Thứ Sáu, 1 tháng 8, 2014

Tên thật của những người Việt Nam nổi tiếng (Phần 4)

Kim Hiền
 
































Diễn viên Kim Hiền tên thật là Nguyễn Thị Kim Hiền. Cô sinh ngày 6.1.1982 tại tp Hồ Chí Minh. Năm 12 tuổi, Kim Hiền sinh hoạt tại đội kịch Tuổi Ngọc và được nhận vai diễn đầu tiên trong bộ phim “Cát bụi hè đường”. Với vai diễn thứ hai trong bộ phim “Cánh chim mặt trời”, Kim Hiền đã được nhận giải Diễn viên nhí xuất sắc cho thể loại phim truyện nhựa.

Sau bộ phim Dốc Tình, Kim Hiền chung sống với người yêu là DJ Phong. Vì hy sinh cho chồng tương lai nên sự nghiệp đóng phim của cô gần như bị chững lại. Ngày 24.1.2010 Kim Hiền kết hôn cùng DJ Phong trong niềm vui hạnh phúc, nhưng chỉ hai tháng sau cô tuyên bố ly hôn vì bị chồng phản bội. Cuộc chia tay này đã làm cho những khán giả ái mộ Kim Hiền vô cùng bất ngờ...


DJ Oxy




















DJ Oxy tên thật là Cù Thị Ngọc, là một cô gái sinh ra ở miền Tây. Cô sinh ngày 8.3.1993 tại xã Tân Châu, tỉnh An Giang. Vào nghề làm người mẫu quảng cáo xe hơi từ năm 16 tuổi, Ngọc luôn được đánh giá cao về mọi mặt. Với nụ cười tươi tắn và thân hình đẫy đà, hot girl 9x này nhanh chóng chiếm được sự ưu ái của nhiều nhãn hiệu quảng cáo nổi tiếng, đặc biệt là từ các thương hiệu xe hơi và mô tô tại Việt Nam.

Mỗi lần xuất hiện trên sàn diễn, DJ Oxy luôn mạnh mẽ và cháy hết mình theo những điệu nhạc bay bổng. Còn tại các buổi triển lãm, người đẹp này lại thể hiện được vẻ đẹp sang trọng đầy lôi cuốn.


Trương Nam Thành




















Trương Nam Thành là tên thật và cũng là nghệ danh. Anh sinh ngày 21.3.1991 tại tp. Hồ Chí Minh. Trương Nam Thành là siêu mẫu có chiều cao 1m82 với các số đo hình thể: 102 - 76 -100.

Trương Nam Thành dự thi và đoạt được Giải vàng Ngôi Sao Người Mẫu 2010, giải Siêu mẫu có thể hình đẹp nhất cuộc thi Siêu mẫu 2010. Anh cũng là đại diện của Việt Nam tại cuộc thi Mr Manhunt Internation 2011 và đã đoạt được giải Á vương 3.

Khánh Ly



























Khánh Ly tên thật là Nguyễn Thị Lệ Mai, sinh ngày 6.3.1945 tại Hà Nội, là một ca sĩ Việt Nam nổi tiếng. 

Bà bắt đầu sự nghiệp ca hát từ những năm 1960, gắn liền với các ca khúc của Trịnh Công Sơn, Khánh Ly là một trong những tiếng hát tiêu biểu nhất của tân nhạc Việt Nam. Khánh Ly cũng rất thành công với các nhạc phẩm tiền chiến và của nhiều nhạc sĩ khác như Phạm Duy, Trầm Tử Thiêng, Vũ Thành An, Nguyễn Đình Toàn... 

Nghệ danh Khánh Ly được bà ghép lại từ tên hai nhân vật Khánh Kỵ và Yêu Ly trong Đông Chu Liệt Quốc.

Năm 1967, do tình cờ cô gặp lại Trịnh Công Sơn tại Sài Gòn và từ đó, Khánh Ly cùng Trịnh Công Sơn đã trở thành một hiện tượng của tân nhạc Việt Nam.

Từ năm 1967 đến 1975, Khánh Ly hợp tác với nhiều hãng đĩa tại Sài Gòn, thâu âm nhiều bài hát trong các dĩa nhạc của các hãng dĩa Việt Nam, Sóng Nhạc, Tình Ca Quê Hương, Dư Âm, Nhạc Ngày Xanh, Continental và thâu vào băng Akai của Chương trình Phạm Mạnh Cương, Trường Sơn, Sơn Ca, Họa Mi, Jo Marcel... Năm 1968, Khánh Ly mở Hội Quán Cây Tre ở Đakao, số 2bis đường Đinh Tiên Hoàng, Sài Gòn. Đây là nơi tụ họp của các văn nghệ sĩ và các sinh viên học sinh yêu văn nghệ yêu tiếng hát Khánh Ly, và đây cũng là nơi tổng phát hành những cuốn băng nổi tiếng Trịnh Công Sơn - Khánh Ly Hát Cho Quê hương Việt Nam.

Trong hai năm 1969 và 1970, được sự tài trợ của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, Khánh Ly đã có nhiều cuộc trình diễn cho các sinh viên Việt Nam ở châu Âu, Mỹ và Canada. Năm 1970, nhận được lời mời của đài truyền hình NHK, Khánh Ly sang biểu diễn ở Nhật Bản. Khánh Ly đã ghi âm và trình diễn các ca khúc bằng cả hai thứ tiếng Việt và Nhật.

Năm 1970, Chiến tranh Việt Nam lan rộng, Trịnh Công Sơn viết nhiều ca khúc phản chiến và được Khánh Ly hát trong những cuốn băng Hát Cho Quê Hương Việt Nam. Khánh Ly cũng tham gia hát trong những buổi ca nhạc gây dựng quỹ của các hội đoàn, hội Công giáo Việt Nam để xây chùa, nhà thờ, trại mồ côi, trại tị nạn. Năm 1972, cô mở một phòng trà ca nhạc mang tên Khánh Ly trên đường Tự Do, số 1214 tại thành phố Sài Gòn.

Sau năm 1975, Khánh Ly rời Việt Nam và định cư tại Cerritos, California, Hoa Kỳ. Năm 1979, một lần nữa Columbia Nippon lại mời Khánh Ly đến Nhật để thâu băng nhạc của Trịnh Công Sơn. Năm 1982, đài Bunka Honso Radio mời Khánh Ly tham gia Liên hoan Âm nhạc Châu Á với nhiều nghệ sĩ nhiều nước châu Á. Năm 1985, Khánh Ly cùng chồng là nhà báo Nguyễn Hoàng Đoan mở hãng thu riêng Khánh Ly Productions. Năm 1987, Khánh Ly trở lại Nhật để thâu băng cho phim Thuyền Nhân (Boat Man).

Từ sau năm 1975, bà về nước hai lần để thăm gia đình. Năm 2005, trong một cuộc phỏng vấn trên đài BBC của Anh ở Mỹ, Khánh Ly cho biết, về Việt Nam luôn là ước mơ nằm trong trái tim bà. Trong một cuộc phỏng vấn với BBC năm 2012, bà cho biết rất muốn về Việt Nam biểu diễn và cho rằng người ta chống đối "cũng là tự nhiên".

Năm 1988, là một tín đồ Công giáo mộ đạo, Khánh Ly được mời đến Vatican trong lễ tuyên phong các thánh tử đạo Việt Nam. Trong sự kiện này, Khánh Ly đã gặp Giáo hoàng Gioan Phaolô II. Năm 1989, sau khi bức tường Berlin bị phá bỏ, Khánh Ly và Thanh Tuyền đã hát trong chương trình nhạc đầu tiên ở Đông Đức. Năm 1992, Khánh Ly được mời đến Đại hội Giới trẻ Thế giới ở Denver, Colorado (Hoa Kỳ), và là lần thứ hai bà được gặp Giáo hoàng Gioan Phaolô II. Năm 1996, Đài truyền hình NKH ở Nhật Bản đã chọn Khánh Ly là một trong 10 nhân vật nổi tiếng để làm phim tài liệu về cuộc đời và gia đình Khánh Ly.


Chế Linh

































Chế Linh là một người Việt gốc Chăm, tên thật Chà Len (Jamlen). Tên Việt của ông là Lưu Văn Liên. Ông sinh năm 1942 tại Phan Rang, nay thuộc làng Hữu Đức, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. 

Chế Linh vừa là một ca sĩ và vừa là một nhạc sĩ với nghệ danh Tú Nhi, có một giọng hát đặc biệt và có rất nhiều bài hát nổi tiếng. Về sau ông được xem như là một trong bốn giọng nam nổi tiếng nhất của nhạc vàng thời kỳ đầu trong "tứ trụ nhạc vàng", ba người còn lại là: Duy Khánh, Nhật Trường, Hùng Cường. Chế Linh có thiên hướng hát về nhạc chiến tranh của những người lính trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa, mặc dù ông không phải nhập ngũ vì là người dân tộc thiểu số. Những bài hát nổi tiếng nhất của ông: Đêm nguyện cầu, Thành phố buồn, Thói đời, Thương hận, Trong tầm mắt đời, Đêm buồn tỉnh lẻ, Áo em chưa mặc một lần...

Năm 16 tuổi, ông vào Sài Gòn sinh sống và hoạt động âm nhạc từ năm 1960. Trong khoảng thời gian 1964-1965, ông thâu rất nhiều dĩa hát. Năm 1976-1978, ông bị bắt vì vượt biên trái phép và tội phản động, bị biệt giam 28 tháng. Năm 1980, ông vượt biên thành công sang Mã Lai, sau đó định cư tại Toronto, Canada.

Ngoài việc là một trong những giọng ca nam hát nhạc vàng được yêu thích nhất, Chế Linh còn nổi tiếng là người có nhiều vợ con, tính cho đến tháng 1 năm 2007, ông đã có 4 đời vợ và 14 đứa con.


Thẩm Thúy Hằng


















Diễn viên điện ảnh Thẩm Thúy Hằng tên thật là Nguyễn Kim Phụng, có tên Thánh là Jeane. Bà sinh tại Hải Phòng, nhưng sau đó cùng gia đình di cư vào miền Nam và lớn lên ở An Giang. Thân phụ bà là một viên chức trong chính quyền Quốc gia Việt Nam, mất sớm khi bà mới 13 tuổi. 

Năm 16 tuổi, bà lén gia đình tham gia cuộc thi tuyển diễn viên điện ảnh của hãng phim Mỹ Vân và đạt giải nhất của cuộc thi sau khi vượt qua 2000 thí sinh khác. Ông bà chủ hàng phim Mỹ Vân đã đặt cho bà nghệ danh Thẩm Thúy Hằng.

Vai diễn đầu tiên của Thẩm Thúy Hằng là vai Tam Nương trong phim Người đẹp Bình Dương của đạo diễn Năm Châu năm 1958. Trong bộ phim này, cô diễn xuất bên cạnh nam diễn viên Nguyễn Đình Dần. Người đẹp Bình Dương đã đem tên tuổi của Thẩm Thúy Hằng đến với công chúng.

Sau đó, bà đã tham gia rất nhiều bộ phim, lập kỷ lục là diễn viên đóng nhiều phim nhất của thập niên 1950, 1960.

Năm 1969, bà đứng ra thành lập nhóm làm phim riêng mang tên Thẩm Thúy Hằng, tiền thân của hãng Vilifilms nổi tiếng ở Sài Gòn sau này. Bộ phim đầu tiên của bà trong vai trò chủ hãng là Chiều kỷ niệm. Đạo diễn phim là Lê Mộng Hoàng cùng các diễn viên: Năm Châu, Kim Cúc, Phùng Há, Thanh Tú, Huy Cường, Việt Hùng, Ngọc Nuôi... Sự thành công rực rỡ của Chiều kỷ niệm làm tên tuổi của Thẩm Thúy Hằng thêm nổi tiếng. Bà tiếp tục cho ra đời thêm các bộ phim Nàng, rồi Ngậm ngùi, đều thu được thành công rực rỡ.
 

Bà đã tham dự nhiều liên hoan phim, và xuất hiện tại Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Singapore, Indonesia...

Không chỉ điện ảnh, Thẩm Thúy Hằng còn tham gia lĩnh vực sân khấu, đóng kịch và diễn cải lương. Ban Thẩm Thúy Hằng là một trong những ban kịch được yêu thích ở Sài Gòn thời gian đó. Trong vai trò trưởng ban, bà viết kịch bản, dàn dựng và đóng vai chính. Một số vở thành công như Người mẹ già, Suối tình, Đôi mắt bằng sứ... Trên sân khấu cải lương, Thẩm Thúy Hằng có vai vũ nữ Cẩm Lệ trong vở Bóng chim tăm cá của đoàn Thanh Minh - Thanh Nga...

Sau 1975, Thẩm Thúy Hằng ở lại Việt Nam. Bà tiếp tục tham gia những bộ phim điện ảnh Cách mạng như: Như thế là tội ác, Ngọn lửa Krông Jung, Hồ sơ một đám cưới, Đám cưới chạy tang, Cho cả ngày mai, Nơi gặp gỡ của tình yêu... Ở lĩnh vực sân khấu, Thẩm Thúy Hằng có những vai diễn dáng chú ý trong Cho tình yêu mai sau, Đôi bông tai, Hoa sim gai trắng, Biệt thự hoang tàn... Vai diễn cuối cùng của Thẩm Thúy Hằng là vai Phồn Y trong vở Lôi Vũ của đoàn kịch Kim Cương.

Bà đã được nhà nước Việt Nam phong danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú.


Năm 1959, bà lập gia đình với một người chồng lớn hơn bà 2 tuổi, theo sự sắp xếp của mẹ và các anh. Tuy nhiên, cuộc hôn nhân tan vỡ sau 5 năm, dù 2 người đã có chung 1 đứa con (sinh năm 1961).

Năm 1968, bà gặp ông Tony Nguyễn Xuân Oánh, một Tiến sĩ Kinh tế lớn hơn bà 19 tuổi, từng làm Thống đốc Ngân hàng rồi Phó thủ tướng Việt Nam Cộng hòa. Chính ông là người giúp đỡ bà lập ra hãng phim Thẩm Thúy Hằng. Năm 1970, bà chính thức lên xe hoa lần thứ 2. Sau năm 1975, ông từng được bầu làm Ủy viên Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, rồi làm cố vấn kinh tế cho Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, và Thủ tướng Võ Văn Kiệt.

Hai người có với nhau 4 người con.


Pé Sam




























Pé Sam là một hot grirl, tên thật của cô là Nguyễn Hà My sinh ngày 4.1.1990. Trước khi giành giải Ngôi sao thời trang được tổ chức lần đầu tiên năm 2008, Sam đã là một người mẫu tuổi teen có tiếng.

Từng tuyên bố sẽ tham gia showbiz với vai trò của một ca sĩ nhưng cô lại nổi bật hơn ở lĩnh vực diễn xuất. Nhờ sở hữu gương mặt xinh đẹp và rạng rỡ, cô được chọn vào vai nữ chính trong bộ phim truyền hình “Đảo xanh”. Đây cũng là vai diễn đầu tiên của Pé Sam.

Thanh Trắc Nguyễn Văn
 ---------------------------------------------------------------------------------------
Phần 1  Phần 2  Phần 3 Phần 4

7 nhận xét :

Hà My nói...

ảnh đẹp quá

Nặc danh nói...

cảm ơn Hà My nghen

Lê Lý Lân nói...

rất bổ ích

Nặc danh nói...

cảm ơn ý kiến của bạn

Unknown nói...

bài viết với những tư liệu rất quý

Út Ráng nói...

sưu tầm giỏi quá

Nặc danh nói...

cảm ơn Út Ráng