THẦY ƠI, EM ĐẬU TỐT NGHIỆP RỒI!
1. - Thầy ơi, em đậu tốt nghiệp rồi!
Tôi vừa đến trường, chưa kịp xuống xe, đã gặp em đứng chờ ngoài cổng reo lên. Tôi mỉm cười gật đầu chúc mừng em. Em vội chạy đến bên tôi, xòe bàn tay rối rít khoe những điểm số em đã đạt được trong kỳ thi. Những điểm số đối với em không lớn nhưng cũng đủ giúp em vượt qua thử thách của kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trung học vừa rồi.
Dì Hai bán nước mía đứng cạnh đó nảy giờ nghe thầy trò tôi trò chuyện liền chen vào:
- Con cũng đậu tốt nghiệp hả? Con của dì cũng đậu trong đợt thi này đó, nó đạt loại giỏi đó nghen! Còn con, con đậu đạt loại gì?
- Dạ con đậu chỉ đạt loại trung bình thôi dì à!
- Trời, chỉ đậu loại trung bình thôi mà làm gì vui mừng quá đáng vậy?
Thấy dì Hai lộ vẻ ngạc nhiên, tôi vội đỡ lời:
- Em nó đậu được như thế là tốt rồi dì à! Mỗi người mỗi hoàn cảnh mà!
Cô học trò của tôi không nói gì, nước mắt cô bé lúc nào như cũng muốn trào ra vì quá vui mừng. Em là học sinh lớp 12, lớp tôi chủ nhiệm, là học sinh của trường khác chuyển đến. Em hoàn toàn khác với các bạn bình thường trong lớp.
2. Em tên Ngọc Hoa. Còn nhớ tiết dạy vật lý đầu tiên trong lớp của tôi, đầu giờ em vẫn ngồi ngay ngắn ở bàn đầu và tỏ ra chăm chú lắng nghe. Nhưng đến giữa tiết, sau khi viết công thức trên bảng xong, tôi vừa quay xuống đã thấy em nằm lăn ra ngủ ngon lành trên bàn! Tôi giận lắm gọi lớn:
- Ngọc Hoa!
Em giật mình thức dậy, hốt hoảng:
- Dạ thầy!
- Em nhìn lên bảng trả lời cho tôi biết: Ở vị trí nào trong dao động điều hòa thì vận tốc của chất điểm có độ lớn bằng không?
Thấy em ấp úng rất lâu, một bạn nam ở bàn sau nhắc khẽ:
- Vị trí biên!
Thế là em mừng quýnh, trả lời thật nhanh:
- Dạ, nó có độ lớn vận tốc bằng không khi nó vượt biên ạ!
Câu trả lời "huyền thoại" của em làm cả lớp được một dịp cười nghiêng ngả!
Một lần khác:
- Ngọc Hoa, một nửa chu kỳ cộng một nửa chu kỳ là bao nhiêu?
- Dạ bằng một phần bốn chu kỳ ạ!
Tôi trợn mắt:
- Sao lại là một phần bốn chu kỳ?
- Dạ, một nửa là một phần hai. Một nửa cộng với một nửa là một phần hai cộng một phần hai. Hai cộng hai là bốn nên chính xác là một phần bốn chu kỳ ạ!
Tôi ngán ngẩm:
- Có nhiều bạn trong lớp bị mất căn bản toán học và vật lý. Nhưng em còn "siêu" hơn họ vì em có căn bản đâu mà sợ mất!
Cả lớp lại bò lăn ra cười!
Cho đến một hôm, tôi đi ngang qua sân thì gặp giờ thể dục của lớp. Thầy thể dục do có việc bận nên nhờ tôi trông lớp hộ một lát. Tôi đang ngồi cạnh các học sinh của mình trò chuyện vui vẻ thì nghe có tiếng kêu cứu. Tôi vội chạy đến thì thấy Ngọc Hoa đang nằm ngữa trên cát co giật liên tục, mắt trợn ngược, miệng há hốc... Tôi vội gọi to:
- Ngọc Hoa bị động kinh! Em nào đưa cho thầy gấp thước cây hoặc bút viết! Nhanh lên...
- Thầy ơi, giờ thể dục vận động có ai mang theo bút viết đâu thầy!
- Lớp phó học tập có mang bút mà nó đi lấy sổ đầu bài rồi thầy...
Tôi đành đưa bàn tay vào chắn ngang miệng của Ngọc Hoa vừa đúng lúc hai hàm răng em cắn chặt lại với một lực cực mạnh. Tôi đau đến ứa nước mắt nhưng cũng rất may là còn kịp, nếu không lưỡi của em sẽ bị tổn thương nặng.
Được tin, mẹ Ngọc Hoa vội đến trường tìm tôi khi tôi đang băng bó bàn tay rướm máu trong phòng y tế. Lúc này mẹ Ngọc Hoa mới chịu nói thật với tôi về bệnh tình của Ngọc Hoa, và bà cũng xin tôi đừng cho Ngọc Hoa biết...
3. Tóc Ngọc Hoa đội trên đầu là tóc giả! Tóc thật của em đã rụng gần hết! Một tuần đi học, em có ít nhất hai ngày phải đến lớp muộn. Khi thì phải đi xạ trị, khi thì đi khám định kỳ, khi thì đi khám đột xuất! Trong cặp của em luôn có hai chai nước và những bọc ni lông nhỏ đựng thuốc có ghi rõ ngày giờ phải uống. Bè bạn vẫn thường gọi đùa em là Nhà sưu tầm và nghiên cứu các loại thuốc tân dược! Nhiều khi trong giờ học em bị ngất xỉu là chuyện thường ngày vẫn xảy ra! Có hôm mẹ em gọi điện thoại cho tôi, năn nỉ tôi khuyên giùm em nên ở nhà vì hôm đó bà thấy em rất mệt, nhưng em cứ nằng nặc đòi đi học cho bằng được.
Em thường tâm sự với tôi là em rất thích được sinh hoạt trong môi trường học tập, nhưng không hiểu sao em lại mắc phải căn bệnh khó hiểu khiến cho cơ thể lúc nào cũng mỏi mệt, khi thì đau đớn quặn thắt từng cơn, có khi lại trở chứng khó thở buồn nôn. Để học tập được như một bạn học sinh có sức học cỡ trung bình cùng lớp em phải gắng sức rất nhiều, có khi phải cố gắng gấp ba lần bạn ấy. Nhiều thầy cô bộ môn lúc đầu chưa biết thường gặp tôi để mắng vốn là em cứ hay lờ đờ, hay ngủ gật, thiếu tập trung trong giờ học! Sau khi hiểu được hoàn cảnh bệnh tật của em, các thầy cô mỗi người mỗi cách đã động viên em rất nhiều.
Em đạt được kết quả thi đậu tốt nghiệp ngày hôm nay chính là nhờ sự cố gắng vượt bậc của em, trong đó có không ít sự tận tình chỉ dạy từ kinh nghiệm của các thầy cô.
- Nghe nói em sắp được cha mẹ cho đi điều dưỡng ở Nha Trang phải không?
- Dạ, không cần thiết nữa đâu thầy! Từ khi biết mình thi đậu tới giờ em khỏe nhiều lắm rồi! Năm sau em sẽ thi tiếp đại học! Em muốn mình trở thành một nhà toán học!
Thi đại học! Lại một quả núi lớn nữa em cần phải phấn đấu vượt qua! Thôi tùy em, em cứ thả mơ ước để ước mơ của mình lại tiếp tục bay bổng đi! Nếu thành công, đó lại là một địa chấn lớn nữa tiếp tục sẽ xảy ra! Còn nếu không thành công, việc em thi đại học cũng là một điều kỳ diệu lắm rồi cô học trò bé nhỏ của tôi ạ!
2011
Thanh Trắc Nguyễn Văn
Chùm ảnh thiếu nữ áo dài trắng nữ sinh, Photo by 24h Studio
--------------------------------------------------------------------------------
* Bài viết đã đăng trên Tạp chí Văn Nghệ Tây Ninh tháng 9 - 10 năm 2011
* Bài viết đã đăng trên báo Giáo Dục Và Thời Đại số 132, ngày 3.6.2013
* Bài viết đã đăng trên báo Làm Bạn Với Máy Vi Tính số 509, ngày 11.6.2013
* Bài viết đã đăng trên báo Văn Nghệ tp.HCM số 260, ngày 27.6.2013
* Bài viết đã đăng trên Tạp chí Non Nước số 190, tháng 9 năm 2013
Ghi chú: ảnh Photo by 24h Studio (từ ảnh 11 đến 20), Tuan Nguyen Photography (ảnh 21) và ảnh minh họa sưu tầm từ internet
Em thường tâm sự với tôi là em rất thích được sinh hoạt trong môi trường học tập, nhưng không hiểu sao em lại mắc phải căn bệnh khó hiểu khiến cho cơ thể lúc nào cũng mỏi mệt, khi thì đau đớn quặn thắt từng cơn, có khi lại trở chứng khó thở buồn nôn. Để học tập được như một bạn học sinh có sức học cỡ trung bình cùng lớp em phải gắng sức rất nhiều, có khi phải cố gắng gấp ba lần bạn ấy. Nhiều thầy cô bộ môn lúc đầu chưa biết thường gặp tôi để mắng vốn là em cứ hay lờ đờ, hay ngủ gật, thiếu tập trung trong giờ học! Sau khi hiểu được hoàn cảnh bệnh tật của em, các thầy cô mỗi người mỗi cách đã động viên em rất nhiều.
Em đạt được kết quả thi đậu tốt nghiệp ngày hôm nay chính là nhờ sự cố gắng vượt bậc của em, trong đó có không ít sự tận tình chỉ dạy từ kinh nghiệm của các thầy cô.
- Nghe nói em sắp được cha mẹ cho đi điều dưỡng ở Nha Trang phải không?
- Dạ, không cần thiết nữa đâu thầy! Từ khi biết mình thi đậu tới giờ em khỏe nhiều lắm rồi! Năm sau em sẽ thi tiếp đại học! Em muốn mình trở thành một nhà toán học!
Thi đại học! Lại một quả núi lớn nữa em cần phải phấn đấu vượt qua! Thôi tùy em, em cứ thả mơ ước để ước mơ của mình lại tiếp tục bay bổng đi! Nếu thành công, đó lại là một địa chấn lớn nữa tiếp tục sẽ xảy ra! Còn nếu không thành công, việc em thi đại học cũng là một điều kỳ diệu lắm rồi cô học trò bé nhỏ của tôi ạ!
2011
Thanh Trắc Nguyễn Văn
Chùm ảnh thiếu nữ áo dài trắng nữ sinh, Photo by 24h Studio
--------------------------------------------------------------------------------
* Bài viết đã đăng trên Tạp chí Văn Nghệ Tây Ninh tháng 9 - 10 năm 2011
* Bài viết đã đăng trên báo Giáo Dục Và Thời Đại số 132, ngày 3.6.2013
* Bài viết đã đăng trên báo Làm Bạn Với Máy Vi Tính số 509, ngày 11.6.2013
* Bài viết đã đăng trên báo Văn Nghệ tp.HCM số 260, ngày 27.6.2013
* Bài viết đã đăng trên Tạp chí Non Nước số 190, tháng 9 năm 2013
Ghi chú: ảnh Photo by 24h Studio (từ ảnh 11 đến 20), Tuan Nguyen Photography (ảnh 21) và ảnh minh họa sưu tầm từ internet
4 nhận xét :
Đọc bài này, nhớ hồi xưa thi đậu tốt nghiệp cũng nói với Thầy như thế🙂
Thương em quá ! Cô học trò bé nhỏ ...!!!
Câu chuyện rất xúc động về tình thầy trò!
Câu chuyện về nghị lực đáng để học tập.
Cảm ơn anh đã chia sẻ
Đăng nhận xét