dải yếm?
Hoa bướm giờ khuất bến mơ.

Người dừng chân bên sông Đuống
Thấy lá ngô reo cuối chiều
Thấy hoàng hôn dần vỡ tím
Gió đêm về bước liêu xiêu...

2000
(Tuyển tập thơ Khúc Xạ Mùa Thương - NXB Thanh Niên 2006)

Thanh Trắc Nguyễn Văn


Thiếu nữ áo yếm trắng, hoa sen

Bình thơ: Đây là một tác phẩm chữ tình đầy chất lãng mạng được viết theo thể thơ sáu chữ vần chéo. 

Bài thơ mang những hoài niệm, những trăn trở của mối tình đã xa. Một mối tình dang dở, nhiều tiếc nuối. Dù trải qua dấu thời gian nhưng dường như những nhung nhơ vẫn còn nguyên vẹn trong trái tim nhân vật.

Bằng thủ pháp đặt câu hỏi xuyên suốt toàn bài. Cách dùng từ khá tinh tế. Tác Phẩm đã gột tả rõ nét nội tâm của nhân vật trong một chiều bên bến sông xưa, giữa cảnh sắc thơ mộng mà sự hoài niệm dày đan, chất chứa. Nỗi khắc khoải, hoài niệm được Tác Giả đẩy lên cao độ ngay từ những tứ thơ đâu tiên:

Em phương nào xa Sông Đuống
Để mùa thu mất nắng vàng.


Thiếu nữ áo yếm xanh, hoa sen

Câu hỏi vang lên trong lòng khách thơ chứa chất sự bâng khuâng, hoang hoải. Cảnh cũ còn đây mà người xưa phiêu dạt nơi đâu, không em mùa thu dẫu đẹp cũng nào còn ý nghĩa. Để rồi:

Ta hong thơ thành mây trắng
Triền đê hóa khói lang thang.

Phép ẩn dụ vô cùng tinh tế vẽ lên một cảnh sắc đầy huyễn hoặc trong cái trống vắng nhẹ lan, từ từ xâm chiếm nhân vật.


Lạc trong hoang hoải người thơ tìm về miền ký ức khi chiều đã mờ sương. Là sương chiều chiều thôi sao lại phủ mờ được cả năm tháng? Và thời gian liệu có phải là liều thuốc luôn xoa dịu vết tim đau không?


Thiếu nữ áo yếm nâu, hoa sen

Chắc là không thể nào khi kỷ niệm vẫn còn đây ẩn hiện giữa vùng nhung nhớ.

Sương đã phủ mờ năm tháng
Thuyền ai xuôi giữa bập bềnh?
Tay vốc nước tìm kỷ niệm
Sóng cựa mình lắc bấp bênh.

Một khổ thơ thật là trừu tượng, những câu từ được dùng khá đắt cùng với phương pháp ngoa ngữ được sử dụng khéo léo. Người đọc như cảm nhận thấy mình hòa vào tâm trạng của khách thơ vậy.


Phạm Thị Quỳnh áo yếm đỏ, đầm sen

Ở khổ thơ thứ ba Tác Giả khá thành công khi dùng phép hoán dụ để khắc họa nỗi lòng của nhân vật:

Câu em ca xưa quan họ
" Người ơi người ở đừng về"
Nay không về xin muốn ở
Sao lạnh đôi bờ sông quê?

Lời ca của các Liền Anh Liền Chị quan họ hay là lời thề đá vàng son sắt. Anh vẫn đây, nguyên vẹn lời hẹn ước trong tim, em còn ở tận nới đâu để đôi bờ sông quê lạnh vắng. Thật là một tứ thơ dung dị chất chứa nỗi niềm.

 
Phạm Thị Quỳnh áo yếm đỏ, đầm sen

Nỗi day dứt, hoài mong được gói trọn vào khổ thứ tư của bài thơ thông qua nghệ thuật nhân cách hóa và những từ ngữ bay bổng được trau chuốt, gọt mài:

Trăng vừa treo đầu đỉnh nhớ
Sợi buồn giăng vướng bãi chờ
Chuồn Chuồn bay đâu dải yếm
Hoa bướm giờ khuất bên mơ.


Phạm Thị Quỳnh áo yếm đỏ, đầm sen

Mảnh trăng xưa của đêm hẹn hò như tìm về trong nỗi nhớ. Bãi vắng của bao buổi chờ nhau giờ chỉ thấy những sợi buồn giăng mắc. Cảnh vẫn đây, đầy ngọt ngào, sống động mà người mơ vắng bóng.

Khổ kết của bài thơ, vẫn với cách dùng từ đặc sắc, nghệ thuật nhân cách hóa được tái sử dụng nhuần nhuyễn đã lột tả đậm nét tâm trạng của nhân vật trong buổi chiều hoang hoải.
            
Người dừng chân bên Sông Đuống
Thấy lá ngô reo cuối chiều
Thấy hoàng hôn dần vỡ tím
Gió đêm về bước liêu xiêu....


Phạm Thị Quỳnh áo yếm đỏ, đầm sen

Cả một không gian vụn vỡ, tuy vẫn tràn đầy âm thanh đấy nhưng cô tịch làm sao. Nỗi buồn trầm lắng mà thấm đẫm tựa như một lần nữa phải đắp mộ cho tình yêu vậy.

Đọc CHIỀU SÔNG ĐUỐNG ta cảm nhận thấy một bức tranh nhiều sắc màu tuy không ảm đạm mà lại chứa đựng bao nỗi tê tái, buồn vương. Người đọc thấy dường như hòa mình vào cảm xúc của nhân vật. Và tôi tin rằng sẽ không ít bạn đọc cảm nhận thấy có mình trong Bài Thơ.


Phạm Thị Quỳnh, áo yếm trắng, đầm sen

Bằng lối hành văn mềm mại, những từ ngữ bay bổng được thể hiện một cách trau chuốt,

Những biện pháp tu từ được phối hợp nhuần nhuyễn trong sự cân nhắc kỹ càng. CHIỀU SÔNG ĐUỐNG của Thanh Trắc Nguyễn Văn quả là một tác phẩm xứng tầm, mang đậm chất văn học.


2002

Nguyễn Đức Hoàn 

Phạm Thị Quỳnh, áo yếm trắng, đầm sen

--------------------------------------------------
Ghi chú: Ảnh Thanh Hương (ảnh 1,2,3,4 và 5), ảnh Phạm Thị Quỳnh (ảnh 9,10,11,12,13 và 14) và ảnh minh họa sưu tầm từ internet

Không có nhận xét nào :