Thứ Hai, 16 tháng 8, 2010
Ống Gốm thư giãn cho Tôm cảnh, Cá cảnh
ỐNG GỐM THƯ GIÃN CHO CÁ CẢNH, TÔM CẢNH - SHRIMP TUBES
Khi chơi thủy sinh, ngoài các cây thủy sinh phong phú đủ chủng loại, màu sắc ra, một yếu tố cực kì quan trọng trong hồ đó là cá cảnh. Tuy nhiên, việc nuôi và chăm sóc các loài cá khác nhau trong cùng một điều kiện hồ, không phải là chuyện đơn giản, kể cả đối với những người chơi lâu năm. Để có được những kiến thức và kinh nghiệm cần thiết trong việc duy trì sự sống và phát triển cho những chú cá yêu quí của các bạn, tôi sẽ chia sẻ một vài kinh nghiệm của bản thân đúc kết được trong quá trình chơi hồ thủy sinh của mình.
Đối với những người mới bắt đầu chơi thủy sinh, những chú cá mà các bạn chọn thường rất dễ nuôi, dễ cho ăn, tuy nhiên, vì một số lý do khá chủ quan mà khiến những chú cá tội nghiệp cứ lần lược bỏ bạn ra đi, làm bạn bối rối chẳng biết nguyên do. Vậy tôi sẽ đưa ra một số nguyên do chủ yếu và cơ bản nhất để các bạn có thể hiểu và xử lý một cách dễ dàng.
1. Nguồn nước nuôi cá
Một điều hiển nhiên là cá phải sống trong nước, và tất nhiên, nguyên nhân chính có thể nguy hại đến các chú cá của các bạn đó chính là nguồn nước nuôi cá. Nguồn nước của bạn như thế nào, có thể nuôi cá được không, hay có độc hại gì đến cá hay không,...
a. Nước máy
Đa số những người dân ở thành phố đều sử dụng nước máy, nên việc sử dụng ngay nguồn nước này để nuôi cá là việc tiện lợi nhất. Tuy nhiên, bạn cần biết, nước máy đã được xử lý qua clo, vì vậy, nếu muốn nuôi cá cảnh bằng loại nước này, các bạn cần khử đi lượng clo có trong nước máy, như vậy cá sẽ được an toàn và sống khỏe.
Để xử lý lượng clo này, bạn có thể sử dụng dung dịch khử clo, có bán tại các cửa hàng điện nước, nhớ nhờ người ta hướng dẫn sử dụng kĩ càng để loại bỏ hoàn toàn chất clo này nhé!
b. Nước giếng
Nước giếng khoan hay giếng đào cũng là một lựa chọn cho việc làm hồ thủy sinh. Tuy nhiên, loại nước này thường có PH thấp khoảng 4,5, độ PH trong nước tốt nhất để nuôi cá là 5,5 đến 6,5 là ok. Nước giếng bị nhiễm phèn cũng xảy ra ở một số nơi, cần xử lý nước nhiễm phèn đi mới có thể nuôi cá được. Ngoài ra, hàm lượng oxi cũng khá quan trọng để cá sống khỏe.
Có nhiều cách để xử các vấn đề trên. Dung dịch để khử phèn, dung dịch tăng độ PH trong nước, sục khí để tăng lượng oxi, … các chất này đều có bán phổ biến ở các cửa hàng thủy sinh cũng như điện nước, các bạn có thể mua dễ dàng, nhưng NHỚ, đọc kĩ hướng dẫn trước khi sử dụng!
2. Thức ăn nuôi cá
Bất kể động vật nào cũng cần phải ăn thì mới sống được, vì vậy, bạn cần cho cá ăn thường xuyên, đều đặn và đúng cách nữa. Tránh cho cá ăn với lượng quá nhiều và nhiều bữa trong ngày, thường chỉ nên cho 2 lần/ngày (sáng và chiều tối). Nếu cho quá nhiều thức ăn, cá ăn quá no cũng dễ dẫn đến bội thức, chết; cá ăn không hết, thức ăn thừa đọng lại, nảy sinh mầm bệnh, cá cũng chết; vì vậy, bạn cần chú ý trong quá trình cho cá ăn để đảm bảo cá sinh trưởng tốt nhất nhé!
3. Ánh sáng, nhiệt độ trong hồ
Trong bài trước, tôi cũng đã chỉ ra rất chi tiết việc cân bằng lượng sáng, nhiệt độ với các yếu tố khác trong hồ để đảm bảo cho cá sinh trưởng.
Đơn giản mà nói, hồ thủy sinh chỉ cần ánh sáng đèn chuyên dụng từ 8-12 tiếng /ngày, tránh sử dụng ánh sáng mặt trời, đèn huỳnh quang thông thường, hạn chế nắng mưa … Còn về nhiệt độ, tốt nhất là từ 22-28 độ C, nếu trời lạnh thì cần trang bị hệ thống sưởi, nóng thì có quạt làm mát hồ chuyên dụng, cũng đơn giản mà đúng không?!?
4. Mật độ nuôi cá
Tùy vào kích thước riêng từng hồ, bạn nên chú ý đến mật độ cá trong hồ, không để quá nhiều cá thể cá chen chúc nhau, dẫn đến mất cân bằng các yếu tố về oxi, chất dinh dưỡng, …
5. Chọn cá cảnh để nuôi chung
Trên thị thường có rất nhiều loại cá có tập tính khác nhau. Nếu chơi thủy sinh, là một hệ sinh thái thu nhỏ với nhiều loại cá khác nhau cùng sinh sống thì nên chọn các loại cá hiền lành như cá kiếm, cá mún, cá ngựa vằn, … để tránh chúng ăn thịt hay cắn xé lẫn nhau.
6. Cách thay nước định kì và thả cá mới
Chỉ nên thay 1/3-1/4 lượng nước trong hồ 1 lần/tuần, để tránh cá không quen với loại nước mới.
Sử dụng dây ống nhựa dẻo để hút các chất cặn bả dưới đáy hồ.
Khi thả cá mới vào hồ, không nên thả cá ngay lập tức vào hồ mới, có thể trộn từ từ nước trong hồ vào túi cá mới, cho cá quen dần (khoảng 20′), sau đó thả từ từ túi cá mới vào hồ, nhớ là từ từ nhé!
Trên đây là một số kinh nghiệm xương máu mà tôi đã đúc kết được trong quá trình chơi hồ thủy sinh, hi vọng giúp ích được cho nhiều bạn. Cảm ơn các bạn đã quan tâm đến bài viết này.
Chùm ảnh thiếu nữ áo yếm
--------------------------------------------------
Ghi chú: ảnh Photo Luan Nguyen (từ ảnh 12 đến ảnh 17) và ảnh minh họa sưu tầm từ internet
Nhãn:
Ca canh - Be thuy sinh
Đăng ký:
Đăng Nhận xét
(
Atom
)
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét