Thứ Bảy, 22 tháng 2, 2020

Trang Ngõ nhỏ Văn Chương: Ba bài thơ Thu của Nguyễn Khuyến (2)

Photo by Phúc Lê Quang


BA BÀI THƠ THU CỦA NGUYỄN KHUYẾN (2)

Cái hư ảo, tàn tạ trước hết được thể hiện ở thời gian của ba bài thơ thu. Cả ba bài thơ đều có bối cảnh là chiều và tối mùa thu. Người trung đại có tư duy âm dương rõ rệt. Mùa thu, chiều tối thuộc thời gian âm (dương là mùa xuân, mùa hạ; buổi sáng, buổi trưa…). Nguyễn Khuyến đặt thời gian âm của ngày vào thời gian âm của mùa. Chiều thu trong Thu vịnh. Rồi lại chiều và đêm lần lượt tiếp tục xuất hiện trong Thu ẩm, Thu điếu. Chỉ khác là lúc có trăng (Song thưa để mặc ánh trăng vào; Làn ao lóng lánh bóng trăng loe), lúc ngặt chỉ màu tối đen dày đặc trùm lấp, vây bủa đường thôn (Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè). Thời gian buổi sáng là khởi dương, buổi trưa là chính dương; đến chiều tối, thời gian đã trở về với khí âm. Bản thân thời gian chiều tối này gợi ý niệm về sự tàn lụi. Đi cùng với sự tàn lụi là hư ảo (luôn vận động, biến đổi, thoắt chốc đã chuyển từ dạng thức này sang dạng thức khác). Trong thời khắc tàn lụi, hư ảo của chiều tối mùa thu ấy, các hình ảnh khác lần lượt xuất hiện trong hệ thống với nó. Đó là cần trúc trong bài Thu vịnh:

Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu

Từ láy lơ phơ gợi lên hình ảnh cần trúc gầy guộc, lá lưa thưa. Trước làn gió hắt hiu, cành trúc càng già yếu, xác xơ, bơ phờ. Nó gần như đã cạn kiệt sức sống. Hình ảnh lá vàng biểu thị sự tàn tạ rõ hơn:

Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo


Photo by Phúc Lê Quang


Thứ Sáu, 21 tháng 2, 2020

Trang Ngõ nhỏ Văn Chương: Ba bài thơ Thu của Nguyễn Khuyến (1)

Photo by Phúc Lê Quang


BA BÀI THƠ THU CỦA NGUYỄN KHUYẾN (1)

Trước nay, ba bài Thu ẩm, Thu điếu, Thu vịnh của Nguyễn Khuyến đã được bình phẩm rất nhiều. Những bài thơ này được coi là tiêu biểu cho hồn thơ Nôm Nguyễn Khuyến, xác lập vị thế Nguyễn Khuyến là “nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam”

Phần lớn các tác giả có xu hướng khẳng định ba bài thơ là những bức tranh nên thơ, vẽ đúng được điệu hồn của mùa thu làng quê đồng bằng Bắc Bộ; ẩn trong cảnh thu thanh bình là nỗi u hoài thầm kín về nỗi đau thời thế nước mất nhà tan mà bản thân bất lực, bế tắc(3). Phải nói rằng, những nhận định này không sai. Mỗi bài thơ thu của Nguyễn Khuyến thực là một bức tranh thuỷ mặc bằng ngôn từ, diễn tả được đúng thần thái cảnh thu đồng bằng Bắc Bộ với những hình ảnh đặc trưng: trời xanh, nước trong, lá vàng, khói trắng, ao, nhà, ngõ… Đọc ba bài thơ dễ nhận thấy không khí yên ả, dịu êm của làng quê tự bao đời. Tuy nhiên, tiếp cận từ góc độ khác là có thể thấy một sắc thái đối lập với sự nên thơ, thanh bình từ ba bài thơ thu. Một số tác giả đã bàn về phương diện này, song vẫn hướng đến khẳng định cái hay của bài thơ là cảnh đẹp của làng cảnh đồng bằng Bắc Bộ mùa thu và nỗi đau thời thế kín đáo của tác giả. Bài viết này xin bổ sung, nhấn mạnh theo lối cảm nhận mới: ba bài thơ thu của là kết tụ của những ngột ngạt, tàn tạ, thụ động, bế tắc cả cảnh lẫn tình. Với ba bài thơ thu, Nguyễn Khuyến là nhà thơ của những tang thương, tái tê đến giày vò, khắc khoải nỗi đau đời, đau thời.

1. Cảnh ngột ngạt, vắng lặng, hư ảo, tàn tạ, thụ động
Ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến cùng khắc hoạ cảnh vật ngột ngạt, vắng lặng, hư ảo, tàn tạ, thụ động.

Trạng thái ngột ngạt được diễn tả qua nhiều hình ảnh eo hẹp, tăm tối và cô lẻ. Đó là ao, nhà, ngõ… Đây là những không gian có điểm dị biệt với đặc điểm của văn chương trung đại truyền thống. Văn học trung đại thường coi trọng những không gian trời biển, núi sông rộng lớn, đặt con người trong tầm kích vũ trụ để thể hiện chí khí anh hùng “dọc ngang trời rộng, vẫy vùng bể khơi” (Truyện Kiều – Nguyễn Du). Nguyễn Khuyến đi theo một hướng khác. Ông mở đầu bài Thu điếu bằng hình ảnh cái ao bé nhỏ:

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo

Cái ao làng, ao vườn thường là ao tù nước đọng, nhỏ hẹp rất nhiều so với hồ, đầm, phá… Cái ao có bờ quây vòng quanh, con con trong tầm mắt còn bị vo lại bởi cái lạnh của mùa thu và độ trong veo của nước. Theo tính chất vật lí, sự vật có sự giãn nở khi gặp độ nóng và co lại khi gặp độ lạnh. Khí lạnh lẽo của mùa thu làm người đọc có cảm giác chiếc ao bị thu hẹp hơn. Thêm nữa, tính từ “trong veo” vừa tuyệt đối hoá độ trong của nước vừa gợi ra cảm giác có thể nhìn rõ cả giới hạn chiều sâu của cái ao nhỏ. Thế là với từ “trong veo”, cái ao đã tỏ rõ giới hạn nhỏ nhoi của mình cả về chiều rộng lẫn chiều sâu! Chưa hết, độ nhỏ của cái ao còn bị thu thêm vào một lần nữa bởi vần “eo”- tiếng nào có vần này khi phát âm, miệng đều co tròn lại! Ngay trong câu thơ mở đầu, vần eo đã xuất hiện ở hai từ: lạnh lẽo, trong veo. “Eo” còn là bộ vần của bài thơ: veo, teo, vèo, teo, bèo tạo nên một cảm giác ngột ngạt, vây hãm! Như vậy, trạng thái nhỏ hẹp đã được thể hiện tới ba lần ở câu thơ đầu, sau mỗi từ ngữ, độ hẹp càng về sau càng thu thêm lại. Cái ao đã nhỏ còn như cố gắng co đến mức không thể nhỏ hơn được nữa. Tính chất nhỏ bé còn choán lấy toàn bài do tác giả lựa chọn vần “eo” cho cả bài thơ!

Photo by Phúc Lê Quang


Thứ Năm, 20 tháng 2, 2020

Trang Góc Nhỏ Văn Thơ - Tre Việt Nam - Nguyễn Duy

Góc Nhỏ Văn Thơ


TRE VIỆT NAM - NGUYỄN DUY

Bạn còn nhớ bài thơ "Tre Việt Nam" của Nguyễn Duy?

Tre xanh,
Xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh.

Thân gầy guộc, lá mong manh,
Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi?
Ở đâu tre cũng xanh tươi,
Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu.


Photo by Trầm Mặc Nguyễn


Thứ Tư, 19 tháng 2, 2020

Trang Góc Nhỏ Văn Thơ - Đêm trăng sáng - Thạch Lam

Góc Nhỏ Văn Thơ


ĐÊM TRĂNG SÁNG (1910 - 1942) - THẠCH LAM

Có một nhạc sĩ từng viết "Khi cuộc tình tan vỡ, hai mảnh vỡ chẳng bao giờ đồng đều". Có người nhẹ nhàng bước đi sau những lời thề nguyện khắc cốt ghi tâm. Có người lẳng lặng rơi mấy giọt sầu, mà ám ảnh mãi mãi không thể phai.

Truyện ngắn "Đêm sáng trăng" của nhà văn Thạch Lam (1910-1942) kể về một câu chuyện như thế.


Photo by Kiều Huy Điệp


Thứ Ba, 18 tháng 2, 2020

Thơ 0391: Mưa đầu mùa



MƯA ĐẦU MÙA

Ngoài hiên quán có bước chân người đi như chạy
Có tiếng gọi nhau í ới
Vội vã
Mưa!
Mưa đầu mùa!

Thời gian bốc hơi trên ly cà phê nóng
Con rắn quá khứ hình khói trườn về
Ngo ngoe trong căn phòng đầy ứ tiếng nhạc buồn
Trong ánh sáng quán chập chờn những gam màu tiếc nuối
Nhấm nháp từng giọt thơm thơm sóng sánh đen nâu
Lời ngọt lịm đầu môi
Tình yêu nghẹn đắng cuối đường hầm...

Những hạt mưa bay bay lấp lánh đầu mùa
Những sợi đàn dây tha thướt đầu mùa
Những nốt nhạc vỡ trắng bọt đầu mùa
Những nhịp gõ lanh canh hối hả đầu mùa.

Tôi xô bàn đứng dậy
Khoác vội áo mưa
Ra đường...

Tìm lại ngày xưa
Một ánh mắt đầu mùa...

2020


Thanh Trắc Nguyễn Văn



Thứ Hai, 17 tháng 2, 2020

Trang Góc Nhỏ Văn Thơ - Khói trời lộng lẫy - Nguyễn Ngọc Tư

Góc Nhỏ Văn Thơ


KHÓI TRỜI LỘNG LẪY - NGUYỄN NGỌC TƯ

"...Về Viện, anh đón tôi bằng ánh mắt rát mặt, giận dữ nói “sao em không đi luôn đi?”. Mà kỳ thiệt, anh lại kéo tôi ôm vào lòng.


Photo by Kiều Huy Điệp


Chủ Nhật, 16 tháng 2, 2020

Trang Góc Nhỏ Văn Thơ - Tự hát - Xuân Quỳnh

Góc Nhỏ Văn Thơ


TỰ HÁT (1984) - XUÂN QUỲNH

Chả dại gì em ước nó bằng vàng
Trái tim em, anh đã từng biết đấy
Anh là người coi thường của cải
Nên nếu cần anh bán nó đi ngay

Em cũng không mong nó giống mặt trời
Vì sẽ tắt khi bóng chiều đổ xuống
Lại mình anh với đêm dài câm lặng
Mà lòng anh xa cách với lòng em

Em trở về đúng nghĩa trái tim
Biết làm sống những hồng cầu đã chết
Biết lấy lại những gì đã mất
Biết rút gần khoảng cách của yêu tin

Em trở về đúng nghĩa trái-tim-em
Biết khao khát những điều anh mơ ước
Biết xúc động qua nhiều nhận thức
Biết yêu anh và biết được anh yêu

Mùa thu nay sao bão giông nhiều
Những cửa sổ con tàu chẳng đóng
Dải đồng hoang và đại ngàn tối sẫm
Em lạc loài giữa sâu thẳm rừng anh

Em lo âu trước xa tắp đường mình
Trái tim đập những điều không thể nói
Trái tim đập cồn cào cơn đói
Ngọn lửa nào le lói giữa cô đơn

Em trở về đúng nghĩa trái-tim-em
Là máu thịt, đời thường ai chẳng có
Cũng ngừng đập lúc cuộc đời không còn nữa
Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi

(Góc Nhỏ Văn Thơ)


Photo by Kiều Huy Điệp


-----------------------------------------------------------------------------------------
Ghi chú: ảnh Photo by Kiều Huy Điệp và ảnh minh họa sưu tầm từ internet.

Thứ Bảy, 15 tháng 2, 2020

Trang Góc Nhỏ Văn Thơ - Ngẫu khúc - Đàm Huy Đông

Góc Nhỏ Văn Thơ


NGẪU KHÚC - ĐÀM HUY ĐÔNG

“Trái đất ba phần tư nước mắt”
Ba phần tư những người yêu nhau mà không lấy được nhau
Ba phần tư những người lấy được nhau rồi lại không yêu nhau nữa
Mình ở nơi nào trong số những phần tư?

(trích tập "Ngày anh không tìm em trong thành phố")

(Góc Nhỏ Văn Thơ)


MyAn


-----------------------------------------------------------------------------------------
Ghi chú: ảnh Myan và ảnh minh họa sưu tầm từ internet.

Thứ Sáu, 14 tháng 2, 2020

Dàn ý Nghị luận xã hội về thực trạng tin giả trong thời điểm dịch Covid-19

Nữ sinh áo dài trắng


DÀN Ý NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ THỰC TRẠNG TIN GIẢ TRONG THỜI ĐIỂM DỊCH COVID - 19

Mở bài

- Giới thiệu, dẫn dắt về vấn đề cần nghị luận: Tinh thần đoàn kết dân tộc.

Tinh thần đoàn kết dân tộc là truyền thống quý báu của người Việt Nam, trải qua bao thế hệ, lịch sử. Tinh thần ấy cho đến nay vẫn luôn được kế thừa và phát huy trong xã hội. Và, trong trận đại dịch COVID-19 vừa qua, tinh thần ấy lại được thắp sáng, trở thành phong trào vô cùng rộng lớn, mạnh mẽ.


Nữ sinh áo dài trắng


Thứ Năm, 13 tháng 2, 2020

Nghị luận xã hội: Thực trạng tin giả trong thời điểm dịch Covid (3)

Thiếu nữ khẩu trang


NGHỊ LUẬN XÃ HỘI: THỰC TRẠNG TIN GIẢ TRONG THỜI ĐIỂM DỊCH CÔ VID (3)

Trong bối cảnh dịch bệnh Corona vẫn tiếp tục lan rộng, các tin giả mọc lên như nấm gây nhiều hoang mang trên các mạng xã hội. Liên tiếp nhiều ngày qua, lực lượng công an các tỉnh, thành như Hà Nội, Đà Nẵng, Thanh Hóa, Đắk Nông, Bà Rịa Vũng Tàu... đã xử phạt nhiều trường hợp tung tin thất thiệt về virus Corona. Cùng với đó rất nhiều thông tin về số người nhiễm, số người chết vì dịch virus Corona tạo nên luồng thông tin hỗn loạn trên mạng xã hội và tác động ngược tới đời sống thật.


Thiếu nữ áo đầm đỏ