Thứ Hai, 27 tháng 4, 2020

Thơ 0393: Rỗng

Thiếu nữ áo xanh ngọc

RỖNG

Cô gái viết tặng người yêu bài thơ đường luật
Câu đối vẫn chan chát đối
Câu vần vẫn liên liền vần
Lời thơ ngọt ngào sao hồn thơ nhợt nhạt
Ngôn từ cạn kiệt
Từ tình yêu cạn kiệt?

Ngài tiến sĩ công bố công trình thế kỉ
Chữ Việt lung lay rơi rụng hết: "sắc", "ngã", "nặng", "hỏi", "huyền"
Đám đông phẫn nộ
Thét gào ném đá...
Giáo sư chiêu trò
Hay mật ngữ đỉnh cao?
 
Mẹ mất
Quan tài thơm gỗ trầm hương cẩn ngọc trai
Ngày tiễn Mẹ tiền bố thí rắc đầy khắp phố...
Nào ai biết
Xó bếp mỗi ngày
Bàn tay Mẹ run rẩy bát cơm hôi...

Có những kẻ ngang ngược chen giành hạnh phúc
Luồn lách
Van xin
Hạnh phúc của con sâu gặm nát lá sau vườn...
Hạnh phúc rỗng tuếch
Hay con người rỗng tuếch?

2020

Thanh Trắc Nguyễn Văn


Photo: Dũng Art - Thiếu nữ áo dài trắng ngồi trong ngôi nhà lá

Chủ Nhật, 26 tháng 4, 2020

Thơ 2 tác giả: Lương Mỹ Hạnh - Thanh Trắc Nguyễn Văn

Photo: Trụ Cang, áo dài đỏ, đàn nguyệt

LÀM THƠ CHUNG VỚI NHÀ THƠ LƯƠNG MỸ HẠNH

Hai câu thơ của Lương Mỹ Hạnh:

Tiếng đàn gảy khúc rong chơi
Một trăm năm nữa khóc cười chữ duyên.

Hai câu thơ của Thanh Trắc Nguyễn Văn:

Chữ duyên vang vọng lời nguyền
Trăm dông nghìn bão vẫn nguyên tiếng đàn.


Thu Hà áo dài đỏ

Thứ Tư, 22 tháng 4, 2020

Trang Góc Nhỏ Văn Thơ - Trụ sở Hội văn nghệ Việt Nam 1949

Góc Nhỏ Văn Thơ


TRỤ SỞ HỘI VĂN NGHỆ VIỆT NAM 1949

Đây là bức ảnh chụp bởi nhiếp ảnh gia Trần Văn Lưu (1917 - 2003) "người khắc ghi lịch sử văn nghệ kháng chiến" ở trước trụ sở Hội Văn Nghệ Việt Nam vào năm 1949. Từ trái sang phải là Ngô Tất Tố, Nguyễn Xuân Sanh, Tố Hữu, Xuân Diệu, Thế Lữ, Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Tuân.

Những năm 1949 – 1950, Hội Văn nghệ Việt Nam và Báo Văn Nghệ trú tại xóm Chòi, xã Mỹ Trạng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Nguyễn Tuân kể lại: “Hồi kháng chiến ở Việt Bắc, Hội Văn Nghệ đóng ở hai nơi. Hồi đầu đóng ở xóm Chòi, gần Đại Từ. Khu ATK đóng ở châu Tự Do cũng trong địa phận Thái Nguyên. Khi ta mở chiến dịch Điện Biên Phủ, đề phòng địch phá vùng Đại Từ, cơ quan chuyển về Ghềnh Quýt – Tuyên Quang."


Linh Ngọc


Thứ Ba, 21 tháng 4, 2020

Phố cổ - Thanh Trắc Nguyễn Văn - nhạc: Giai điệu Thi ca

Photo by Sáng Lilian


PHỐ CỔ
Nhạc: Giai điệu Thi Ca
Thơ: Thanh Trắc Nguyễn Văn
Video: Giai điệu Thi Ca




Thứ Hai, 20 tháng 4, 2020

Sông Son trong thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn - Chu Thị Hảo

Photo by Nguyễn Đình Tròn


GIẤC ĐẠI NGÀN, CÁI DUYÊN CỦA NHÀ THƠ LAN THANH

Trở vào miền Trung, đến Phong Nha Kẻ Bàng, nhà thơ tái hiện khung cảnh sơn thủy hữu tình, sông nước, rừng núi, mây trời:

Sông Son xanh
nước biếc xanh
rừng ôm núi
tiếc mỏng manh mây trời

(Phong Nha Kẻ Bàng)

Ấn tượng đầu tiên của nữ sĩ khi đặt chân đến Phong Nha Kẻ Bàng là hình ảnh Sông Son xanh. Tả thế dường như chưa đủ, nhà thơ thêm “nước biếc xanh; rừng ôm núi; tiếc mỏng manh mây trời”. Câu thơ có sắc xanh biếc của nước, xanh đậm của núi rừng, điểm xuyết trên nền xanh ấy là một chút mây trời mỏng manh tạo nên vẻ đẹp thơ mộng, lãng mạn cho dòng Sông Son.

Đọc đến đây, người đọc nhớ tới hai câu thơ của Thanh Trắc Nguyễn Văn “Sông Son son sắt nào quên/ Giọng hò Xứ Quảng cứ chênh vênh sầu” (Tạm biệt Phong Nha). Nếu câu thơ của tác giả Lan Thanh nghiêng về biểu tượng thị giác thì câu thơ của Thanh Trắc Nguyễn Văn nghiêng về cảm nhận “tấm lòng son”, tấm lòng thủy chung, sắt son của con người Quảng Bình.

(Trích - Chu Thị Hảo)


Photo by Nguyễn Đình Tròn


Thứ Sáu, 17 tháng 4, 2020

Trang Góc Nhỏ Văn Thơ - Học sinh - Huy Cận

Góc Nhỏ Văn Thơ


HỌC SINH - HUY CẬN (1940)

Tuổi học trò là một giai đoạn lưng lửng kỳ lạ. Ta cảm giác như mình đã từng yêu đậm sâu, yêu nồng nhiệt nhất lúc chỉ vừa bước qua ngưỡng cửa hoa niên, nhưng cũng có khi tìm thấy mình vụng dại, bâng khuâng với muôn vàn câu hỏi "đó có thật là yêu?". Tuổi trẻ lại là khi ta hừng hực nhất để đổi thay thế giới, nhưng cũng bất lực chưa từng đổi thay được chính mình. Mời các bạn đọc qua bài thơ "Học trò" của nhà thơ Huy Cận, trích trong  tập Lửa Thiêng (1940), để cùng tôi nhớ về một thời đã, đang hoặc sắp sửa trôi qua...


Susan Nguyen


Thứ Năm, 16 tháng 4, 2020

Phổ nhạc: Chiều trên sông Hàn, nhạc: Thanh Ngọc

Nhạc phổ thơ Chiều trên sông Hàn


Xin giới thiệu nhạc phẩm Chiều trên sông Hàn của nhạc sĩ Thanh Ngọc. Nhạc phẩm này được phổ nhạc từ bài thơ cùng tên của Thanh Trắc Nguyễn Văn. Vô cùng cảm ơn chị Thanh Ngọc

Photo by Phương Thảo


Thứ Tư, 15 tháng 4, 2020

Trao đổi với bạn thơ Nguyễn Khôi về bài thơ Tháng Ba



TRAO ĐỔI VỚI BẠN THƠ NGUYỄN KHÔI VỀ BÀI THƠ THÁNG BA

Nguyễn Khôi: Bài thơ bình thường thôi...
Thơ hay là phải "ý" mới và "tứ" lạ kia... ở đây thì "ý" cũ, "tứ" chả có gì lạ cả?

Đến cái câu:
"Em về tìm tháng ba
"Hái màu hoa điệp cũ"
thì không thực tế với tháng ba, vì mùa bông điệp, hoa phượng là tháng 5 kia (nó gắn với Học trò và Thầy giáo)?

Chao ôi, thơ hay quả là khó...
Nghệ thuật làm nên bài thơ, nhưng trái tim mới là Thi sĩ là thế?




Thứ Ba, 14 tháng 4, 2020

Những trích dẫn hiện thực từ Nam Cao

Nma Cao


NHỮNG TRÍCH DẪN HIỆN THỰC TỪ NAM CAO

🍂“Yên thân như vậy để làm gì? Làm để có ăn, ăn để sống, sống để đợi chết.. cả cuộc đời chỉ thu gọn vào bằng ấy việc thôi ư? Và có sung sướng gì cái kẻ suốt đời chỉ biết chúi mũi vào cái cối xay bột, chẳng bao giờ dám nhìn xa hơn một chút, thu hẹp cuộc sống và sự hiểu biết của mình vào trong cái phạm vi nhỏ hẹp của mảnh đất con con của mình!...”
(Sống mòn)

🍂“Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau ích kỷ che lấp mất...”
(Lão Hạc)


Photo by Đào Vĩnh Hà


Thứ Hai, 13 tháng 4, 2020

Trang Góc Nhỏ Văn Thơ - Chuyện tình Lưu Quang Vũ và người vợ đầu tiên - NSUT Tố Quyên

Góc Nhỏ Văn Thơ


CHUYỆN TÌNH LƯU QUANG VŨ VÀ NGƯỜI VỢ ĐẦU TIÊN - NSUT TỐ UYÊN

Không thường được nhắc đến như Xuân Quỳnh với tư cách là bạn đời của Lưu Quang Vũ, nhưng nghệ sĩ ưu tú Tố Uyên mới là người vợ đầu tiên ông cưới về khi ông 21 tuổi. Hai người quen nhau từ thuở nhỏ, cùng sinh hoạt tại đội ca múa Cung Thiếu nhi Hà Nội.

Tố Uyên khi ấy có nhan sắc được bao người theo đuổi, lại là một diễn viên, nghệ sĩ múa nổi tiếng qua những tác phẩm như "Con chim vành khuyên" (giải đặc biệt của ban giám khảo Liên hoan phim Quốc tế Carlovy Vary), "Cô giáo vùng cao"... cùng nhiều vở múa lớn.

"Giữa bao chàng trai hâm mộ, tôi chọn Vũ vì chúng tôi thân thiết từ bé. Tôi nhận thấy Vũ có tài từ những ngày đó. Trong tình yêu, hiếm có ai yêu cuồng nhiệt và thiết tha như Vũ"


Photo by Đào Vĩnh Hà


Chủ Nhật, 12 tháng 4, 2020

Phố cổ - Video nhạc thơ: Giai điệu thi ca



Phố cổ
Thơ: Thanh Trắc Nguyễn Văn
Nhạc: Giai điệu thi ca
Video trên Youtube: Giai điệu thi ca


Photo by Hy Vuông


Thứ Bảy, 11 tháng 4, 2020

Trang Góc Nhỏ Văn Thơ - Nanh Trắng - Jack London

Góc Nhỏ Văn Thơ


NANH TRẮNG - JACK LONDON

Nanh Trắng là tên một tiểu thuyết của nhà văn Mỹ Jack London (1876 –1916), kể về hành trình thuần hóa của một chú sói hoang tại lãnh thổ Yukon và Tây Bắc (Canada) trong thời kỳ "Cơn sốt vàng Klondike" thập niên 1890.

Tác phẩm lần đầu được đăng thành từng phần trên tạp chí Outing từ tháng 5 đến tháng 10 năm 1906, sau đó được xuất bản thành sách vào tháng 10 cùng năm. Nó thường được xem là một cuốn 'truyện đồng hành' (với cùng một chủ đề) với tác phẩm nổi tiếng nhất của London - Tiếng gọi nơi hoang dã (1903), vốn kể về một chú chó bị bắt cóc và dần tìm lại bản năng hoang dã để sống sót trong thiên nhiên.


Photo by Đào Vĩnh Hà


Thứ Sáu, 10 tháng 4, 2020

Trang Góc Nhỏ Văn Thơ - Văn sử bất phân - Lịch sử qua văn thơ

Góc Nhỏ Văn Thơ


VĂN SỬ BẤT PHÂN - LỊCH SỬ QUA VĂN THƠ

Trong văn có sử là một khía cạnh đặc biệt của văn chương - vì ngôn ngữ, bối cảnh, nhân sinh quan của tác giả đều phản ánh một phần của lịch sử, không thể tách rời. Thông qua văn chương để tìm hiểu thêm về quá khứ cũng là một sở thích thú vị.


Photo by Nguyễn Hùng


Thứ Năm, 9 tháng 4, 2020

Trang Góc Nhỏ Văn Thơ - Bạch Lạc Mai - Duyên

Góc Nhỏ Văn Thơ


BẠCH LẠC MAI - DUYÊN

"... biết rõ như thế, nhưng nhiều người vẫn phải yêu, thậm chí ngàn dặm xa xôi truy tìm tình yêu, muốn kết một đoạn tình duyên trong kiếp này, để tuổi xuân không hối, đời người không tiếc. Có điều tình yêu cần trao ra, cần gánh vác, dù phụ bạc cũng phải nhẫn nhịn, dù phản bội cũng cần khoan dung. Dẫu có một ngày mất đi, dùng thời gian trọn đời để gìn giữ hoài tưởng, cũng sẽ không cảm thấy nặng nề mệt nhọc, tình yêu như vậy, mới được xem là tình yêu chân chính."

(Góc Nhỏ Văn Thơ)


Thiếu nữ áo trắng


-----------------------------------------------------------------------------------------
Ghi chú: ảnh minh họa sưu tầm từ internet.

Thứ Ba, 7 tháng 4, 2020

Nghị luận 200 chữ liên quan tới dịch Covid-19

Người đẹp khẩu trang


NGHỊ LUẬN 200 CHỮ LIÊN QUAN TỚI DỊCH COVID-19

Đề bài: Viết đoạn văn 200 chữ nêu cảm nhận về giá trị của tinh thần dân tộc trong đại dịch Corona.


Hai  thiếu nữ áo dài trắng, đầm sen


Thứ Hai, 6 tháng 4, 2020

Nghị luận về tinh thần tự học trong mùa dịch Covid-19

Nữ sinh



NGHỊ LUẬN VỀ TINH THẦN TỰ HỌC TRONG MÙA DỊCH COVID-19

Hiện nay, đại dịch Covid-19 diễn biến ngày một phức tạp, nó khiến nền kinh tế trì trệ, cuộc sống con người hoàn toàn xáo trộn và luôn ở trạng thái lo ngại... và cùng với đó chính là việc học sinh - sinh viên không thể tới trường.


Nữ sinh


Chủ Nhật, 5 tháng 4, 2020

Nghị luận về trách nhiệm của mỗi công dân trong đại dịch Covid-19 (2)

Khẩu trang


NGHỊ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA MỖI CÔNG DÂN TRONG ĐẠI DỊCH COVID-19 (2)

Đại dịch Covid-19 đã làm điêu đứng nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới. Trong khi đó, ở Việt Nam, chúng ta vẫn tự hào khi đã kiểm soát được khá tốt dịch bệnh. Để có được điều đó, bên cạnh sự chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, còn phải kể đến ý thức trách nhiệm của mỗi công dân. Đó là sự chấp hành nghiêm túc các quy định phòng chống dịch bệnh như đeo khẩu trang khi đi đến nơi công cộng, giữ khoảng cách tối thiểu là hai mét, thường xuyên rửa tay sát khuẩn…


Thiếu nữ áo dài trắng, xe đạp


Thứ Sáu, 3 tháng 4, 2020

Ca dao, vè về Trâu (6)

Hai con trâu chạy đua

CA DAO, VÈ VỀ TRÂU (6)

Em là thân phận nữ nhi
Thầy mẹ thách cưới làm chi bẽ bàng
Tiền thời chín hũ lồng quang
Cau non trăm thúng họ hàng ăn chơi
Vòng vàng kéo đủ mười đôi
Nhẫn ba trăm chiếc, tiền thời mười quan
Còn bao của hỏi của han
Của mất tiền cưới của mang ta về
Cưới ta trăm ngỗng nghìn dê
Trăm ngan nghìn phượng ta về làm dâu
Cưới ta chín chục con trâu
Ba trăm con lợn đưa dâu về nhà
Chàng về nhắn nhủ mẹ cha
Mua tre tiện đốt làm nhà ở riêng
Chàng về nhắn nhủ láng giềng
Quét cổng quét ngõ, ra giêng ta về
Ta về ta chẳng về không
Voi thì đi trước ngựa hồng theo sau
Ba bà cầm quạt theo hầu
Mười tám người hầu đi đủ thì thôi


Thiếu nữ áo trắng mang kính

Thứ Năm, 2 tháng 4, 2020

Ca dao, vè về Trâu (5)

Cô bé áo trắng chăn trâu

CA DAO, VÈ VỀ TRÂU (5)

Ví dầu, ví dẩu, ví dâu,
Ví qua, ví lợi, ví trâu vô chuồng

Tằm sao tằm chẳng ăn dâu
Tằm đòi ăn ruộng, ăn trâu, ăn nhà

Con tằm nó ăn lá dâu
Có khi ăn mất cả trâu lẫn bò

Cưới nàng anh toan dẫn voi
Anh sợ quốc cấm nên voi không bàn
Dẫn trâu sợ họ máu hàn
Dẫn bò sợ họ nhà nàng co gân
Miễn là có thú bốn chân
Dẫn con chuột béo, mời dân, mời làng
Chàng dẫn thế em lấy làm sang
Nỡ nào em lại phá ngang như là…
Người ta thách lợn thách gà
Nhà em thách cưới một nhà khoai lang
Củ to thì để mời làng
Còn như củ nhỏ, họ hàng ăn chơi
Bao nhiêu củ mẻ, chàng ơi!
Để cho con trẻ ăn chơi giữ nhà
Bao nhiêu củ rím, củ hà
Để cho con lợn, con gà nó ăn…


Thiếu nữ áo ngựa vằn

Thứ Tư, 1 tháng 4, 2020

Thơ 0392: Đà Lạt mùa thạch thảo tím

Thiếu nữ giữa vườn hoa thạch thảo tím

ĐÀ LẠT MÙA THẠCH THẢO TÍM

Đà Lạt mùa thạch thảo tím
Tím mây, tím gió chân trời

Nắng tím tím con đường tím
Tím cười, tím nhớ em ơi...


2020

Thanh Trắc Nguyễn Văn


Thiếu nữ giữa vườn hoa thạch thảo tím